Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 740 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
01Cá nhânlà công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài có phản ánh, kiến nghị.20/2008/NĐ-CP
02Cá nhân hoạt động th­ương mại"là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây: a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong; b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định; c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định; d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ; đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định; e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác."39/2007/NĐ-CP
03Cá nhân trong hoạt động thủy sảnlà người trực tiếp hoạt động thuỷ sản hoặc người đại diện của hộ gia đình đăng ký kinh doanh hoạt động thuỷ sản17/2003/QH11
04Cá nhân tư vấn giám sátlà người thuộc tổ chức tư vấn giám sát hoặc người hành nghề độc lập về tư vấn giám sát.22/2008/QĐ-BGTVT
05Cá thể hóa hình phạt"Nguyên tắc của việc lượng hình trong xét xử hình sự, đòi hỏi phải quyết định hình phạt riêng biệt đối với từng tội phạm cụ thể của từng bị cáo đích danh; hay một vụ phạm tội có nhiều bị cáo thì mỗi bị cáo bị hình phạt theo hành vi phạm tội mà người ấy tham gia; bị cáo phạm nhiều tội bị xét xử cùng một lần thì mỗi tội bị xử theo một hình phạt, sau đó quyết định hình phạt chung cho các tội mà người ấy phải chịu. Nguyên tắc cá thể hóa hình phạt bảo đảm việc xét xử công bằng, đúng người, đúng tội. Trái với nguyên tắc cá thể hóa hình phạt, áp dụng hình phạt có tính đồng loạt, không phân biệt giữa người phạm tội chuyên nghiệp với người nhất thời bị lầm lỗi, giữa người phạm tội cố ý với người phạm tội vì khinh xuất,... và cũng trái với nguyên tắc cá thể hóa hình phạt áp dụng hình phạt đối với cả một tập thể người, một cộng đồng người dưới các triều đại phong kiến xa xưa, hoặc dưới chế độ thực dân, phát xít trước đây (Xt. Định tội danh; Lượng hình)."Từ điển Luật học trang 64
06Cá thể hóa trách nhiệm hình sự"Nguyên tắc pháp lí đòi hỏi các cơ quan tư pháp phải xem trách nhiệm hình sự của từng người đích danh đối với từng tội phạm nhất định; một người phạm nhiều tội, phải xem xét trách nhiệm hình sự về từng tội, nhiều người cùng phạm một tội phải xem xét trách nhiệm hình sự của từng người và về hành vi của người ấy khi tham gia vào tội phạm. Cá thể hoá trách nhiệm hình sự phải được thực hiện ở các giai đoạn của tố tụng hình sự: ở giai đoạn điều tra phải có quyết định khởi tố sự việc và khởi tố từng bị can để tiến hành điều tra đối với từng người và từng hành vi có dấu hiệu phạm tội; giai đoạn kiểm soát: cáo trạng truy tố từng bị can về từng tội phạm đối chiếu với điều luật liên quan. Giai đoạn xét xử định tội, lượng hình đối với từng bị cáo, về từng tội căn cứ vào Bộ luật hình sự. Pháp luật hình sự của nhà nước phong kiến có chế độ trách nhiệm hình sự tập thể đối với những xâm phạm đến vua với hình phạt tru di tam tộc (giết ba họ), có khi là tru di cửu tộc (giết chín họ)."Từ điển Luật học trang 64
07Cá thể thế hệ F1là cá thể được sinh ra trong môi trường có kiểm soát, trong đó có ít nhất bố hoặc mẹ được khai thác từ tự nhiên hoặc hợp tử được hình thành từ tự nhiên.82/2006/NĐ-CP
08Các chức năng ngôn ngữLà cách thức ngôn ngữ được sử dụng, ví dụ như chào hỏi, mô tả, đưa ra chỉ dẫn, thể hiện cảm xúc, giải thích, kiểm tra, xin lỗi.30/2009/TT-BLĐTBXH
09Các dấu hiệu của âm vịDựa vào mẫu hình phát âm cũng như trọng âm và ngữ hình âm điệu của các từ và câu.30/2009/TT-BLĐTBXH
10Các điều kiện kinh tế hiện tạilà các chỉ tiêu kinh tế bao gồm các định mức, đơn giá, giá thành và các chỉ tiêu khác được áp dụng vào thời điểm tính trữ lượng.38/2005/QĐ-BCN
11Các giai đoạn thực hiện tội phạmCác bước của quá trình thực hiện tội phạm cố ý được phân biệt với nhau bởi các dấu hiệu, biển hiệu nhằm đánh giá sự diễn biến mức độ thực hiện ý định phạm tội, làm cơ sở cho việc xác định phạm vi và mức độ trách nhiệm hình sự và hình phạt. Quá trình thực hiện tội phạm có ba giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị phạm tội, giai đoạn phạm tội chưa đạt và giai đoạn tội phạm đã hoàn thành. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm. Người chuẩn bị phạm một tội nghiêm trọng phải chịu trách nhiệm hình sự (Khoản 1 - Điều 15 - Bộ luật hình sự). Các giai đoạn phạm tội chỉ diễn ra trong các tội được thực hiện bằng lỗi cố ý trực tiếp. Đối với tội vô ý, người phạm tội không có ý định phạm tội, không mong muốn hậu quả xảy ra cho nên tội vô ý chỉ có thể là những tội đã hoàn thành, không có giai đoạn chuẩn bị phạm tội hay phạm tội chưa đạt. Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng chưa thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Tội phạm đã hoàn thành khi hành vi phạm tội đã thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, tức là không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản thì được miễn trách nhiệm hình sự về tội ấy (Điều 16 - Bộ luật hình sự).Từ điển Luật học trang 64
12Các hoạt động trung gian thương mạilà hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá và đại lý thương mại.36/2005/QH11
13Các khoản nợlà tiền cước vận chuyển, tiền bồi thường do lưu tàu và các chi phí hợp lý khác liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa đó mà người thuê vận chuyển hoặc người nhận hàng chưa thanh toán hết hoặc không đưa ra bảo đảm cần thiết để thanh toán.46/2006/NĐ-CP
14Các loại hình tác phẩm được nhà nước bảo hộ"Các sáng tác được hưởng quyền tác giả có bản gốc, không phân biệt hình thức thể hiện, ngôn ngữ và chất lượng sau đây: 1. Các tác phẩm viết. 2. Các bài giảng, bài phát biểu. 3. Tác phẩm sân khấu và các loại hình biểu diễn nghệ thuật khác. 4. Tác phẩm điện ảnh, video. 5. Tác phẩm phát thanh, truyền hình. 6. Tác phẩm báo chí. 7. Tác phẩm âm nhạc. 8. Tác phẩm kiến trúc. 9. Tác phẩm tạo hình, mĩ thuật ứng dụng. 10. Tác phẩm nhiếp ảnh. 11. Công trình khoa học; sách giáo khoa, giáo trình. 12. Các bức hoạ đồ, bản vẽ, sơ đồ, bản đồ có liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học. 13. Tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển tập, hợp tuyển. 14. Phần mềm máy tính. 15. Tác phẩm khác do pháp luật quy định. (Điều 747 - Bộ luật dân sự). (Xt. Các loại hình tác phẩm không được nhà nước bảo hộ)"Từ điển Luật học trang 65
15Các loại hình tác phẩm không được nhà nước bảo hộCác tác phẩm mà tác giả, chủ sở hữu không được quyền tác giả. Mọi việc giao dịch về lưu hành, sử dụng, hưởng lợi đối với những tác phẩm không được nhà nước bảo hộ là bất hợp pháp và vô hiệu, người vi phạm bị xử lý theo quy định của pháp luật. Các loại hình tác phẩm không được nhà nước bảo hộ là những tác phẩm có nội dung sau đây: 1. Chống lại nhà nước Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân. 2. Tuyên truyền bạo lực, chiến tranh xâm lược, gây hằn thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô, đồi truỵ, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mĩ tục. 3. Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự an ninh, kinh tế đối ngoại, bí mật đời tư của cá nhân và các bí mật khác mà pháp luật quy định. 4. Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, vu khống xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân (Điều 749 - Bộ luật dân sự).Từ điển Luật học trang 66
16Các mặt hàng thiết yếulà các mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá theo quy định của Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trong từng thời kỳ.24/2009/QĐ-UBND
17Các quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sựTổng thể các quyền ưu đãi, ưu tiên đặc biệt mà nước sở tại dành cho cơ quan lãnh sự và thành viên cơ quan lãnh sự để thực hiện hoạt động lãnh sự tại nước sở tại. Các chi tiết về các quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự được quy định tại Công ước Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự và Pháp lệnh năm 1993 về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện, ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam.Từ điển Luật học trang 66
18Các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giaoQuyền ưu đãi ngoại giao là những quyền ưu tiên pháp lí đặc biệt dành cho cơ quan đại diện ngoại giao và thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao, đặc biệt là quyền được tăng cường bảo vệ an toàn, quyền được sử dụng các dấu hiệu chuyên biệt trong một số trường hợp cụ thể, quyền được ưu tiên sử dụng một số phương tiện liên lạc ra ngoài nước sở tại,... Quyền miễn trừ ngoại giao là những quyền dành cho cơ quan đại diện ngoại giao và thành viên của cơ quan đại diện đó được miễn trừ khỏi các hành vi cưỡng chế của cơ quan tư pháp, tài chính và cơ quan điều tra, an ninh của nước sở tại, được miễn trừ khỏi việc bắt giữ, khám xét, hỏi cung, trưng thu, tịch thu tài sản, ... tại nước sở tại. Mọi chi tiết về các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao được quy định tại Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao và Pháp lệnh năm 1993 về quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam.Từ điển Luật học trang 66
19Các thành viên của cơ quan đại diện ngoại giaoTheo quy định của pháp luật Việt Nam phù hợp với pháp luật quốc tế thì thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao là viên chức ngoại giao, nhân viên hành chính kỹ thuật và nhân viên phục vụ của cơ quan đại diện đó. Viên chức ngoại giao của cơ quan đại diện ngoại giao là những thành viên của cơ quan đại diện có cương vị ngoại giao, kể cả người đứng đầu cơ quan đại diện. Nhân viên hành chính kĩ thuật của cơ quan đại diện ngoại giao là những thành viên của cơ quan đại diện làm công việc hành chính hoặc kĩ thuật trong cơ quan đại diện. Nhân viên phục vụ của cơ quan đại diện ngoại giao là những thành viên của cơ quan đại diện làm công việc phục vụ trong cơ quan đại diện. Những người này có các quyền ưu đãi và miễn trừ nhất định theo quy định của pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế.Từ điển Luật học trang 67
20Các thông tin có sẵn tại cơ quan hải quanlà các thông tin liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế mà cơ quan hải quan có trách nhiệm thu thập, phân tích, lưu giữ, cập nhật, và quản lý phục vụ cho việc kiểm tra xác định trị giá tính thuế, có sẵn ở đơn vị hải quan tại thời điểm xác định trị giá tính thuế, bao gồm : - Thông tin từ các tờ khai hàng hoá nhập khẩu đã được thông quan tại đơn vị hải quan làm thủ tục nhập khẩu. - Thông tin được cung cấp từ hệ thống dữ liệu giá trong ngành Hải quan. - Các thông tin cập nhật từ các nguồn do Tổng cục Hải quan quy định.118/2003/TT-BTC