Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 5.777 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
321Bên nhượng quyền thướng mại thứ cấplà thương nhân có quyền cấp lại quyền thương mại mà mình đã nhận từ Bên nhượng quyền ban đầu cho Bên nhận quyền thứ cấp.35/2006/NĐ-CP
322Bên nước ngoàilà người nước ngoài hoặc tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài.144/2003/NĐ-CP
323Bên uỷ thác mua bán hàng hoálà thương nhân hoặc không phải là thương nhân giao cho bên nhận uỷ thác thực hiện mua bán hàng hoá theo yêu cầu của mình và phải trả thù lao uỷ thác.36/2005/QH11
324Bệnh dạiLà một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây bệnh ở động vật và người, gây nên những cái chết với triệu chứng rất thảm khốc. Nguồn mang mầm bệnh chủ yếu là chó (90%), mèo nuôi (5%) và động vật hoang dã. Khi động vật mắc bệnh dại cào, cắn, liếm vào người, vi rút từ nước bọt sẽ lây truyền qua da và niêm mạc bị tổn thương. Vi rút xâm nhập vào cơ thể được nhân lên và hướng tới hệ thần kinh, phá huỷ mô thần kinh, gây nên những kích động điên dại và kết thúc bằng cái chết. Động vật sau khi nhiễm vi rút dại có thời gian ủ bệnh khác nhau tuỳ thuộc loài, độc lực của vi rút và vị trí vết cắn. Thời gian ủ bệnh ở con vật có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng, có thể lâu hơn, nhưng trước 10-15 ngày phát bệnh thường thải vi rút qua nước bọt gây nhiễm cho người, gia súc khác qua vết cào, cắn, liếm.48/2009/TT-BNNPTNT
325Bệnh nghề nghiệp"Bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đến người lao động theo danh mục các bệnh nghề nghiệp do Bộ y tế và Bộ lao động thương binh và xã hội quy định (Điều 106 - Bộ luật lao động). (Xt. An toàn lao động; Bảo hiểm xã hội; Vệ sinh lao động)."Từ điển Luật học trang 41
326Bệnh truyền nhiễmlà bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm03/2007/QH12
327Bệnh viện công lậplà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Nhà nước thành lập44/2007/QĐ-BYT
328Bị can"Người bị khởi tố về hình sự theo quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra (Điều 34 - Bộ Luật tố tụng hình sự). Bị can có quyền biết mình bị khởi tố về tội gì, đưa ra chứng cứ và những yêu cầu, đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Bị can được giao nhận bản sao quyết định khởi tố, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn, được giao nhận bản kết luận điều tra sau khi kết thúc điều tra, bảo cáo trạng sau khi viện kiểm sát quyết định truy tố, có quyền khiếu nại các quyết định của cơ quan điều tra và viện kiểm sát. Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án; trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải, nếu trốn tránh sẽ bị truy nã. (Xt. Người tham gia tố tụng)."Từ điển Luật học trang 45
329Bị cáo"Người bị tòa án quyết định đưa ra xét xử (Điều 34 - Bộ luật tố tụng hình sự). Bị cáo được giao nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; được tham gia phiên toà; được đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; đưa ra chứng cứ và những yêu cầu; nói lời sau cùng trước khi nghị án; được kháng cáo bản án và quyết định của toà án. Bị cáo phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, viện kiểm sát và toà án; trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải. (Xt. Người tham gia tố tụng)."Từ điển Luật học trang 45
330Bị đơnNgười bị nguyên đơn kiện hoặc bị viện kiểm sát khởi tố hoặc tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung trong những vụ án dân sự, kinh tế, lao động. Bị đơn có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Ngoài những quyền và nghĩa vụ chung của các đương sự, bị đơn còn có quyền phản tố tức là đưa ra yêu cầu của mình đối với nguyên đơn. Ở những trường hợp sau đây: a. Bị đơn đưa ra một số tiền mà nguyên đơn phải thanh toán cho bị đơn để cho hai bên trừ nợ cho nhau. b. Bị đơn đưa ra yêu cầu ngược lại với nguyên đơn và việc thực hiện yêu cầu này sẽ làm cho yêu cầu của nguyên đơn không còn có căn cứ nữa (vd. Nguyên đơn yêu cầu bị đơn bồi thường do vi phạm hợp đồng nhưng bị đơn lại yêu cầu toà án huỷ hợp đồng đó vì bị đơn đã bị nguyên đơn cưỡng ép hoặc lừa dối nên mới kí hợp đồng). c. Bị đơn không phủ nhận yêu cầu của nguyên đơn nhưng đưa ra yêu cầu có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu của nguyên đơn (vd. nguyên đơn đòi bị đơn phải trả tiền thuê nhà, nhưng bị đơn lại cho rằng nguyên đơn đã để mặc cho nhà hư hỏng, họ đã báo cho nguyên đơn biết trước là họ phải chi ra một số tiền để chữa nhà, cho nên nguyên đơn phải thanh toán cho bị đơn số tiền đó). Nếu đã triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà bị đơn vắng mặt không có lý do chính đáng thì thẩm phán có quyền ra quyết định phạt tiền người đó từ 15 - 50 nghìn đồng (Điều 20 - Pháp lệnh ngày 29.11.1989 về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự).Từ điển Luật học trang 46
331Bị đơn trong vụ án dân sựlà người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.24/2004/QH11
332Bí mật an ninh, quốc phòng"Những điều liên quan đến an ninh, quốc phòng cần phải giữ kín không được tiết lộ, phải bảo quản theo những quy định của Nhà nước, chỉ những người có thẩm quyền mới được biết về bí mật an ninh, quốc phòng (Pháp lệnh ngày 28.10.1991). Bí mật an ninh quốc phòng gồm: a. Kế hoạch chiến lược phòng thủ đất nước; kế hoạch động viên đối phó với chiến tranh; các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh có ý nghĩa quyết định khả năng phòng thủ đất nước. b. Tổ chức, trang bị, phương án tác chiến của các đơn vị vũ trang; phương án vận chuyển và cất giấu vũ khí; công trình quan trọng phòng thủ biên giới, vùng trời, vùng biển, hải đảo. c. Tài liệu về đường biên giới chưa công bố; bản đồ quân sự, toạ độ điểm hạng I, hạng II nhà nước của mạng lưới quốc gia hoàn chỉnh cùng với các ghi chú điểm kèm theo; vị trí và trị số các mốc chính của các trạm khí tượng thủy văn, hải văn; số liệu, độ cao số không tuyệt đối các mốc hải văn. d. Các khu vực cấm mà Hội đồng bộ trưởng đã xác định. đ. Phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, bí quyết nghề nghiệp đặc biệt quan trọng đối với quốc phòng, an ninh quốc gia, chưa công bố. e. Mật mã quốc gia g. Tổ chức và hoạt động tình báo, phản gián. h. Những cuộc đàm phán với nước ngoài về quốc phòng, an ninh quốc gia,... chưa công bố (X. Bí mật nhà nước)."Từ điển Luật học trang 41
333Bí mật chính trịLĩnh vực rất quan trọng của bí mật nhà nước, bao gồm: a. Các chủ trương, chính sách về đối nội, đối ngoại chưa công bố hoặc không công bố b. Các cuộc đàm phán về chính trị giữa Việt Nam với nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế chưa được công bố. c. Những tin tức của nước ngoài hoặc của tổ chức quốc tế chuyển giao cho Việt Nam chưa được công bố. (Pháp lệnh ngày 28.10.1991). (Xt. Bí mật nhà nước).Từ điển Luật học trang 42
334Bí mật công nghệ"Phương pháp, cách thức, quy trình chế tạo một sản phẩm được nhiều hơn, tốt hơn hoặc rẻ hơn mà nhà sản xuất giữ bí mật đối với đối thủ cạnh tranh, khi chưa xin văn bằng bảo hộ. Trường hợp chuyển giao công nghệ, các bên thỏa thuận về phạm vi, mức độ bảo mật đối với công nghệ được chuyển giao; nếu không có thoả thuận thì bên được chuyển giao công nghệ phải giữ bí mật về tất cả các thông tin là nội dung hoặc có liên quan đến công nghệ được chuyển giao trong suốt thời gian hợp đồng có hiệu lực như bảo vệ các thông tin bí mật của chính mình. Bên được chuyển giao công nghệ vi phạm nghĩa vụ giữ bí mật thì phải bồi thường thiệt hại cho bên chuyển giao công nghệ (Điều 820 - Bộ luật dân sự)."Từ điển Luật học trang 42
335Bí mật đời tưNhững thông tin, tư liệu sự kiện, hoàn cảnh về đời tư của cá nhân mà người khác không được loan truyền nếu không được người đó đồng ý hoặc pháp luật cho phép. Bí mật đời tư của cá nhân được pháp luật tôn trọng và bảo vệ (Điều 34 - Bộ luật dân sự năm 1995). Quyền đối với bí mật đời tư gồm cả quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở và quyền tự do thư tín của công dân. Do đó, không ai được khám xét chỗ ở, bóc, mở, kiểm soát thư, điện tín, điện thoại, bưu kiện của người khác nếu mình không phải là người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (xt. Bất khả xâm phạm). Người bị vi phạm bí mật đời tư có quyền yêu cầu người vi phạm phải: a. Chấm dứt hành vi vi phạm. b. Xin lỗi, cải chính công khai. c. Bồi thường thiệt hại. Trường hợp hành vi vi phạm cấu thành tội phạm thì người vi phạm bị xét xử về tội xâm phạm chỗ ở của công dân, tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện báo của người khác (Điều 120, 121 - Bộ luật hình sự năm 1986).Từ điển Luật học trang 42
336Bí mật kinh doanhlà thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.50/2005/QH11
337Bí mật kinh doanhzlà thông tin không phải là hiểu biết thông thường, có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng thông tin đó và được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được27/2004/QH11
338Bí mật kinh tế"Những vấn đề về kinh tế, tài chính của nhà nước phải giữ kín, chưa được công bố hoặc không được công bố, bí mật đời tư bao gồm các vấn đề về: a. Dự trữ chiến lược quốc gia; các số liệu dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước về những lĩnh vực chưa công bố hoặc không công bố; kế hoạch phát triển tiền tệ, khóa an toàn của từng mẫu tiền; phương án, kế hoạch thu đổi tiền chưa công bố. b. Số liệu tuyệt đối về thu chi ngân sách nhà nước chưa công bố; số lượng tiền in, phát hành; tiền dự trữ bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ; các số liệu về bội chi, lạm phát tiền mặt chưa công bố. c. Phương án giá mà nhà nước chưa công bố. d. Nơi lưu giữ và số lượng kim loại quý hiếm, đá quý, ngoại hối và vật quý hiếm khác của nhà nước, địa điểm, trữ lượng của các mỏ kim loại quý hiếm, chất phóng xạ chưa công bố. đ. Phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, bí quyết nghề nghiệp đặc biệt quan trọng đối với kinh tế, khoa học, công nghệ chưa công bố. e. Kế hoạch xuất nhập khẩu các mặt hàng giữ vị trí trọng yếu trong việc phát triển tiềm năng kinh tế xã hội của đất nước. g. Các cuộc đàm phán về kinh tế, khoa học, công nghệ giữa Việt Nam với nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế chưa công bố (Pháp lệnh ngày 28.10.1991). (Xt. Bí mật nhà nước)."Từ điển Luật học trang 43
339Bí mật nhà nước"(cg. Bí mật quốc gia), những tin tức về vụ việc, tài liệu, số liệu, địa điểm, vật, lời nói có nội dung quan trọng thuộc các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học công nghệ hoặc các lĩnh vực khác mà nhà nước chưa công bố hoặc không công bố và nếu bị tiết lộ, thì gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bí mật nhà nước có loại tuyệt mật và loại mật theo danh sách do những người đứng đầu các cơ quan nhà nước cấp trung ương, các chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương quy định. Người làm lộ bí mật nhà nước hoặc vi phạm những quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, tuỳ theo mức độ, sẽ bị xử phạt về hành chính hoặc bị xử lý về hình sự (tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước, tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật nhà nước; tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước, tội làm mất tài liệu bí mật nhà nước). (Điều 92, 93 - Bộ luật hình sự năm 1986)."Từ điển Luật học trang 43
340Bí mật thư tín, điện tín, điện thoại"Nội dung thư tín, điện tín, điện thoại thuộc về bí mật đời tư, không ai được loan truyền, đặc biệt là những nhân viên bưu điện phải giữ bí mật, phải chuyển giao đúng địa chỉ, không được làm thất lạc… Hiến pháp năm 1992 quy định: ""Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc khám xét chỗ ở, việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật"". Điều 7 - Bộ luật tố tụng hình sự quy định: ""Không ai được xâm phạm chỗ ở, an toàn và kỉ luật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Việc khám xét chỗ ở, khám xét, tạm giữ và thu giữ thư tín, điện tín khi tiến hành tố tụng phải theo đúng quy định của bộ luật này"". Điều 121 - Bộ luật hình sự quy định: ""Người nào chiếm đoạt thư, điện báo hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn, thư tín, điện báo của người khác thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm""."Từ điển Luật học trang 44