Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 5.777 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
3701Nhãn hiệu tập thểlà nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.50/2005/QH11
3702Nhãn hiệu thiết bị viễn thônglà bản viết, bản in, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu được in chìm, in nổi trực tiếp hoặc được dán, đính, cài chắc chắn trên thiết bị hoặc bao bì để thể hiện các thông tin cần thiết, chủ yếu về thiết bị đó.03/2000/TT-TCBĐ
3703Nhân lực công nghệ caolà đội ngũ những người có trình độ và kỹ năng đáp ứng được yêu cầu của hoạt động nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao, dịch vụ công nghệ cao, quản lý hoạt động công nghệ cao, vận hành các thiết bị, dây chuyền sản xuất sản phẩm công nghệ cao.21/2008/QH12
3704Nhãn phụlà nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc dịch từ nhãn gốc của hàng hoá bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật mà nhãn gốc của hàng hoá còn thiếu.89/2006/NĐ-CP
3705Nhãn sinh thái"Là các nhãn mác của sản phẩm, dịch vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về sự thân thiện với môi trường hơn so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại. Nhãn sinh thái gồm 3 loại: a) Nhãn kiểu I là nhãn được chứng nhận, cấp cho sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất; b) Nhãn kiểu II là nhãn tự công bố, do các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp phân phối đưa ra dựa trên kết quả tự đánh giá hoặc đánh giá của bên thứ ba; c) Nhãn kiểu III là nhãn tự nguyện của doanh nghiệp sản xuất và cung ứng cho người tiêu dùng theo chương trình tự nguyện của ngành kinh tế và các tổ chức kinh tế đề xuất."19/2009/TT-BKHCN
3706Nhân thân người phạm tộiTổng hợp những đặc điểm, dấu hiệu, mối quan hệ xã hội… của người phạm tội. Những đặc điểm, dấu hiệu về nhân thân người phạm tội gồm: Các đặc điểm về xã hội – nhân khẩu học: giới tính, tuổi, trình độ văn hóa, địa vị xã hội, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình, nơi sinh sống, hoàn cảnh kinh tế. Các dấu hiệu về đặc điểm tâm lí: quan điểm, nhu cầu, sở thích, thói quen, lí trí, ý chí, xúc cảm, tình cảm, vv. Các dấu hiệu khác: sự hiểu biết về pháp luật, thái độ với pháp luật, với cơ quan bảo vệ pháp luật, vv. Như vậy, nhân thân người phạm tội không phải là yếu tố cấu thành tội phạm. Mỗi người có một nhân thân riêng và điều này ảnh hưởng lớn đến nhận thức và hành vi của từng người. Chính vì vậy trong điều tra, truy tố và xét xử các cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án phải xác định rõ nhân thân của người phạm tội để có thể áp dụng những biện pháp xử lí thích hợp và xử được đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.Từ điển Luật học trang 353
3707Nhãn thuốclà bản viết, bản in, bản vẽ của chữ, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu được in chìm, in nổi trực tiếp trên bao bì thương phẩm của thuốc hoặc được dán, đính, gắn chắc chắn trên bao bì thương phẩm của thuốc để thể hiện các thông tin cần thiết và chủ yếu về thuốc giúp người dùng lựa chọn và sử dụng đúng thuốc và làm căn cứ để các cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, giám sát, quản lý.03/2009/TT-BNN
3708Nhân trị1. Lấy lòng nhân để trị nước. Nhân trị là học thuyết của phái Nho gia do Khổng Tử (551 – 479 tCn.) đề xướng theo nghĩa này. Nhân trị đồng nghĩa với học thuyết đức trị. 2. Nhân trị là học thuyết trị nước với chủ trương dùng người chứ không dùng pháp luật. Có việc thì bàn không cần đặt ra pháp luật. Pháp luật đặt ra là để ràng buộc dân. Vua quan không cần theo luật. Dân theo pháp. Quan theo lễ. Học thuyết nhân trị là con đẻ của chế độ độc tài, chuyên chế. Học thuyết nhân trị ngày nay không còn chỗ đứng trong nền khoa học pháp lí tiến bộ của nhân loại nhưng vẫn còn rơi rớt những tàn dư dưới nhiều dạng và biểu hiện mới như quản lí không theo pháp luật, dân chủ hình thức, vô hiệu hóa công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, lộng quyền, lạm quyền, vv.Từ điển Luật học trang 353
3709Nhận ủy tháclà việc Công ty Tài chính sử dụng vốn ủy thác để cho vay hoặc đầu tư vào các dự án, công trình trên cơ sở hợp đồng ủy thác giữa bên uỷ thác và Công ty Tài chính.79/2002/NĐ-CP
3710Nhân vật không được chấp nhận"(L. Persona non grata; viết tắt PNG), thuật ngữ dùng trong lĩnh vực ngoại giao chỉ một nhân vật ngoại giao bị chính quyền nước sở tại coi là không tốt, không chấp nhận sự có mặt của họ trên lãnh thổ nước mình. Thông thường, nhà nước sở tại trục xuất nhân vật đã bị tuyên bố là PNG. Các nguyên nhân dẫn tới việc một nhân vật ngoại giao bị coi là PNG thường là do thái độ tiêu cực của họ đối với nước sở tại, can thiệp vào công việc nội bộ của nước sở tại, lạm dụng các quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, đã được thừa nhận chung đối với nhà ngoại giao. Hậu quả pháp lí quan trọng nhất của việc tuyên bố PNG là nước cử đại diện ngoại giao phải có nghĩa vụ triệu hồi đại diện của mình theo thời gian nêu trong tuyên bố PNG."Từ điển Luật học trang 353
3711Nhân viên đại lý thuếlà người có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế do Tổng cục Thuế cấp và làm việc cho đại lý thuế.28/2008/TT-BTC
3712Nhân viên khí tượng (MET. PersonalCá nhân thuộc doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ khí tượng hàng không dân dụng.12/2007/QĐ-BGTVT
3713Nhân viên kỹ thuật phương tiện hoạt động trên khu baylà người trực tiếp điều khiển, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện hoạt động trên khu bay.06/2006/QĐ-BGTVT
3714Nhân viên tiếp cận cộng đồnglà những người trực tiếp tham gia thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV được cấp thẻ theo quy định của pháp luật, bao gồm tuyên truyền viên đồng đẳng và những người tình nguyện khác.108/2007/NĐ-CP
3715Nhân viên trợ giúp mức B1 và B2là các nhân viên kỹ thuật mức B1 và B2 tham gia bảo dưỡng nội trường, nhưng chưa được tổ chức 145 cấp ủy quyền xác nhận bảo dưỡng.16/2006/QĐ-BGTVT
3716Nhân viên xác nhận bảo dưỡnglà những người được tổ chức 145 ủy quyền cấp chứng chỉ cho phép khai thác tầu bay hoặc thiết bị tầu bay phù hợp với quy trình được Cục Hàng không Việt Nam chấp thuận.16/2006/QĐ-BGTVT
3717Nhập cảnhViệc công dân của nước này được vào một nước khác để công tác, học tập, thăm viếng, du lịch, vv. Để được nhập cảnh, người nhập cảnh phải có hộ chiếu, được nước cho đi cho phép xuất cảnh và nước nơi đến cho nhập cảnh. Người nhập cảnh phải qua những cửa khẩu được chỉ định, cảng hàng không, cảng biển hoặc cửa khẩu biên giới và phải chịu những sự kiểm tra, khám xét như kiểm tra hải quan, kiểm tra y tế, kiểm tra của cơ quan an ninh, vv. Người nhập cảnh chỉ được ở lại nơi đến trong thời hạn đã được chỉ định, quá thời hạn muốn kéo dài thời gian thì phải xin gia hạn. Người được nhập cảnh nếu vi phạm quy định về thủ tục xuất nhập cảnh có thể bị nước chủ nhà trục xuất, nếu vi phạm pháp luật của nước nơi đến thì chịu sự xử lí theo pháp luật của nơi đó.Từ điển Luật học trang 354
3718Nhập cưViệc công dân, vì các lí do chính trị, kinh tế, chiến tranh, tôn giáo, chủng tộc, đoàn tụ gia đình đến một quốc gia khác để sinh sống lâu dài hoặc tạm thời. Người nhập cư được quốc gia nơi đến cho phép và đón nhận là người nhập cư hợp pháp. Người nhập cư không được chính quyền nơi đến đón nhận là nhập cư bất hợp pháp. Những người nhập cư, đa số là những người ở các nước kém phát triển đến các nước phát triển. Việc có nhiều người nước ngoài đến xin nhập cư thường gây nên khó khăn cho việc tìm kiếm công ăn việc làm của người dân ở nước nơi đến. Một số nước đã ban hành luật nhập cư để hạn chế người nước ngoài đến xin nhập cư ở nước họ.Từ điển Luật học trang 354
3719Nhập dự toán vào TabmisLà việc cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước (đối với ngân sách cấp xã), các đơn vị dự toán cấp I, II đã tham gia vào Tabmis, căn cứ quyết định phân bổ và giao dự toán của cấp có thẩm quyền thực hiện nhập dữ liệu dự toán vào Tabmis và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đúng đắn của số liệu dự toán trong Tabmis.107/2008/TT-BTC
3720Nhập khẩu hàng hóalà việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.36/2005/QH11