Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 5.777 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
3621Nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tếLà một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế hiện đại, đã ghi nhận trong nhiều văn kiện quốc tế quan trọng như Hiến chương Liên hợp quốc, trong bản tuyên ngôn về các nguyên tắc pháp luật quốc tế có liên quan đến quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia năm 1970, trong văn kiện bế mạc của Hội nghị an ninh và hợp tác Châu Âu năm 1975, vv. Nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế nghiêm cấm các quốc gia sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp với nhau, buộc các quốc gia chỉ giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình như đàm phán trung gian, hòa giải, trọng tài, bằng con đường tư pháp, bằng việc sử dụng những cơ quan hoặc những hiệp định khu vực hoặc bằng các biện pháp hòa bình khác do họ lựa chọn.Từ điển Luật học trang 331
3622Nguyên tắc hai cấp xét xửNguyên tắc buộc việc xét xử phải qua hai cấp: sơ thẩm và phúc thẩm. Bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực thi hành ngay. Trong thời hạn do luật định (15 ngày kể từ ngày tuyên án) nếu bản án sơ thẩm bị chống án hoặc kháng nghị thì bản án sơ thẩm phải được đem ra xét xử lại ở cấp phúc thẩm. Bản án sơ thẩm sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày hết hạn chống án hoặc kháng nghị mà các đương sự không chống án hoặc viện kiểm sát không kháng nghị, hoặc kể từ ngày tòa án cấp phúc thẩm bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm. Nếu cấp xét xử phúc thẩm hủy bỏ bản án sơ thẩm và buộc xét xử sơ thẩm trở lại thì các đương sự vẫn có quyền chống án và viện kiểm sát có quyền kháng nghị như đối với xét xử sơ thẩm lần trước. Nguyên tắc hai cấp xét xử được áp dụng để thực hiện tính dân chủ, thận trọng khách quan trong xét xử.Từ điển Luật học trang 332
3623Nguyên tắc hợp tác quốc tế"Việc hợp tác giữa các chủ thể quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hóa, vv.; trong việc khuyến khích, phát triển, tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam, nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo, vv. Nguyên tắc hợp tác quốc tế được thực hiện trên cơ sở bình đẳng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và không vi phạm biên giới quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, cùng hợp tác và thực hiện các cam kết quốc tế. Nguyên tắc hợp tác quốc tế đã được ghi nhận trong nhiều văn kiện quốc tế quan trọng như Hiến chương Liên hợp quốc, văn kiện bế mạc của Hội nghị an ninh và hợp tác Châu Âu năm 1975, vv. Hiến chương Liên hợp quốc khẳng định một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Liên hợp quốc là thực hiện hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo, vv. đồng thời yêu cầu các quốc gia cần phải hợp tác với nhau để giải quyết các vấn đề nảy sinh."Từ điển Luật học trang 332
3624Nguyên tắc phụ hưởng"(L. Accessorium sequitur priceipale) là một nguyên tắc luật dân sự thường được gọi là nguyên tắc phụ hưởng (luật cũ gọi là nguyên tắc phụ thêm). Theo nguyên tắc này chủ sở hữu một bất động sản cũng được coi là chủ sở hữu những thứ phụ thuộc của bất động sản đó. Vd. chủ sở hữu ngôi nhà được coi là chủ sở hữu các đồ đạc trong nhà; chủ sở hữu một mảnh đất được coi là chủ sở hữu những cây cối, hoa màu mà họ trồng trên đất đó. Luật dân sự coi đây là một quyền tài sản và gọi là quyền phụ hưởng (A. right của accession)."Từ điển Luật học trang 334
3625Nguyên tắc tập trung dân chủ"Nguyên tắc thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của cấp trên với việc mở rộng dân chủ rộng rãi để phát huy tính chủ động, sáng tạo của cấp dưới nhằm đạt mục đích và hiệu quả cao trong quản lí nhà nước. Điều 6 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ghi rõ “Quốc hội, hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”. Nguyên tắc tập trung dân chủ đòi hỏi phải bảo đảm thực hiện dân chủ hóa các hoạt động của nhà nước; thực hiện chế độ bầu cử đối với tất cả các đại diện từ trung ương đến cơ sở và thực hiện chế độ báo cáo định kì thường xuyên của các đại biểu dân cử với cử tri cũng như cơ quan nhà nước trước nhân dân, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, các quyết định của cấp trên có giá trị và bắt buộc phải thực hiện đối với cấp dưới; kết hợp sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của cấp trên với việc mở rộng và phát huy tính năng động, sáng tạo của cấp dưới, nhưng phải bảo đảm sự phân công, phân cấp rành mạch, rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi trách nhiệm của mỗi cấp. Cấp trên phải thường xuyên kiểm tra cấp dưới trong việc thực hiện các quyết định và chỉ thị của cấp trên; thực hiện chế độ thông tin và báo cáo thường xuyên giữa cấp trên và cấp dưới; phải bảo đảm kỉ luật nghiêm minh trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước. Nguyên tắc này cũng được áp dụng trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị xã hội và các đoàn thể quần chúng khác trong xã hội"Từ điển Luật học trang 334
3626Nguyên tắc tôn trọng quyền con ngườiViệc tôn trọng và đảm bảo cho con người được hưởng những quyền cơ bản theo quy định của pháp luật trong xã hội dân chủ mà con người làm chủ vận mệnh của mình và làm chủ xã hội. Những quyền này được thể hiện trong pháp luật của các nước, bao gồm chủ yếu: quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền bình đẳng, quyền bất khả xâm phạm thân thể, quyền tự do đi lại, cư trú, tự do tư tưởng, tự do hội họp, lập hội, quyền được lao động, quyền thành lập công đoàn, được bảo hiểm xã hội, được học hành, tham gia đời sống văn hóa. Những quyền cơ bản của con người được thể hiện trong nhiều văn kiện quốc tế như Hiến chương Liên hợp quốc, bản Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (1948), Công ước về những quyền dân sự và chính trị và Công ước về những quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1971.Từ điển Luật học trang 335
3627Nguyên thủ quốc giaNgười đứng đầu một nhà nước (quốc gia) để đại diện cho nhà nước ấy cả về đối nội và đối ngoại. Tùy theo chế độ và hiến pháp của mỗi nước, nguyên thủ quốc gia có thể là một cá nhân (vua, tổng thống, chủ tịch nước…) hoặc một tập thể (hội đồng nhà nước, hội đồng tổng thống…). Tùy theo mỗi nước, nguyên thủ quốc gia giữ vai trò đại diện về nghi thức, không có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm thực sự, hoặc có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm nhất định, mức độ nhiều ít, rộng hẹp. Nguyên thủ quốc gia Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo Hiến pháp năm 1992 là chủ tịch nước: “người đứng đầu nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại”, chịu trách nhiệm và có những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 102 và 103 của Hiến pháp năm 1992.Từ điển Luật học trang 335
3628Nhà bạt cứu sinh loại nhẹ"Loại nhà bạt có khối lượng toàn bộ nhẹ; cấu trúc lắp dựng tạm thời, cơ động. Nhà bạt không có vì kèo mái. Kết cấu chịu lực của nhà bạt bằng hệ thống các cột chống chính, xà, cột chống xung quanh, cọc ghim và dây néo. Nhà bạt có cửa đi đầu hồi; vách xung quanh có cửa sổ; mái nhà có cửa lấy ánh sáng; không có tấm trải sàn"72/2008/QĐ-BTC
3629Nhà chức tráchNgười giữ một chức vụ, có quyền hạn và trách nhiệm, thường dùng để chỉ công chức đứng đầu một cơ quan, một tổ chức, đơn vị, vv.Từ điển Luật học trang 348
3630Nhà chung cư"là nhà nhiều tầng, nhiều hộ ở; có cấu trúc kiểu căn hộ khép kín; có lối đi, cầu thang chung và hệ thống kết cấu hạ tầng sử dụng chung."10/2003/QĐ-BXD
3631Nhà chung cư độc lậplà một nhà chung cư có vị trí tách biệt với các nhà chung cư khác.08/2008/QĐ-BXD
3632Nhà cung cấp dịch vụ quảng cáoLà tổ chức cung cấp dịch vụ gửi thư điện tử, tin nhắn quảng cáo đến người nhận.90/2008/NĐ-CP
3633Nhà cung cấp dịch vụ thư điện tửLà doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet có cung cấp dịch vụ thư điện tử12/2008/TT-BTTTT
3634Nhà cung cấp dịch vụ tin nhắnLà doanh nghiệp viễn thông di động hoặc doanh nghiệp viễn thông cố định có cung cấp dịch vụ tin nhắn12/2008/TT-BTTTT
3635Nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn qua mạng InternetLà doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet có cung cấp dịch vụ gửi tin nhắn từ Internet vào mạng viễn thông di động và mạng viễn thông cố định12/2008/TT-BTTTT
3636Nhà đầu tư"là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm: a) Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo Luật doanh nghiệp; b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật hợp tác xã; c) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước khi Luật này có hiệu lực; d) Hộ kinh doanh, cá nhân; đ) Tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người nước ngoài thường trú ở Việt Nam; e) Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam."59/2005/QH11
3637Nhà đầu tư chiến lược nước ngoài"là tổ chức tín dụng nước ngoài có uy tín, có năng lực tài chính và khả năng hỗ trợ ngân hàng Việt Nam trong phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, nâng cao năng lực quản trị, điều hành và áp dụng công nghệ hiện đại; có lợi ích chiến lược phù hợp với chiến lược phát triển của ngân hàng Việt Nam, đáp ứng các tiêu chí cụ thể do ngân hàng Việt Nam quy định."69/2007/NĐ-CP
3638Nhà đầu tư chứng khoánlà tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán.70/2006/QH11
3639Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệplà ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, tổ chức kinh doanh chứng khoán.70/2006/QH11
3640Nhà đầu tư nước ngoàiCá nhân hoặc tổ chức kinh tế nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.Từ điển Luật học trang 348