Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 5.777 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
3721Nhập khẩu hàng hoá quá mứclà việc nhập khẩu hàng hoá với khối lượng, số lượng hoặc trị giá tăng một cách đột biến về số lượng tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước.45/2005/QH11
3722Nhập quốc tịch"Việc vào quốc tịch của một nước khác và từ bỏ quốc tịch gốc của mình, tạo nên mối liên hệ pháp lí, chính trị ổn định, bền vững, thường xuyên giữa một người (thể nhân hay tự nhiên nhân) và một nhà nước nhất định theo quy định pháp luật của nước đó. Người xin nhập quốc tịch nước nào phải đạt một số điều kiện được pháp luật nước đó quy định. Người được nhập quốc tịch có quyền và nghĩa vụ cơ bản do hiến pháp quy định cho công dân của quốc gia cho nhập quốc tịch. Công dân nước ngoài, người không có quốc tịch đang cư trú ở Việt Nam tự nguyện tuân theo hiến pháp, pháp luật Việt Nam có thể được Nhà nước Việt Nam cho nhập quốc tịch Việt Nam nếu có các điều kiện sau đây: - Từ 18 tuổi trở lên, có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam. - Biết tiếng Việt. - Đã cư trú ở Việt Nam 5 năm. Trường hợp có lí do chính đáng như có công lao đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; là vợ, chồng, con, bố, mẹ của công dân Việt Nam thì có thể được miễn các điều kiện nói trên. Thủ tục nhập quốc tịch gồm có: 1. Đương sự gửi đơn đến ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú. 2. Kèm theo đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam có: bản khai lí lịch, giấy khai sinh, giấy chứng nhận thời hạn cư trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên, những giấy tờ khác chứng minh lí do chính đáng để được miễn điều kiện nhập quốc tịch. Trong thời hạn 3 tháng, các cơ quan hữu quan sẽ xem xét quyết định việc cho nhập quốc tịch Việt Nam."Từ điển Luật học trang 355
3723Nhất sự bất tái cứu(nguyên tắc tố tụng được quy định trong luật cổ của Việt Nam) là án đã có hiệu lực thì không xử lại, nhằm bảo đảm tính ổn định của pháp luật. Nguyên tắc này được Lý Thần Tông đề ra trong chiếu tháng 5 năm Mậu Thân (1128), nói rằng những việc kiện tụng đã được xét xử dưới các thời vua trước thì không được đem ra bàn tán nữa. Ai làm trái sẽ trị tội. Chiếu tháng 6 năm Bính Dần (1147) cũng có nội dung tương tự. Nguyên tắc tố tụng này cũng được áp dụng trong luật pháp các nước phương Tây, như Điều 1351 Bộ luật dân sự Pháp. Trong luật pháp cổ của La Mã cũng có nguyên tắc: “Res judicata fro veritate accipitur”: một sự việc đã xử rồi thì là chân lí, không thể xử lại được hoặc “Non bis in idem”: không thể kiện hai lần cùng một sự việc. Luật pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam coi trọng và áp dụng nguyên tắc này: quy định hiệu lực thi hành của các bản án đã hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị, đã qua phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm, trừ trường hợp tái thẩm.Từ điển Luật học trang 355
3724Nhiễm bẩn phóng xạ bề mặtlà sự có mặt của bẩn phóng xạ trên bề mặt của kiện hoặc của côngtenơ hoặc của phương tiện vận chuyển với hoạt độ lớn hơn 0,4Bq/cm­­­­­­­2 đối với chất phát beta, chất phát gama và chất phát anpha độc tính thấp, hoặc lớn hơn 0,04Bq/cm2 đối với các chất phát anpha khác.14/2003/TT-BKHCN
3725Nhiễm chéo"Là ô nhiễm không chủ định, trực tiếp hoặc gián tiếp vào sản phẩm thực phẩm từ môi trường; dụng cụ, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm"38/2008/QĐ-BYT
3726Nhiễm trùng cơ hộilà nhiễm trùng xảy ra do cơ thể bị suy giảm miễn dịch vì bị nhiễm HIV.64/2006/QH11
3727Nhiệm vụ quy hoạchLà các yêu cầu về nội dung nghiên cứu và tổ chức thực hiện được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở để lập đồ án quy hoạch đô thị.30/2009/QH12
3728Nhiễu có hạilà nhiễu làm nguy hại đến hoạt động của nghiệp vụ vô tuyến điện hợp pháp hoặc cản trở, làm gián đoạn dịch vụ vô tuyến điện đang được phép khai thác.14/2007/QĐ-BGTVT
3729Nhiêu liệu hạt nhânlà vật liệu hạt nhân được chế tạo làm nhiên liệu cho lò phản ứng hạt nhân.18/2008/QH12
3730Nhóm công ty"là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. Nhóm công ty bao gồm các hình thức sau đây: a) Công ty mẹ - công ty con; b) Tập đoàn kinh tế; c) Các hình thức khác."60/2005/QH11
3731Nhóm giáo dục đồng đẳnglà những người tự nguyện tập hợp thành một nhóm để thực hiện công tác tuyên truyền, vận động và giúp đỡ những người có cùng cảnh ngộ.64/2006/QH11
3732Nhóm lưu vực sônglà tập hợp các lưu vực sông gần nhau về mặt địa lý.120/2008/NĐ-CP
3733Nhóm người di biến độnglà những người thường xuyên sống xa gia đình, thay đổi chỗ ở và nơi làm việc.64/2006/QH11
3734Nhóm nhàlà tập hợp nhiều ngôi nhà có vị trí gần nhau, được sắp xếp theo những nguyên tắc nhất định và cách biệt với những ngôi nhà khác bởi hàng rào, đường giao thông.05/2006/QĐ-BXD
3735Nhóm nhà ởĐược giới hạn bởi các đường cấp phân khu vực trở lên. - Nhóm nhà ở chung cư bao gồm: diện tích chiếm đất của bản thân các khối nhà chung cư, diện tích sân đường và sân chơi nội bộ nhóm nhà ở, bãi đỗ xe nội bộ và sân vườn trong nhóm nhà ở. - Nhóm nhà ở liên kế, nhà ở riêng lẻ bao gồm: diện tích các lô đất xây dựng nhà ở của các hộ gia đình (đất ở), diện tích đường nhóm nhà ở (đường giao thông chung dẫn đến các lô đất của các hộ gia đình), diện tích vườn hoa, sân chơi nội bộ nhóm nhà ở. - Trong các sân chơi nội bộ được phép bố trí các công trình sinh hoạt văn hóa cộng đồng với quy mô phù hợp với nhu cầu của cộng đồng trong phạm vi phục vụ.04/2008/QĐ-BXD
3736Nhóm sản phẩm thủy sản tương tựLà những sản phẩm thủy sản có cùng mức nguy cơ về an toàn thực phẩm khi sử dụng, có các công đoạn trong quy trình công nghệ chế biến gần giống nhau, của cùng một Cơ sở chế biến thủy sản117/2008/QĐ-BNN
3737Nhóm trầm tích Đệ tứlà các trầm tích Đệ tứ có nguồn gốc khác nhau, có cùng vị trí tuổi và có mối liên quan chuyển tướng.13/2008/QĐ-BTNMT
3738Nhuận bútKhoản tiền mà nhà xuất bản, hoặc các tòa soạn sử dụng tác phẩm phải trả cho tác giả hoặc người thừa kế của tác giả. Có ba dạng nhuận bút: nhuận bút cơ bản, nhuận bút số lượng và nhuận bút tái bản.Từ điển Luật học trang 356
3739Nhục hìnhLà phương pháp tra tấn, gây đau đớn về thể xác người bị điều tra, xét hỏi hoặc bị giam giữ cải tạo như đánh đập, bắt nhịn đói, ăn cơm nhạt, không cho uống nước, bắt nằm lạnh, vv. Dùng nhục hình trong hoạt động tư pháp (hoạt động điều tra, xét xử vụ án và giáo dục, cải tạo người phạm tội) là một tội phạm. Theo Điều 234 – Bộ luật hình sự, người nào dùng nhục hình trong hoạt động tư pháp thì bị cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 2 – 7 năm.Từ điển Luật học trang 356
3740Những người có họ trong phạm vi ba đời"là những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú con bác, con cô con cậu, con dì là đời thứ ba"22/2000/QH10