Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 5.777 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
5521Văn bản luậtLà tên gọi chung các văn bản mà nội dung là quy phạm pháp luật được Quốc hội biểu quyết theo trình tự do pháp luật quy định, gồm hiến pháp, các đạo luật, các bộ luật và Nghị quyết của Quốc hội. Ở Việt Nam, pháp lệnh do Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết về những vấn đề được Quốc hội giao (Khoản 4 - Điều 91 - Hiến pháp năm 1992) có giá trị như luật nên có thể xếp vào văn bản luật (xt. Văn bản quy phạm pháp luật).Từ điển Luật học trang 564
5522Văn bản mậtlà văn bản có nội dung bí mật được đóng dấu theo các mức độ “Tuyệt mật”, “Tối mật”, “Mật”, hoặc đóng dấu A, B, C2345/QĐ-BTNMT
5523Văn bản pháp quyVăn bản có các quy phạm pháp luật do các cơ quan quản lý nhà nước, ở trung ương, cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương ban hành theo thẩm quyền lập quy của mình (xt. Lập quy). Văn bản pháp quy không được trái với hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, của Ủy ban thường vụ Quốc hội và văn bản pháp quy của cấp trên. Những quy phạm pháp luật ở các văn bản này được gọi là pháp quy để phân biệt với các quy phạm pháp luật trong các văn bản luật để nêu rõ giá trị pháp lý dưới luật của loại văn bản.Từ điển Luật học trang 564
5524Văn bản quy phạm pháp luậtVăn bản có nội dung là quy phạm pháp luật, tức là những quy tắc xử sự cụ thể có dự kiến giả định, quy định, chế tài, có tính bắt buộc chung do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành (xt. Quy phạm pháp luật). Văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, văn bản do ủy ban nhân dân ban hành còn để thi hành nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp (cần phân biệt với các văn bản áp dụng quy phạm pháp luật).Từ điển Luật học trang 564
5525Văn bản quy phạm pháp luật"là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: a. Văn bản do Quốc hội ban hành: Hiến pháp, luật, nghị quyết. Văn bản do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành: Pháp lệnh, Nghị quyết; b. Văn bản do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác ở Trung ương ban hành: - Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; - Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; - Quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; - Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; quyết định, chỉ thị, thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị - xã hội; c. Văn bản do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành: - Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; - Quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân."180/2005/QĐ-NHNN
5526Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch"Là văn bản quy phạm pháp luật được ban hành giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương với nhau. bao gồm: 1. Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội được ban hành để hướng dẫn thi hành những vấn đề khi pháp luật quy định về việc tổ chức chính trị - xã hội đó tham gia quản lý nhà nước. 2. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được ban hành để hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động tố tụng và những vấn đề khác liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó. 3. Thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được ban hành để hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ đó."17/2008/QH12
5527Văn bản thỏa thuận không vận khu vực(Regional air navigation agreement): Văn bản thỏa thuận được Hội đồng ICAO phê duyệt dựa trên những khuyến cáo của nhóm thiết lập và thực hiện kế hoạch không vận khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APANPIRG).12/2007/QĐ-BGTVT
5528Văn bằng bảo hộChứng chỉ của nhà nước xác nhận sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ. Người muốn được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của mình phải làm đơn kèm theo những tài liệu cần thiết gửi cho Cục sở hữu công nghiệp thuộc Bộ khoa học công nghệ và môi trường. Cục này xem xét, cấp bằng và công bố đối tượng sở hữu công nghiệp. Hình thức của văn bằng bảo hộ gồm có: 1. Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực 15 năm (Điều 15 - Điều lệ về sáng kiến cải tiến kỹ thuật - hợp lý hóa sản xuất và sáng chế, ban hành kèm theo Nghị định số 31/CP ngày 23/1/1981 được sửa đổi bổ sung theo Nghị định số 84/HĐBT ngày 20/2/1990 của Hội đồng bộ trưởng). 2. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực 6 năm (Điều 11 - Điều lệ về giải pháp hữu ích ban hành kèm theo Nghị định số 200/HĐBT ngày 28/12/1988 được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 84/HĐBT ngày 20/3/1990 của Hội đồng bộ trưởng). 3. Giấy chứng nhận kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực 5 năm nhưng có thể gia hạn hai lần, mỗi lần 5 năm (Điều 13 - Điều lệ về kiểu dáng công nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 85/HĐBT ngày 20/3/1990 của Hội đồng bộ trưởng). 4. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có hiệu lực 10 năm nhưng có thể gia hạn nhiều lần mỗi lần 10 năm (Điều 8 - Điều lệ về nhãn hiệu hàng hóa ban hành kèm theo Nghị định số 197/HĐBT ngày 14/12/1982 được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 84/HĐBT ngày 20/3/1990 của Hội đồng bộ trưởng). 5. Giấy chứng nhận tên gọi xuất xứ hàng hóa không bị giới hạn về thời gian.Từ điển Luật học trang 565
5529Vận chuyển Chất thải công nghiệplà quá trình chuyên chở Chất thải công nghiệp từ nơi phát sinh tới nơi lưu giữ, xử lý, tiêu hủy.152/2004/QĐ-UB
5530Vận chuyển nội địalà việc vận chuyển hành khách, hàng hoá, vật tư, thiết bị, nguyên, nhiên vật liệu được vận chuyển bằng tàu biển giữa các cảng biển trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.149/2003/QĐ-TTg
5531Vận đơnChứng từ cấp cho người gửi hàng nhằm xác nhận trách nhiệm pháp lý việc chuyên chở hàng tới nơi quy định và giao cho người nhận hàng theo yêu cầu của người gửi hàng.Từ điển Luật học trang 566
5532Văn hoáLà những giá trị vật chất, tinh thần do con người tạo ra trong lịch sử. Là đời sống tinh thần của con người60/2008/QĐ-BGDĐT
5533Văn hoá quần chúngLà các hình thức sinh hoạt văn hoá phục vụ quần chúng và do quần chúng đông đảo tham gia.60/2008/QĐ-BGDĐT
5534Văn khế - Văn tựGiấy tờ ký kết thỏa thuận giữa các bên trong giao dịch mua bán. Văn khế - văn tự được lập phải có đầy đủ chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia ký kết.Từ điển Luật học trang 566
5535Văn kiện chương trình, dự ánLà tài liệu chính thức thể hiện cam kết giữa đại diện của Bên tiếp nhận và đại diện của Bên tài trợ về một chương trình hoặc một dự án cụ thể, trong đó đã xác định rõ: mục tiêu, các hoạt động, các kết quả cần đạt được, nguồn lực được sử dụng, thời hạn và kế hoạch thực hiện, nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan.93/2009/NĐ-CP
5536Vạn pháp tinh lý"(Ph. Esprit des lois), tác phẩm của đại văn hào Pháp Môngtexkiơ (Montesquieu Charles de Secondat; 1689 - 1755) viết năm 1748. Trong tác phẩm này, ông đã chứng minh bằng những sự kiện cụ thể rằng nền pháp luật của mỗi nước là do những điều kiện chính trị, văn hóa, xã hội của nước đó quyết định. Xác minh sự tồn tại của 3 loại thể chế nhà nước: quân chủ, quý tộc và dân chủ. Ông thể hiện rõ sự tin tưởng của mình vào chế độ quân chủ lập hiến với ba quyền phân lập về lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ông cho rằng chế độ này bảo đảm sự tự do cá nhân của con người. Chính tác phẩm ""Vạn pháp tinh lý) với các quan điểm của Môngtexkiơ đã là căn cứ cho các nhà xây dựng Hiến pháp năm 1791 của nước Pháp và là nguồn gốc của những học thuyết về ""Tam quyền phân lập""."Từ điển Luật học trang 562
5537Văn phòng đại diệnCơ quan đại diện cho các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp lý của nước ngoài tại Việt Nam hoặc của các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam đặt tại nước ngoài nhằm mục đích xúc tiến xây dựng các dự án, chương trình hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật được phía Việt Nam quan tâm và đôn đốc, giám sát việc thực hiện các hợp đồng kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật đã ký kết giữa Việt Nam với nước ngoài. Văn phòng đại diện nước ngoài không được trực tiếp kinh doanh, làm dịch vụ và thu tiền tại Việt Nam dưới bất cứ hình thức nào. Trưởng văn phòng đại diện và nhân viên làm việc trong văn phòng đại diện không được ký kết hợp đồng kinh tế, thương mại với các doanh nghiệp Việt Nam nếu không có giấy tờ hợp pháp của chủ hàng hoặc giám đốc điều hành của tổ chức kinh tế nước ngoài. Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam được cấp giấy phép hoạt động trong thời hạn là 3 năm kể từ ngày cấp và có thể được gia hạn 3 năm một theo đề nghị của tổ chức kinh tế nước ngoài.Từ điển Luật học trang 566
5538Văn phòng đại diện của Tổ chức tín dụng phi ngân hànglà đơn vị phụ thuộc, có con dấu, thực hiện nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền của Tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Văn phòng đại diện không thực hiện hoạt động kinh doanh.01/2008/QĐ-NHNN
5539Văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nuớc ngoàilà đơn vị phụ thuộc của tổ chức tín dụng nước ngoài, đặt tại Việt Nam, hoạt động theo Giấy phép mở văn phòng đại diện và các quy định liên quan của pháp luật Việt Nam. Văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài không được thực hiện các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.22/2006/NĐ-CP
5540Vận tải đa phương thức nội địaLà vận tải đa phương thức được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.87/2009/NĐ-CP