Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 209 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
01pCi/lLà chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Picocuri per litre có nghĩa là đơn vị đo phóng xạ.04/2009/TT-BYT
02Pha chế xăng dầuLà quá trình trộn sản phẩm, bán thành phẩm, phụ gia để chuyển hóa thành sản phẩm xăng dầu.15/2009/TT-BKHCN
03Pha loãng máu đẳng tíchlà việc lấy máu, bù lượng dịch tương đương cho người bệnh và truyền trả lại đơn vị máu cho chính người bệnh đó trong phẫu thuật.06/2007/QĐ-BYT
04Phá sản doanh nghiệpTrường hợp doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn hoặc thua lỗ trong hoạt động kinh doanh, mặc dù đã áp dụng những biện pháp tài chính cần thiết nhưng vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn tính đến một thời điểm nhất định. Mất khả năng thanh toán được xác định trên cơ sở so sánh giữa tổng số tài sản có thể thanh toán ngay của doanh nghiệp với tổng số nợ đến hạn phải trả tại thời điểm đó. Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp được quy định trong Luật phá sản doanh nghiệp đã được Quốc hội khóa IX thông qua ngày 30.12.1993.Từ điển Luật học trang 361
05Phái đoàn Đại diện thường trực của Việt Nam về ASEAN tại Gia-các-ta, In-đô-nê-xia"Là một cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, chuyên trách về hợp tác ASEAN và độc lập với Đại sứ quán Việt Nam tại Gia-các-ta, In-đô-nê-xia. Trưởng Phái đoàn có cấp hàm Đại sứ; là Đại diện Thường trực của Việt Nam về ASEAN và tham gia Ủy ban các Đại diện Thường trực về ASEAN tại Gia-các-ta, In-đô-nê-xia."142/QĐ-TTg
06Phẩm hàm"Danh hiệu của nhà nước phong kiến thưởng cho các quan lại, quân nhân, tổng lý và cho thường dân có những đóng góp cho nhà nước, cho địa phương, cao nhất là nhất phẩm, cuối cùng là cửa phẩm. Mỗi phẩm có hai bậc: chính (chánh) và tòng (tùng). Các phẩm lại có ""văn giai"" để thưởng cho quan lại, người có học vấn, có văn bằng (vd. cửa phẩm, bát phẩm văn giai) và ""võ giai"" để thưởng các quân nhân (vd. cửu phẩm, bát phẩm võ giai). Lại có phẩm để thưởng cho các tổng lý không có văn bằng hoặc thường dân giàu có cửa phẩm bá hộ, bát phẩm bá hộ."Từ điển Luật học trang 370
07Phạm nhânTheo nghĩa rộng là người bị tòa án hình sự tuyên xử là đã phạm tội và bị hình phạt, bản án đã có hiệu lực pháp luật. Theo nghĩa hẹp là người đã bị tòa án phạt tù và đang bị giam giữ hoặc bị án tử hình. Án phạt tù có thời hạn, từ chung thân, án tử hình là do cơ quan công an thi hành. Những người bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc được hưởng án treo, thì do chính quyền phường, xã, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi phạm nhân cư trú hoặc làm việc có nhiệm vụ theo dõi, giám sát việc cải tạo của họ. Phạm nhân mặc loại quần áo riêng dành cho họ trong thời gian bị giam giữ và chịu một chế độ lao động, kỷ luật dưới sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý trại giam. Hết thời hạn chấp hành án phạm nhân được cấp giấy phép rời khỏi trại giam. Trong tư pháp lý lịch họ được xếp là người có tiền án.Từ điển Luật học trang 361
08Phạm nhiều tộiLà trường hợp một người đã phạm nhiều tội khác nhau được quy định trong luật hình sự và những tội đó được đưa ra xét xử chung một lần. Theo Điều 41 - Bộ luật hình sự, việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội, tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội, sau đó quyết định hình phạt chung cho các tội. Hình phạt chung không được vượt quá mức cao nhất của loại hình phạt đã tuyên. Đối với người phạm nhiều tội, có tội phạm trước khi đủ 18 tuổi, có tội phạm sau khi đủ 18 tuổi thì tổng hợp hình phạt theo Điều 65 - Bộ Luật hình sự.Từ điển Luật học trang 361
09Phạm pháp"Hành vi không thực hiện đúng, không thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành của pháp luật. Hành vi phạm pháp có thể là thực hiện hành vi pháp luật đã cấm như cướp của, giết người, mua bán, vận chuyển hàng cấm … hoặc không thực hiện hành vi mà pháp luật buộc người có trách nhiệm phải làm như người bảo vệ không thực hiện việc tuần tra, canh gác; bác sĩ không thực hiện việc cấp cứu người bệnh, vv. hoặc cố ý làm sai nhiệm vụ như cán bộ điều tra, xét xử cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án, vv. Hành vi vi phạm có thể là vi phạm hành chính tức vi phạm quy tắc quản lý hành chính, vi phạm kỉ luật, vi phạm hợp đồng đã cam kết, vi phạm về hình sự. Người vi phạm pháp luật phải chịu những chế tài nhất định như hợp đồng trái pháp luật bị coi là vô hiệu hoặc bị xử phạt bằng những hình thức nhất định như bị buộc phải thôi việc. Có thể bị xử lý về kỷ luật hành chính, hoặc bị buộc phải đền bù thiệt hại về vật chất. Khi bị xử lý bằng hình thức trách nhiệm dân sự, hoặc bị phạt tù, bị cấm lưu trú, bị tịch thu tài sản. Khi bị xử lý bằng trách nhiệm hình sự."Từ điển Luật học trang 362
10Phạm tộiHành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý.Từ điển Luật học trang 362
11Phạm tội chưa đạtTheo Khoản 2 - Điều 15 - Bộ luật hình sự, phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Đối với hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định, tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.Từ điển Luật học trang 362
12Phạm tội học"Môn khoa học nghiên cứu hiện tượng phạm pháp; nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh, phát triển các loại tội phạm; quy luật, chiều hướng diễn biến của các loại tội phạm; tính chất, mức độ nguy hiểm của các loại tội phạm; phương hướng, biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng phạm tội. Khoa học này gồm có các chuyên ngành: 1) Phạm tội nhân loại học (Anthropological crime) và phạm tội tâm lý học (Psychological crime). Phạm tội nhân loại học nghiên cứu căn nguyên của sự phạm pháp tiềm ẩn trong người bị can, những tiềm tích truyền thống, những đặc điểm sinh lý, tâm lý của bị can. Phạm tội tâm lý học khảo sát tâm lý, đầu óc, những sự kích động tiêu cực và nguy hiểm của phạm nhân do bệnh gây ra. 2) Hình sự xã hội học (Sociological crime). 3) Hình sự thống kê (Stastique crime). Khoa học nghiên cứu phạm tội thu hút sự tham gia không riêng các nhà khoa học giáo dục, khoa học pháp lý mà còn nhiều nhà khoa học khác."Từ điển Luật học trang 362
13Phạm tội trong tình trạng bị kích độngTình tiết được coi là giảm nhẹ theo Điều 38 - Bộ luật hình sự, với điều kiện là sự kích động tinh thần phải do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra. Ngoài tình trạng tinh thần bị kích động nếu còn thêm tình tiết giảm nhẹ khác thì đây ra trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ và tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất mà điều luật đã quy định hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn.Từ điển Luật học trang 363
14Phạm vi chiếm dụng vĩnh viễnlà dải đất nằm trong giới hạn giữa hai hàng cọc giải phóng mặt bằng ở hai bên đường và dài theo suốt chiều dài của tuyến đường.168/2007/QĐ-BQP
15Phạm vi chợLà khu vực được quy hoạch dành cho hoạt động chợ bao gồm diện tích kinh doanh, dịch vụ (bãi để xe, kho hàng, khu ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác), phụ trợ, sân vườn và đường nội bộ của chợ.13/2006/QĐ-BXD
16Phạm vi điều chỉnh của pháp luật"Là giới hạn điều chỉnh của pháp luật đối với xã hội. Pháp luật không điều chỉnh tất cả các quan hệ trong xã hội, mà chỉ điều chỉnh một số diện nhất định, một phạm vi nhất định mà nhà nước thấy cần thiết. Các quan hệ xã hội khác có thể do quy phạm đạo đức điều chỉnh hoặc có thể sử dụng các phương tiện điều chỉnh khác như thông qua thông tin, tuyên truyền, thông qua văn học, nghệ thuật. Ví dụ, đối với nghĩa vụ của con đối với cha mẹ, cháu đối với ông bà, luật hôn nhân và gia đình chỉ điều chỉnh những quan hệ có tính chất cơ bản, các quan hệ khác do quy phạm đạo đức xã hội điều chỉnh. Để làm rõ thêm đối tuợng điều chỉnh, trên văn bản thường dùng cách diễn đạt ""cũng được áp dụng"". Vd. Luật dân sự có đối tượng điều chỉnh là các quan hệ và nhân thân và tài sản, nhưng đối với các quan hệ về nhân thân và quan hệ tài sản gắn với hôn nhân và gia đình, thì phạm vi điều chỉnh các quan hệ cơ bản còn các quan hệ khác do Luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh. Bộ luật lao động được áp dụng đối với mọi người lao động, mọi tổ chức, cá nhân, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thuộc các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu. Bộ luật này cũng được áp dụng đối với người học nghề, người giúp việc gia đình và một số loại lao động khác được quy định tại bộ luật này."Từ điển Luật học trang 363
17Phản ánh"là việc cá nhân, tổ chức có ý kiến với cơ quan hành chính nhà nước về những vấn đề liên quan đến quy định hành chính, bao gồm: những vướng mắc cụ thể trong thực hiện; sự không hợp pháp, không hợp lý, không đồng bộ, không thống nhất với hệ thống pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và những vấn đề khác."20/2008/NĐ-CP
18Phân biệt đối xử về giớilà việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.73/2006/QH11
19Phân biệt đối xử với người nhiễm HIVlà hành vi xa lánh, từ chối, tách biệt, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV.64/2006/QH11
20Phân bổ băng tầnlà việc quy định một băng tần xác định cho một hay nhiều tổ chức hoặc doanh nghiệp được quyền sử dụng theo những điều kiện cụ thể trong một loại nghiệp vụ vô tuyến điện hoặc hệ thống thông tin vô tuyến điện.24/2004/NĐ-CP