Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 5.777 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
21Ambulatoria es voluntae defuneti usque ad vitae supremum exitumMột nguyên tắc pháp lý pháp luật dân sự cổ La Mã, xác nhận rằng ý muốn của người để lại di chúc thay đổi cho tới lúc trút hơi thở cuối cùng. Nguyên tắc này được ghi nhận trong luật thừa kế rằng cho tới lúc chết, người lập chúc thư vẫn có thể sửa đổi chúc thư của mình đã lập. Nguyên tắc này cũng được thừa nhận và thể hiện trong luật thừa kế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Xt. Thừa kế).Từ điển Luật học trang 11
22AMHS(Air Traffic Service Message Handling System): Hệ thống xử lý điện văn dịch vụ không lưu.14/2007/QĐ-BGTVT
23AMSL(Above mean sea level: So với mực nước biển trung bình.63/2005/QĐ-BGTVT
24AMSS(Automatic Message Switching System): Hệ thống chuyển điện văn tự động.14/2007/QĐ-BGTVT
25Án"1. Vụ, việc mà toà án đối chiếu với pháp luật để xét xử, kèm theo tên luật phải áp dụng: án hình sự, án dân sự, án kinh tế, án lao động, án hành chính. 2. Vụ, việc phạm tội khi còn ở giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố: khởi tố vụ án giết người, vụ án tham nhũng. (Xt. Tranh chấp dân sự; Tranh chấp lao động,…)"Từ điển Luật học trang 12
26Ấn chỉ kiểm địnhlà phôi của các loại giấy chứng nhận, tem kiểm định, sổ chứng nhận kiểm định, giấy tạm nghỉ lưu hành do Cục Đăng kiểm Việt Nam thống nhất phát hành và quản lý.45/2005/QĐ-BGTVT
27Ấn định tần sốlà việc cơ quan quản lý cho phép một đài vô tuyến điện được quyền sử dụng một tần số hoặc một kênh tần số vô tuyến điện theo những điều kiện cụ thể.39/2005/QĐ-BGTVT
28Ân giảmÂn huệ mà người bị kết án tử hình có thể xin Chủ tịch nước cho được hình phạt tử hình xuống tù chung thân. Trong thời hạn 7 ngày kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước. Nếu được ân giảm thì hình phạt tử hình được giảm xuống tù chung thân. Nếu đơn xin ân giảm bị bác thì bản án tử hình được thi hành (Điều 228 - Bộ luật tố tụng hình sự).Từ điển Luật học trang 20
29Án khổ saiHình phạt đại hình thời thuộc Pháp có tính chất đày đoạ, nhục hình xâm phạm thể chất và danh dự của người phạm tội, gồm có khổ sai hữu hạn 5 - 20 năm và khổ sai chung thân, bắt người bị án phải chịu các điều kiện giam cầm và lao động khắc nghiệt nhất. Án khổ sai là do Tòa đại hình tuyên xử theo thủ tục độc nhất cấp thẩm, nghĩa là sơ thẩm đồng thời chung thẩm, hoặc do Toà đệ tam cấp Bắc Kỳ, tức là Toà nhì Toà thượng thẩm Pháp ở Hà Nội xử phúc thẩm các bản án sơ thẩm về đại hình của các toà Nam án đệ nhị cấp của các tỉnh ở Bắc Kỳ.Từ điển Luật học trang 12
30Án lệ"Thực tiễn xét xử một loại các vụ việc cụ thể, thể hiện trong các bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án cao cấp nhất xử, được tập hợp thành các tập án lệ. Thực chất án lệ là sự vận dụng, áp dụng pháp luật thực định vào các trường hợp cụ thể, có tác dụng giúp việc tìm hiểu pháp luật, rèn luyện tư duy pháp lý. Trường hợp mà điều luật quy định không rõ, không đầy đủ thì án lệ là sự giải thích, bổ sung. Về nguyên tắc, án lệ không được coi là pháp luật. Nhưng do uy tín của toà án cao cấp, hoặc ở trường hợp có thiếu sót của luật như nói trên, án lệ trở thành căn cứ cho hoạt động xét xử của các tòa án đối với các vụ án tương tự. Dưới thời Pháp thuộc, án lệ của các tòa tư pháp hoặc tòa án hành chính (tòa án tư pháp cao cấp nhất là Toà thượng thẩm Hà Nội và Toà thượng thẩm Sài Gòn; tòa án hành chính cao cấp nhất là Tòa án hành chính Đông Dương và Tham chính viện nước Pháp) có vai trò là biện pháp giải thích, bổ sung luật pháp hiện hành bằng những bản án nguyên tắc (arrêts de principe). Như vậy án lệ được coi là một nguồn pháp luật. (Xt. Tiền lệ pháp)."Từ điển Luật học trang 12
31An ninh(an ninh quốc gia), trạng thái bình yên của xã hội, của nhà nước, sự ổn định vững chắc của chế độ chính trị xã hội. An ninh quốc gia bao gồm an ninh đối nội, an ninh đối ngoại, an ninh về tất cả các lĩnh vực chính trị kinh tế, quốc phòng, văn hóa, xã hội,… trong đó chủ yếu có an ninh chủ quyền độc lập, an ninh lãnh thổ, … Các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia được quy định là các tội nguy hiểm nhất trong các tội hình sự và có khung hình phạt cao nhất (Chương I - Bộ luật hình sự năm 1986)Từ điển Luật học trang 11
32An ninh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhânlà việc thực hiện các biện pháp nhằm phát hiện, ngăn chặn, đối phó với các hành vi chiếm đoạt, phá hoại, chuyển giao hoặc sử dụng bất hợp pháp nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân và nguy cơ thất lạc nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân.18/2008/QH12
33An ninh quốc gialà sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc32/2004/QH11
34Ấn phẩm tem kỷ niệmlà ấn phẩm tem bưu chính có nội dung gắn với một sự kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, xã hội hoặc một nhân vật được phát hành nhân ngày kỷ niệm hoặc nhân dịp sự kiện có liên quan. Ấn phẩm tem kỷ niệm được quy định trong văn bản này gồm: thư nhẹ máy bay (Aerogramme), phong bì in sẵn tem, bưu ảnh in sẵn tem.90/2003/QĐ-BBCVT
35Án phí"Là số tiền mà đương sự phải nộp cho tòa án khi Tòa án giải quyết vụ án. Bao gồm: a) Án phí hình sự; b) Án phí dân sự, gồm có các loại án phí giải quyết vụ án tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; c) Án phí hành chính."10/2009/UBTVQH12
36Án phí dân sự"Số tiền mà nhà nước trong mỗi vụ án dân sự được thu nhằm bù đắp chi phí của nhà nước và giáo dục công dân tự nguyện chấp hành pháp luật, hòa giải với nhau để tránh những việc phải đưa ra tòa án xét xử. Nghị định số 70/CP ngày 12.6.1997 của Chính phủ quy định mức án phí đối với án sơ thẩm, sơ thẩm đồng thời chung thẩm, như sau: a) Án không có giá ngạch: 50 nghìn đồng. Vd, li hôn không có tranh chấp về tài sản; yêu cầu xác định cha, mẹ cho con; xác định người mất tích, người đã chết,… b) Án có giá ngạch: theo giá trị tài sản tranh chấp. 1 triệu đồng trở xuống: 50 nghìn đồng. Trên 1 - 100 triệu đồng: 5% của giá trị tài sản đó. Trên 100 - 200 triệu đồng: 5 triệu đồng cộng thêm 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 100 triệu đồng. Trên 200 - 500 triệu đồng: 9 triệu đồng cộng thêm 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 200 triệu đồng. Trên 500 triệu đồng - 1 tỉ đồng: 18 triệu đồng cộng thêm 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 500 triệu đồng. Trên 1 tỉ đồng: 20 triệu đồng cộng thêm 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 1 tỉ đồng. Đối với án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng, ngoài mức 50 nghìn đồng phải chịu án phí đối với tài sản có tranh chấp theo mức đối với giá tài sản như trên, đương sự chịu án phí theo phần tài sản mà mình được hưởng. Trước khi tòa án xét xử, chưa biết ai phải chịu án phí nên bị đơn có yêu cầu ngược lại với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan có yêu cầu độc lập trong các vụ án dân sự không có giá ngạch hoặc có giá ngạch từ 1 triệu đồng trở xuống phải nộp tiền tạm ứng án phí là 50 nghìn đồng; nếu giá ngạch vụ án trên 1 triệu đồng thì phải nộp tạm ứng án phí sơ thẩm là 50% mức án phí sơ thẩm mà toà dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp. Những người được miễn án phí: a) Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành viên ngoài giá thú. b) Người đòi bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ. c) Người khiếu nại về danh sách cử tri. Viện kiểm sát khởi tố, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung, không phải chịu án phí. Người có khó khăn về kinh tế được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức xã hội chứng nhận thì có thể được toà án cho miễn nộp một phần hoặc toàn bộ số tiền tạm ứng án phí và có thể được tòa án cho miễn một phần hoặc toàn bộ án phí. Khi xét xử sơ thẩm, tòa án quyết định người phải chịu án phí theo nguyên tắc “các đương sự đều phải chịu án phí sơ thẩm đối với yêu cầu của họ không được chấp nhận”. Vd. nếu yêu cầu của nguyên đơn được chấp nhận thì bị đơn phải chịu án phí nhưng nếu yêu cầu của nguyên đơn bị bác thì nguyên đơn phải chịu án phí. Nếu yêu cầu của nguyên đơn chỉ được chấp nhận một nửa thì nguyên đơn và bị đơn mỗi người chịu một nửa án phí. Riêng đối với vụ án li hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí, không phụ thuộc vào tòa án có chấp nhận yêu cầu của họ hay không. Đương sự kháng cáo án sơ thẩm phải nộp tạm ứng án phí phúc thẩm là 50 nghìn đồng. Họ phải chịu án phí phúc thẩm nếu tòa án phúc thẩm y án sơ thẩm nhưng sẽ được trả lại tiền tạm ứng án phí phúc thẩm nếu tòa án phúc thẩm sửa hoặc hủy án sơ thẩm."Từ điển Luật học trang 13
37Án phí hành chính"Số tiền mà tòa án quyết định thu trong mỗi vụ án hành chính xét xử sơ thẩm, sơ thẩm đồng thời chung thẩm, phúc thẩm với mức chung là 50 nghìn đồng để nộp vào ngân sách nhà nước (Điều 27 - Nghị định số 70/CP ngày 12.6.1997). Người phải chịu án phí hành chính gồm: bên có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện nếu tòa án tuyên quyết định hành chính, hành vi hành chính ấy là trái pháp luật; bên khởi kiện nếu tòa án giữ nguyên quyết định hành chính, hành vi hành chính; bên kháng cáo nếu tòa án phúc thẩm giữ nguyên bản án quyết định sơ thẩm, nếu tòa phúc thẩm sửa, huỷ một phần hay toàn bộ án quyết định sơ thẩm thì không phải chịu án phí. Những đối tượng được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, miễn án phí hành chính gồm: a) Thương binh, bố mẹ liệt sĩ, người có công với cách mạng về tất cả khiếu kiện hành chính. b) Các đương sự khác khiếu kiện về quyết định buộc thôi việc trừ các quyết định về buộc thôi việc trong Quân đội nhân dân Việt Nam và quyết định sa thải theo quy định của Bộ luật lao động. c) Người có khó khăn về kinh tế có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (được miễn nộp tạm ứng, miễn nộp một phần hoặc toàn bộ án phí). Người khởi kiện, người kháng cáo, nếu rút đơn trước khi phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm được mở thì được trả lại 50% tiền tạm ứng (Điều 28 - 31 - Nghị định số 70/CP ngày 12.6.1997)"Từ điển Luật học trang 14
38Án phí hình sựÁn phí mà người bị xử phạt về hình sự phải nộp vào ngân sách nhà nước với mức là 50 nghìn đồng cho án sơ thẩm, án sơ thẩm đồng thời chung thẩm và án phúc thẩm (Nghị định số 70/CP ngày 12.6.1997) Cùng với việc xét xử về tội phạm, nếu còn xét xử về bồi thường thiệt hại, thì tòa án quyết định án phí theo số tiền bồi thường thiệt hại dựa vào mức quy định đối với những việc tranh chấp tài sản có giá trị trong án phí về dân sự. Nếu vụ án được kháng cáo mà toà phúc thẩm y án sơ thẩm thì người kháng cáo phải chịu án phí kháng cáo là 50 nghìn đồng. Nếu tòa án phúc thẩm sửa hoặc huỷ án sơ thẩm thì người kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm.Từ điển Luật học trang 15
39Án phí kinh tếSố tiền mà tòa án quyết định thu mỗi vụ án kinh tế xử sơ thẩm, phúc thẩm để nộp vào ngân sách nhà nước. Mức án phí sơ thẩm đối với án kinh tế không có giá ngạch có giá trị 10 triệu đồng trở xuống là 500 nghìn đồng. Trên 10 - 100 triệu đồng là 5% giá trị tranh chấp. Trên 100 - 200 triệu đồng là 5 triệu và 4% của phần giá trị vượt qua 100 triệu. Trên 200 - 500 triệu đồng là 9 triệu và 3% của phần giá trị vượt quá 200 triệu. Trên 500 - 1.000 triệu đồng là 18 triệu đồng và 2% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 500 triệu. Trên 1.000 triệu đồng là 28 triệu và 0,1% của phần giá trị vượt quá 1.000 triệu. Mức án phí phúc thẩm đối với tất cả các vụ án là 200 nghìn đồng. Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu độc lập với nguyên đơn, người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan có yêu cầu độc lập phải nộp tạm ứng 50% án phí theo thông báo của toà án. Người kháng cáo phải nộp tạm ứng án phí. Người rút đơn trước khi mở phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm được trả lại 50% tiền tạm ứng án phí đã nộp. Nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau khi toà án hòa giải thì chỉ phải chịu 50% mức án phí. Đương sự nào bị thua kiện tức là không được toà án chấp nhận yêu cầu thì phải chịu án phí, người kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm nếu toà án giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm (Điều 14 - 19 - Nghị định số 70/CP ngày 12.6.1997).Từ điển Luật học trang 15
40Án phí lao động"Số tiền mà đương sự trong vụ án lao động phải nộp vào ngân sách nhà nước nếu yêu cầu của họ không được toà án chấp nhận ở cấp sơ thẩm, hoặc tòa án cấp phúc thẩm y án hay quyết định sơ thẩm; nếu án quyết định sơ thẩm bị sửa, bị hủy một phần hay toàn bộ thì người kháng cáo không phải chịu án phí. Mức án phí ở sơ thẩm, phúc thẩm đều 50 nghìn đồng. Những người được miễn không phải nộp tạm ứng án phí lao động gồm: a) Người lao động đòi tiền bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. b) Người lao động đòi bồi thường thiệt hại hoặc khởi kiện vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. c) Công đoàn cơ sở khởi kiện hoặc kháng cáo vì lợi ích của tập thể lao động. d) Công đoàn cấp tỉnh, công đoàn ngành khởi kiện hoặc kháng cáo. đ) Viện kiểm sát khởi tố, kháng nghị (Nghị định 70/CP ngày 12.6.1997). (Xt. Lệ phí toà án)."Từ điển Luật học trang 16