Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 5.777 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
621Chế độ bảo hộ(luật quốc tế), chế độ thống trị của thực dân do các nước đế quốc áp dụng đối với những nước lệ thuộc, theo đó chủ quyền quốc gia của nước bị bảo hộ bị hạn chế hoặc chỉ tồn tại trên hình thức. Thực chất mọi quyền hành nằm trong tay chính phủ nước bảo hộ, đặc biệt là quyền quân sự, ngoại giao. Khác với chế độ thuộc địa do chính phủ thực dân trực tiếp cai trị, chế độ bảo hộ là do chính phủ thực dân cai trị thông qua một chính phủ bù nhìn. vd. các chế độ do Pháp thiết lập ở Tuynidi (1881), ở Marôc (1912), ở Lào (1893), ở Campuchia (1863), ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ Việt Nam (1883 và 1884).Từ điển Luật học trang 76
622Chế độ công điền, công thổ"Chế độ ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước phong kiến, nhà vua dùng một phần ruộng đất này để ban cho những người được phong tước và cấp cho quan lại làm lương bổng, một phần giao cho các làng xã làm của công của làng xã, định kì làng xã quân cấp (cấp bình quân) ruộng đất này do dân đinh từ 18 tuổi trở lên cày cấy và nộp thuế. Chế độ công điền, công thổ, tồn tại đến trước Cách mạng tháng Tám 1945 và bị xoá bỏ trong Cải cách ruộng đất. Hiện nay, ở Việt Nam ""đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lí"", cá nhân, hộ gia đình được nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất để sử dụng (Điều 690 - Bộ luật dân sự)."Từ điển Luật học trang 77
623Chế độ công tác phílà khoản chi phí để trả cho người đi công tác trong nước, bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ ở nơi đến công tác, cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có).78/2007/QĐ-UBND
624Chế độ đa thêChế độ người đàn ông có quyền lấy nhiều vợ tức là đồng thời có quan hệ hôn nhân với nhiều đàn bà. Chế độ đa thê được coi là hợp pháp dưới chế độ phong kiến ở các nước phương Đông, hiện nay còn duy trì ở một số nước theo đạo Hồi, ở một số dân tộc miền núi của nhiều nước theo tập quán. Ở Việt Nam, chế độ đa thê đã bị hủy bỏ từ Cách mạng tháng Tám. Luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam chỉ công nhận chế độ một vợ một chồng.Từ điển Luật học trang 78
625Chế độ đại nghị"1. Chế độ đại nghị theo nghĩa rộng là một chế độ trong đó quyền hành pháp hoặc một bộ phận của quyền hành pháp thuộc nội các hoặc Chính phủ chịu trách nhiệm về chính trị trước một viện hoặc nhiều viện và có thể bị viện này yêu cầu từ chức. 2. Chế độ đại nghị theo nghĩa hẹp và thông thường là một chế độ trong đó quyền hành pháp là do 2 yếu tố tạo thành; một nguyên thủ quốc gia không chịu trách nhiệm, còn nội các thì chịu trách nhiệm trước một viện và viện này có thể bị nội các hoặc nguyên thủ quốc gia giải tán. Chế độ đại nghị được gọi là trực thuộc hai bên (régime parlementaire dualiste) nếu nội các vừa có thể bị nguyên thủ quốc gia bãi nhiệm và vừa có thể bị một viện bãi nhiệm. Chế đội đại nghị được gọi là trực thuộc một bên nếu nội các chí phải chịu trách nhiệm trước các viện hoặc trước một trong các viện, vd. ở Vương quốc Anh hiện nay."Từ điển Luật học trang 78
626Chế độ dân chủ đại diện"Chế độ chính trị trong đó công dân bầu ra cơ quan hay người thay mặt cho mình thực hiện quyền lực nhà nước. Chế độ dân chủ đại diện có các dạng tổ chức khác nhau (x. Chế độ đại nghị; Chế độ tổng thống)."Từ điển Luật học trang 77
627Chế độ dân chủ nhân dânChế độ chính trị của các nước theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, có đặc trưng cơ bản là: - Đảng Cộng sản giữ vai trò lãnh đạo. - Nhà nước có hình thức chính thể cộng hòa. - Quốc hội (một viện) do bầu cử phổ thông, trực tiếp, bình đẳng, nắm tất cả quyền lực nhà nước, trực tiếp sử dụng quyền lập hiến, lập pháp, phân công cho chính phủ thực hiện quyền hành pháp, cho tòa án tối cao, viện kiểm sát tối cao thực hiện quyền tư pháp. - Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm các chức vụ chủ chốt của bộ máy nhà nước ở trung ương: chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ... - Tất cả các cơ quan nhà nước được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. - Công dân có các quyền cơ bản về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội ghi trong hiến pháp.Từ điển Luật học trang 77
628Chế độ dân chủ tư sảnChế độ chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa có đặc trưng là: - Có nhiều đảng chính trị của giai cấp tư sản mà các đảng lớn (hoặc liên minh một đảng lớn với một hay một số đảng khác) thay thế nhau nắm quyền lực nhà nước thông qua bầu cử. - Nhà nước có chính thể quân chủ lập hiến hay cộng hòa và hình thức kết cấu đơn nhất hay liên bang. - Cơ quan đại diện có một hay hai viện. - Các nghị sĩ của các đảng không nắm chính quyền (không phải đảng nắm chức vụ tổng thống ở cộng hòa tổng thống hay thủ tướng ở cộng hòa đại nghị) hợp thành phe đối lập. Đảng cộng sản hoặc liên minh có đảng cộng sản là phe tả. Các phe đấu tranh ở quốc hội, nếu không thỏa hiệp được với nhau thì có thể dẫn đến khủng hoảng phải bầu lại tổng thống hoặc lập chính phủ khác, giải tán nghị viện để bầu lại. - Có hệ thống pháp luật khá phát triển. Chế độ dân chủ tư sản là một bước tiến so với chế độ phong kiến, nhưng còn rất nhiều hạn chế (bất bình đẳng xã hội, nạn thất nghiệp, bóc lột giai cấp, phân biệt chủng tộc,...)Từ điển Luật học trang 78
629Chế độ hai việnĐược áp dụng ở một số nước như Anh, Pháp, Mĩ… Nước Anh có hai viện là Thượng nghị viện và Hạ nghị viện, Mĩ có 2 viện là Viện nguyên lão và Viện dân biểu. Thuyết bênh vực chế độ hai viện cho rằng: 1. Có hai viện thì viện nọ có thể bị chế ngự bởi ảnh hưởng của viện kia, tránh sự lộng hành của một viện. 2. Có hai viện thì một đạo luật soạn ra được xét dưới mọi khía cạnh kĩ càng hơn, ôn hòa hơn. 3. Có hai viện thì quốc gia được đại diện đầy đủ hơn, có già, có trẻ, sự liên tục giữa các thế hệ hiện tại và đã qua được thực hiện bền vững. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiền thân là nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chỉ có chế độ một viện là Quốc hội mà tất cả 3 yêu cầu nói trên đối với chế độ hai viện vẫn được đáp ứng một cách đầy đủ và hoàn hảo vì về bản chất, nó là cơ quan quyền lực cao nhất của một nhà nước của dân, do dân và vì dân, mọi chủ trương, hoạt động của Quốc hội đều cho dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.Từ điển Luật học trang 79
630Chế độ hô đáplà quy định bắt buộc mà người được quy định hô các mệnh lệnh, thực hiện các biểu thị và người chấp hành các mệnh lệnh, biểu thị phải đáp lại đúng nội dung đã nhận được.44/2006/NĐ-CP
631Chế độ hôn nhân và gia đìnhlà toàn bộ những quy định của pháp luật về kết hôn, ly hôn, nghĩa vụ và quyền giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, cấp dưỡng, xác định cha, mẹ, con, con nuôi, giám hộ, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và những vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình22/2000/QH10
632Chế độ hưu trí(cg. Chế độ nghỉ hưu), chế độ đối với công chức khi đã làm việc đủ thời hạn quy định được nghỉ và được hưởng trợ cấp nghỉ hưu. Người lao động cũng được hưởng chế độ hưu trí theo các điều kiện quy định ở Điều 145 - Bộ luật lao động năm 1994.Từ điển Luật học trang 79
633Chế độ kế toánlà những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán uỷ quyền ban hành03/2003/QH11
634Chế độ Lộc điềnChế độ của nhà nước phong kiến dùng ruộng đất công để trả lương cho quan lại, để ban cho những người trong họ hàng nhà vua (cả nam, nữ) hoặc cho các vị quan có công được phong tước theo năm bậc: công, hầu, bá, tử, nam. Lộc điền có nhiều loại: ruộng, đất thế nghiệp được để lại cho con cháu thừa hưởng, ruộng tế tự (thờ cúng) cũng thuộc loại thế nghiệp, các loại khác, khi chết phải trả lại nhà nước.Từ điển Luật học trang 79
635Chế độ một việnChế độ chính trị trong đó cơ quan lập pháp chỉ có một viện thường được gọi là nghị viện hay quốc hội bao gồm các đại biểu được bầu từng nhiệm kỳ, theo chế độ bầu cử thống nhất, vd. Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt NamTừ điển Luật học trang 79
636Chế độ một vợ một chồng."Luật hôn nhân và gia đình ngày 29.12.1959 và Luật hôn nhân và gia đình ngày 18.12.1986 thay thế cho Luật nói trên đều quy định chế độ sống một vợ một chồng, tức là ""cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác"" (Điều 4 - Luật hôn nhân và gia đình năm 1986). Toà án sẽ xử hủy hôn nhân vi phạm chế độ một vợ hoặc chồng, theo yêu cầu của một bên hoặc hai bên, của con người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc theo yêu cầu của Viện Kiểm sát nhân dân, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, hoặc của Công đoàn Việt Nam. Khi hôn nhân bị hủy thì tài sản riêng của ai vẫn thuộc quyền sở hữu của người ấy, tài sản chung được chia theo công sức đóng góp của mỗi bên. Quyền lợi của con được giải quyết như trong trường hợp cha mẹ li hôn. Người đang có vợ có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác còn có thể bị truy tố về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng theo Điều 144 - Bộ luật hình sự. Tình hình rất cá biệt là trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt trước đây, một số cán bộ Miền Nam đã có vợ, được tập kết ra Miền Bắc, lấy vợ ở Miền Bắc. Đối với những trường hợp này, Thông tư số 60 ngày 22.2.1978 của Tòa án nhân dân tối cao có hướng dẫn là: người chồng và hai người vợ có thể thoả thuận chung sống ổn thỏa, tức là toà án không phải huỷ hôn nhân lần thứ hai. Sẽ tiến hành huỷ hôn nhân trong trường hợp có yêu cầu của một hoặc cả hai người vợ (giải quyết theo yêu cầu của vợ)."Từ điển Luật học trang 79
637Chế độ phân quyền(Cg. Phi tập trung hóa, Ph. Décentralisation administrative), trái với chế độ tập quyền, là giảm quyền của trung ương giao cho nhà chức trách địa phương tự quyết định dưới sự kiểm tra của trung ương về mặt pháp chế. Nhà chức trách địa phương này là do dân chúng bầu lên, họ được độc lập quyết định phần nào đối với cơ quan trung ương.Từ điển Luật học trang 80
638Chế độ quân chủ"Chế độ chính trị mà ở đó tất cả quyền lực nhà nước tập trung trong tay một người lên ngôi theo thừa kế gọi là vua, hoàng đế hay quốc vương. - Quân chủ tuyệt đối, quân chủ chuyên chế: quyền lực của vua không bị bất kì một hạn chế nào. Bên cạnh vua, có các quan là tư vấn, là người thừa hành; vua quyết định tất cả và không chịu trách nhiệm về bất kì việc gì và với ai (như ở các nước phương Đông và các nước phương Tây thời kì phong kiến trung ương tập quyền). - Quân chủ đại diện đẳng cấp: bên cạnh vua có một cơ quan bao gồm đại diện các đẳng cấp (ở Pháp là quí tộc, tăng lữ, thị dân) có một số quyền hạn nhất định như ở một số nước Châu Âu (Pháp, Nga, Anh,...). Chế độ quân chủ đại diện đẳng cấp ra đời trong bước quá độ, từ phong kiến cát cứ lên phong kiến tập quyền. Cơ quan đại diện đẳng cấp vừa ủng hộ nhà vua chống lãnh chúa địa phương, vừa đấu tranh hạn chế quyền hành của vua để bảo vệ quyền lợi của họ (vd. ấn định thuế). Chế độ này chỉ tồn tại một thời gian ở một số nước Châu Âu. - Quân chủ lập hiến (quân chủ hạn chế): quyền lực của vua bị hạn chế theo hiến pháp; nhà nước có nghị viện, nội các... như chế độ đại nghị, vua giữ vai trò là nguyên thủ quốc gia như tổng thống với quyền hạn khác nhau ở mỗi nước."Từ điển Luật học trang 80
639Chế độ tập quyềnChế độ tập trung ở trung ương, ở các cơ quan đầu não ở trung ương tất cả các quyền quyết định và nhiệm vụ. Tất cả mọi quyết định đều được ban hành nhân danh một pháp nhân duy nhất là quốc gia. Trong chế độ này, tất cả các nhân viên nhà nước đều thuộc vào một hệ thống cấp trên cấp dưới (Ph. organisation hiérarchique). Tản quyền (Ph. déconcentration administrative) cũng là một hình thức của chế độ tập quyền của trung ương san sẻ cho nhân viên đại diện trung ương ở các địa phương.Từ điển Luật học trang 81
640Chế độ thục kimChế độ cho người phạm tội dùng tiền để chuộc tội, số tiền chuộc tội được coi như hình phạt nên cũng gọi là chế độ thục hình. Luật Hồng Đức quy định tiền chuộc đối với một số tội, tiền chuộc ít nhiều tuỳ theo bậc quan (phẩm cấp) cao thấp hay thường dân (Điều 21 - 24). Bộ Luật hình sự của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định phạt tiền là hình phạt chính hay phạt bổ sung đối với một số tội.Từ điển Luật học trang 81