Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 5.777 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
3741Những người cùng dòng máu về trực hệ"là cha, mẹ đối với con; ông, bà đối với cháu nội và cháu ngoại"22/2000/QH10
3742Nhũng nhiễulà hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ.55/2005/QH11
3743Nhượng quyền thương mại"là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: 1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; 2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh."36/2005/QH11
3744Niêm phongGói kín đồ vật, tài liệu… hoặc đóng kín cửa một ngôi nhà, một căn phòng… và dán giấy có đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền nhằm giữ nguyên hiện trạng. Niêm phong được áp dụng trong những trường hợp quy định ở luật tố tụng hình sự, dân sự.Từ điển Luật học trang 356
3745Niêm phong bó, túi, hộp, bao tiền"Là đóng gói bó, túi, hộp, bao tiền theo quy định và ghi dấu hiệu (dán giấy niêm phong hoặc kẹp chì) để không cho phép tự tiện mở; đảm bảo bó, túi, bao tiền được giữ nguyên, đầy đủ."60/2006/QĐ-NHNN
3746Niêm yếtDán ở nơi công cộng, ở chỗ đông người để mọi người đều biết. Niêm yết là một thủ tục được quy định trong một số văn bản pháp luật. Vd. - Danh sách cử tri phải được niêm yết đúng thời hạn ở những địa điểm được quy định trong luật bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân để cử tri kiểm tra. - Đối với án xử vắng mặt bị cáo thì trong thời hạn 15 ngày sau khi tuyên án, bản sao bản án phải được niêm yết tại trụ sở chính quyền xã, phường, thị trấn, nơi cư trú hoặc nơi làm việc cuối cùng của bị cáo (Điều 203 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988).Từ điển Luật học trang 356
3747Niêm yết chứng khoánlà việc đưa các chứng khoán có đủ điều kiện vào giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán.70/2006/QH11
3748Niêm yết giá thuốclà việc công khai giá bán thuốc bằng cách in, dán, ghi giá bán lên bao bì chứa đựng thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc hoặc thông báo công khai trên bảng, trên giấy hoặc bằng các hình thức khác được đặt, để, treo, dántại nơi bán, cung ứng thuốc.79/2006/NĐ-CP
3749Niên hạn sử dụng của xe ô tôLà thời gian cho phép sử dụng của xe ô tô.95/2009/NĐ-CP
3750Niên hiệu"Tên do mỗi ông vua, dưới chế độ phong kiến, khi lên ngôi đặt cho triều đại của mình và dùng để tính số năm ở ngôi kèm theo thứ tự của năm. Vd. Lê Lợi, khi lên ngôi, lấy niên hiệu là Thuận Thiên. Năm thứ nhất là Thuận Thiên nguyên niên, năm thứ hai là Thuận Thiên nhị niên… cho đến khi không ở ngôi nữa. Nếu thay đổi niên hiệu thì cũng theo cách tính như trên. Lê Thánh Tông lúc đầu lấy niên hiệu là Quảng Đức từ 1460 đến 1469; từ 1470 đến 1479, lấy niên hiệu là Hồng Đức thì từ 1460 tính là Quảng Đức nguyên niên, nhị niên… từ 1470 là Hồng Đức nguyên niên, vv."Từ điển Luật học trang 356
3751NIL(Non or I have nothing to send to you): Không hoặc tôi không có gì thông báo cho anh.21/2007/QĐ-BGTVT
3752NợLà khoản phải hoàn trả, bao gồm khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác có liên quan tại một thời điểm, phát sinh từ việc vay của chủ thể được phép vay vốn theo quy định của pháp luật Việt Nam.29/2009/QH12
3753Nợ chính phủLà khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.29/2009/QH12
3754Nợ chính quyền địa phươngLà khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ký kết, phát hành hoặc uỷ quyền phát hành.29/2009/QH12
3755Nợ được Chính phủ bảo lãnhLà khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.29/2009/QH12
3756Nợ được khu vực công bảo lãnhlà khoản nợ mà việc chi trả các nghĩa vụ nợ (gốc, lãi, phí…) được Chính phủ hoặc tổ chức được phép cấp bảo lãnh thuộc khu vực công (các tổ chức tài chính, tín dụng nhà nước) đứng ra bảo lãnh theo luật pháp hiện hành.134/2005/NĐ-CP
3757Nợ gốc của một giao dịch hoán đổi lãi suấtlà số tiền mà các bên thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất thỏa thuận làm cơ sở để tính số lãi thả nổi, số lãi cố định và số lãi ròng hoán đổi lãi suất.1133/2003/QĐ-NHNN
3758Nô lệ"Người bị mất hết quyền làm người, quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc. Ở La Mã thời kì cổ đại, nô lệ là người bị bắt làm tù binh trong các cuộc chiến tranh hoặc là người bị vỡ nợ rồi bị biến thành nô lệ của chủ nợ. Trong xã hội của chế độ nô lệ người dân trong nước được chia làm ba hạng (giai cấp): 1) chủ nô; 2) những người tự do; 3) những người nô lệ. Không những bản thân nô lệ và cả vợ và con của nô lệ đều thuộc quyền sở hữu của chủ nô. Nô lệ được xem là công cụ, súc vật biết nói. Chủ nô có quyền đem bán, cho, thậm chí đem giết đi cũng không bị coi là phạm tội."Từ điển Luật học trang 357
3759Nợ nước ngoài của Chính phủlà số dư mọi nghĩa vụ nợ hiện hành (không bao gồm nghĩa vụ nợ dự phòng) về trả gốc và lãi tại một thời điểm của các khoản vay nước ngoài của Chính phủ.134/2005/NĐ-CP
3760Nợ nước ngoài của khu vực côngbao gồm nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ nước ngoài (nếu có) của chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nợ nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức tài chính, tín dụng nhà nước và các tổ chức kinh tế nhà nước (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp nhà nước) trực tiếp vay nước ngoài.134/2005/NĐ-CP