Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 5.777 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
601Chất lượng thực phẩm"là tổng thể các thuộc tính của một sản phẩm thực phẩm có thể xác định được và cần thiết cho sự kiểm soát của nhà nước, bao gồm: các chỉ tiêu cảm quan, chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, tiêu chuẩn chỉ điểm chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh về hoá, lý, vi sinh vật; thành phần nguyên liệu và phụ gia thực phẩm; thời hạn sử dụng; hướng dẫn sử dụng và bảo quản; quy cách bao gói và chất liệu bao bì; nội dung ghi nhãn."42/2005/QĐ-BYT
602Chất ma tuýLà các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành.31/2009/TT-BGDĐT
603Chất nguy hiểm về cháy, nổlà chất lỏng, chất khí, chất rắn hoặc hàng hoá, vật tư dễ xảy ra cháy, nổ27/2001/QH10
604Chất phóng xạlà chất ở thể rắn, lỏng hoặc khí có hoạt độ phóng xạ riêng lớn hơn 70 kilo Beccơren trên kilogam (70 kBq/kg).50-L/CTN
605Chất phóng xạ phân tán thấplà chất phóng xạ ở trạng thái rắn và không ở dạng bột hoặc là chất phóng xạ dạng rắn được bọc trong vỏ kín để hạn chế sự phân tán.14/2003/TT-BKHCN
606Chất thảilà vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác52/2005/QH11
607Chất thải công nghiệp"là các chất thải ở dạng rắn, bùn hoặc lỏng phát sinh từ hoạt động sản xuất, dịch vụ, thương mại và sử dụng các sản phẩm và phế liệu công nghiệp; hoặc có tính tương tự. Quy định này không áp dụng cho Chất thải công nghiệp dạng khí."152/2004/QĐ-UB
608Chất thải công nghiệp không nguy hạilà Chất thải công nghiệp không chứa một trong những yếu tốt gây nguy hại của chất thải công nghiệp nguy hại nêu ở mục 3 của điều này. Danh mục các Chất thải công nghiệp không nguy hại được phân loại, xác định theo Tiêu chuẩn Việt nam TCVN 6705:2000 – Chất thải không nguy hại – Phân loại tại Phụ lục 1B kèm theo Quy định này. Danh mục này được áp dụng từ Phụ lục 1 – Danh mục B – Danh mục các chất thải không phải là chất thải nguy hại của Quy chế 155/1999/QĐ-TTg.152/2004/QĐ-UB
609Chất thải công nghiệp nguy hạilà Chất thải công nghiệp có chứa một trong các yếu tốt gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác), hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người. Danh mục các chất thải nguy hại được phân loại, xác định theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6706:2000 – Chất thải nguy hại – Phân loại tại Phụ lục 1A kèm theo Quy định này. Danh mục này được áp dụng từ Phụ lục 1 – Danh mục A – Danh mục các chất thải nguy hại của Quy chế quản lý chất thải nguy hại, ban hành kèm theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Quy chế 155/1999/QĐ-TTg).152/2004/QĐ-UB
610Chất thải nguy hạilà chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.52/2005/QH11
611Chất thải phóng xạlà chất thải có hoạt độ phóng xạ riêng như chất phóng xạ.50-L/CTN
612Chất thải rắnlà chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại. Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn phát thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được gọi chung là chất thải rắn công nghiệp.59/2007/NĐ-CP
613Chất thải rắn nguy hạilà chất thải rắn chứa các chất hoặc hợp chất có một trong những đặc tính: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc các đặc tính nguy hại khác.59/2007/NĐ-CP
614Chất thải sản xuấtlà các chất rắn, lỏng và khí được thải ra hoặc thoát ra trong quá trình chế biến các sản phẩm thuỷ sản.19/2002/QĐ-BTS
615Chất thải sinh hoạtlà các chất thải rắn, lỏng thải ra trong quá trình sinh hoạt của con người.19/2002/QĐ-BTS
616Chất vấnlà một hoạt động giám sát, trong đó đại biểu Quốc hội nêu những vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và yêu cầu những người này trả lời05/2003/QH11
617Cháylà trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường27/2001/QH10
618Chế biến các vị thuốc theo phương pháp cổ truyềnlà quá trình làm thay đổi về chất và lượng của dược liệu thô (raw materials) thành vị thuốc đã được chế biến (processed herbal materials) theo các nguyên lý của y học cổ truyền.39/2008/QĐ-BYT
619Chế biến khoáng sản"Là quá trình loại bớt tạp chất và nâng cao hàm lượng thành phần (hoặc các thành phần) khoáng vật, khoáng chất có ích trong khoáng sản nguyên khai để thu được sản phẩm khoáng sản đạt quy cách, tiêu chuẩn, hàm lượng đáp ứng yêu cầu của quá trình chế biến sâu tiếp theo (được gọi là tinh quặng); hoặc quá trình gia công, xử lý khoáng sản nguyên khai, tinh quặng để đạt quy cách, yêu cầu sử dụng (nhưng chưa ra đến sản phẩm kim loại, hợp kim hoặc hợp chất hoá học), thông qua việc áp dụng một hoặc kết hợp một số phương pháp sau: - Chọn tay. - Rửa; nghiền-sàng phân loại theo cỡ hạt. - Tuyển trọng lực; tuyển từ; tuyển điện; hoá tuyển. - Các phương pháp xử lý cơ học, nhiệt học khác (như bóc tách đá bìa, cưa cắt, đập-nghiền, sấy khô, thiêu kết, đóng bánh…)."08/2008/TT-BCT
620Chế định pháp luật"(cg. Định chế), tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội giống nhau trong phạm vi một ngành luật. Vd. Chế định kết hôn, chế định li hôn trong Luật hôn nhân và gia đình. Chế định hay định chế (A. Institution) được hiểu theo nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp. Nghĩa chung và rộng là: các yếu tố cấu thành cơ cấu pháp lí của thực tại xã hội. Vd. các chế định của nền Cộng hòa thứ V của Pháp. Nghĩa hẹp là tổng thể các quy phạm, quy tắc của một vấn đề pháp lí. Vd. các chế định giám hộ; hôn nhân - gia đình. Thông lệ mới đây người ta còn hiểu chế định như một ngành pháp luật, hoặc hệ thống pháp luật."Từ điển Luật học trang 76