Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Hiển thị 1-20 trong 5.777 thuật ngữ
Stt | Thuật ngữ | Mô tả / Định nghĩa | Nguồn |
---|---|---|---|
3641 | Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam | là nhà đầu tư nước ngoài lần đầu có dự án tại Việt Nam. | 108/2006/NĐ-CP |
3642 | Nhà liên kế có khoảng lùi | Là nhà liên kế trong khu vực đô thị hiện hữu cải tạo, có khoảng lùi đối với ranh lộ giới đường xác định theo hiện trạng hoặc bản đồ chỉ giới xây dựng. | 135/2007/QĐ-UBND |
3643 | Nhà liên kế có sân vườn | Là loại nhà ở liên kế, phía trước hoặc phía sau nhà có một khoảng sân vườn nằm trong khuôn viên của mỗi nhà và kích thước được lấy thống nhất cả dãy theo quy hoạch chi tiết của khu vực (theo TCXDVN 353:2005). | 135/2007/QĐ-UBND |
3644 | Nhà mặt đường | là nhà có cửa ra vào chính được mở ra đường, phố. “Nhà trong ngõ'' hoặc ''nhà trong ngách” là nhà có cửa ra vào chính được mở ra ngõ hoặc ngách. | 05/2006/QĐ-BXD |
3645 | Nhà máy điện BOT | Các nhà máy điện được đầu tư theo hình thức Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao. | 02/2007/QĐ-BCN |
3646 | Nhà máy điện khởi động đen | là nhà máy điện có khả năng khởi động ít nhất một tổ máy từ trạng thái dừng hoàn toàn và hòa đồng bộ vào lưới mà không cần nhận điện từ lưới truyền tải hoặc lưới phân phối khu vực. | 35/2007/QĐ-BCN |
3647 | Nhà nhập khẩu nước ngoài | là tổ chức nước ngoài mua hàng hoá do Việt Nam sản xuất. | 151/2006/NĐ-CP |
3648 | Nhà nhiều tầng có mục đích sử dụng hỗn hợp | là nhà nhiều tầng, có nhiều diện tích với mục đích sử dụng khác nhau (văn phòng, siêu thị, làm nhà ở và các mục đích khác). | 08/2008/QĐ-BXD |
3649 | Nhà nước | "Sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp, xuất hiện từ khi xã hội loài người bị phân chia thành những giai cấp đối kháng là bộ máy do giai cấp nắm được quyền thống trị về kinh tế, chính trị, xã hội lập nên để điều hành toàn bộ hoạt động của xã hội trong một nước với mục đích là bảo vệ các quyền lợi của giai cấp thống trị – giai cấp chủ nô đối với chế độ nô lệ; giai cấp phong kiến đối với chế độ phong kiến; giai cấp tư sản đối với chế độ tư bản; giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động đối với chế độ xã hội chủ nghĩa. Hệ thống các cơ quan thuộc bộ máy nhà nước bao gồm: a) các cơ quan quyền lực trung ương và địa phương như nghị viện hoặc quốc hội, hội đồng nhân dân địa phương; b) các cơ quan chấp hành: chính phủ, các bộ chức năng của trung ương, các ủy ban nhân dân ở địa phương; c) các cơ quan tư pháp bao gồm các tòa án, các viện kiểm sát (hoặc viện công tố) ở trung ương và địa phương. Có nhiều cách phân loại nhà nước: Phân loại theo chủ quyền có: nhà nước độc lập, nhà nước lệ thuộc. Phân loại theo cơ cấu có: nhà nước đơn nhất, nhà nước liên hiệp, nhà nước liên bang. Phân loại theo tính chất giai cấp có: nhà nước nô lệ, nhà nước phong kiến, nhà nước tư bản, nhà nước dân chủ nhân dân, nhà nước xã hội chủ nghĩa. Phân loại theo chế độ chính trị, xã hội gồm: nhà nước quân chủ, nhà nước quân chủ lập hiến, nhà nước dân chủ. Phân loại theo chỉnh thể có: nhà nước chuyên chế, nhà nước cộng hòa. Phân loại theo hình thức quản lí (cai trị) có: nhà nước thần quyền, nhà nước vương quyền, nhà nước pháp quyền. Nhà nước Việt Nam hiện nay là nhà nước do giai cấp công nhân và đảng tiền phong của nó là Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là nhà nước của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân, là nhà nước độc lập, đơn nhất, cộng hòa xã hội chủ nghĩa và pháp quyền xã hội chủ nghĩa." | Từ điển Luật học trang 348 |
3650 | Nhà nước cho thuê đất | là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng hợp đồng cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất | 13/2003/QH11 |
3651 | Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định | là việc Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho người đó | 13/2003/QH11 |
3652 | Nhà nước đơn nhất | Nhà nước chỉ có một trung tâm quyền lực với các cơ quan trung ương và thể chế chung thống nhất cho toàn bộ lãnh thổ. (vd. một quốc hội, một chính phủ, một quân đội thống nhất, ngân sách thống nhất, một hệ thống pháp luật thống nhất). Các đơn vị hành chính được phân cấp một số quyền hạn nhất định và phải làm nghĩa vụ với trung ương, tuân theo pháp luật chung. | Từ điển Luật học trang 349 |
3653 | Nhà nước giao đất | là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng quyết định hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất | 13/2003/QH11 |
3654 | Nhà nước liên bang | "Nhà nước gồm một số thành viên cũng là nhà nước có sự phụ thuộc ở các mức độ theo điều ước hay hiến pháp khi thành lập. Nhà nước liên bang có các cơ quan trung ương toàn liên bang, là một thực thể độc lập, có chủ quyền và là chủ thể luật quốc tế; mỗi nhà nước thành viên (bang ở Mĩ, Ấn Độ, Thụy Sĩ, vv., có các cơ quan riêng và lãnh thổ của mình nhưng không được coi là một thực thể của chủ quyền đầy đủ. Pháp luật của nhà nước liên bang được áp dụng đối với toàn liên bang. Các nhà nước trong liên bang tham gia vào các quyết định chung theo hiến pháp và qua một số hình thức tổ chức (Nghị viện liên bang, vv.)." | Từ điển Luật học trang 349 |
3655 | Nhà nước liên hiệp | "(cg. liên hiệp các nước), tổ chức liên kết tự nguyện của một số nhà nước thường là những nước ở cạnh nhau, có các mối quan hệ với nhau về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa. Các nhà nước tham gia liên hiệp vẫn là những thực thể độc lập trước pháp luật quốc tế, chỉ ủy nhiệm cho một hay một vài tổ chức chung do họ lập nên một số thẩm quyền thường là về ngoại giao, quốc phòng để bảo vệ lợi ích chung của các thành viên liên hiệp; không có một nhà nước chung trên các nhà nước thành viên như trong nhà nước liên bang. Các văn bản của nhà nước liên hiệp không áp dụng trực tiếp được ở các nước thành viên. Các nước thành viên có thể rút ra khỏi liên hiệp. Vd. Hoa Kì từ 1781 – 1787 là nhà nước liên hiệp Liên bang; Đức trước kia (1815 – 1866) cũng là nhà nước liên hiệp." | Từ điển Luật học trang 349 |
3656 | Nhà nước pháp quyền | "Nhà nước lấy pháp luật làm cơ sở pháp lí thống nhất cho việc điều hành mọi mặt hoạt động của nhà nước, của xã hội, của mọi công dân, dùng pháp luật làm chuẩn mực để phân biệt tính hợp pháp và không hợp pháp; việc được làm và không được làm trong thi hành pháp luật của các cơ quan và cán bộ nhân viên nhà nước, trong việc tuân thủ pháp luật của mọi công dân, tóm lại là một nhà nước phục tùng một trật tự pháp lí loại trừ tình trạng vô chính phủ và tư nhân phục thù, các quyền dân chủ công dân đều được bảo đảm. Trong nhà nước pháp quyền không một cơ quan, tổ chức nào, không một cá nhân nào đứng trên pháp luật và đứng ngoài pháp luật. Sống có pháp luật và hành động theo pháp luật là nguyên tắc xuyên suốt, bao quát nhất trong hoạt động của nhà nước pháp quyền. Có 2 loại nhà nước pháp quyền: 1) Nhà nước pháp quyền tư sản là nhà nước hoạt động trên cơ sở pháp lí của hệ thống pháp luật của giai cấp tư sản. 2) Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân, do dân và vì dân hoạt động trên cơ sở pháp lí của hệ thống pháp luật được ban hành, áp dụng vì lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động." | Từ điển Luật học trang 350 |
3657 | Nhà nước phong kiến | Là nhà nước do vua, chúa đứng đầu và nắm quyền thống trị về mọi mặt đối với xã hội. Ở một số nước vùng Trung Đông như Ai Cập, La Mã, Xyri, Irăc, Irăng, vv. Nhà nước phong kiến ra đời khi chế độ nô lệ cáo chung, người nô lệ được giải phóng thành người nông dân tự do. Ở đại đa số các nước khác, nhà nước phong kiến ra đời khi chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã. Cơ sở kinh tế của nhà nước phong kiến là nền nông nghiệp tự cung tự cấp, thủ công nghiệp. Nhà nước phong kiến là nhà nước phổ biến trên thế giới từ sau thế kỉ thứ V cho đến thế kỉ XVII thì lâm vào khủng hoảng. Nhà nước phong kiến ở Việt Nam ra đời từ buổi đầu dựng nước cho đến Cách mạng tháng Tám 1945 thì chấm dứt. Thời kì thịnh trị của nhà nước phong kiến ở Việt Nam bắt đầu từ thế kỉ thứ X khi giành được độc lập thoát khỏi chế độ áp bức bóc lột của phong kiến phương Bắc và đến cuối thế kỉ XVIII thì bắt đầu khủng hoảng và mất vào tay thực dân Pháp vào giữa thế kỉ XIX. | Từ điển Luật học trang 350 |
3658 | Nhà nước quân chủ lập hiến | Là nhà nước trong đó quyền lực của quốc vương do hiến pháp quy định và hạn chế, là nhà nước vừa có nhà vua vừa có nghị viện. Ở nhà nước quân chủ lập hiến quyền lực chính trị xã hội của nhà vua vẫn còn được thừa nhận nhưng không phải là tuyệt đối, quyền lợi kinh tế của nhà vua và hoàng tộc vẫn được duy trì và bảo vệ nhưng không phải là vô giới hạn. Quyền lực trực tiếp quản lí nhà nước do nghị viện được bầu trên cơ sở phổ thông đầu phiếu, do giai cấp tư sản nắm giữ và chính phủ do nghị viện cử ra điều hành. Nhà nước quân chủ lập hiến ra đời là sự thỏa hiệp giữa hai giai cấp phong kiến lỗi thời với giai cấp tư sản đang lên với mục đích ngăn cản việc giành chính quyền của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Nhà nước của các nước Anh, Tây Ban Nha, Thái Lan, Malaixia, Campuchia là những nhà nước quân chủ lập hiến. | Từ điển Luật học trang 351 |
3659 | Nhà nước thần quyền | Là nhà nước thiết lập, duy trì và thực hiện quyền lực dựa trên những quy tắc giáo lí như kinh thánh, lời sấm truyền, lời thánh dạy… và lòng tin của tín đồ. Nhà nước thần quyền duy nhất hiện nay trên thế giới là nhà nước Tòa thánh La Mã (Ý). Nhà nước La Mã chỉ sở hữu một diện tích đất đai không nhiều hơn hai cây số vuông nhưng cai quản hàng trăm triệu tín đồ Thiên chúa giáo ở nhiều nước trên thế giới. | Từ điển Luật học trang 351 |
3660 | Nhà nước tư sản | Là nhà nước do giai cấp tư sản nắm quyền thống trị. Nhà nước tư sản ra đời vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, sau khi tiến hành cách mạng tư sản, thủ tiêu được chính quyền của giai cấp phong kiến. Cơ sở chính trị – xã hội của nhà nước tư sản là giai cấp tư sản, cơ sở kinh tế của nhà nước tư sản là nền sản xuất hàng hóa trên cơ sở của nền công nghiệp hiện đại, nền khoa học, công nghệ, kĩ thuật phát triển. Nhà nước tư sản đóng vai trò lịch sử là thủ tiêu chế độ kinh tế lạc hậu, lỗi thời của giai cấp phong kiến, thiết lập được một cơ chế quản lí khoa học làm tăng trưởng một cách nhanh chóng, có hiệu quả sự phát triển của nền kinh tế, khoa học kĩ thuật. Đồng thời nhà nước tư sản cũng đã đẩy xã hội ngày càng lún sâu vào cuộc khủng hoảng xã hội không khắc phục được. Đó là sự bất bình đẳng về mặt xã hội, sự sa sút về nhân văn, sự ô nhiễm về môi trường, sự mất cân bằng về sinh thái, vv. Vì vậy mô hình nhà nước tư sản không phải là mô hình hấp dẫn đối với nhân loại tiến bộ. | Từ điển Luật học trang 351 |