Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 5.777 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
341Bí mật thương mại"Những điều mà các thương nhân giữ kín trong khi thực hiện các hành vi thương mại. Vd. Bí quyết về công nghệ (Điều 554 - Bộ luật dân sự về nghĩa vụ của người nhận gia công đối với các thông tin về quy trình gia công… vận dụng và gia công thương mại theo Điều 131 - Luật thương mại). Bí mật về tài khoản ở ngân hàng. Bí mật về hồ sơ đấu thầu ""Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tổ chức đấu thầu và xét chọn thầu phải giữ bí mật thông tin liên quan trong suốt quá trình đấu thầu"" (Điều 149 - Luật thương mại). Bí mật về những thông tin trong những quan hệ về môi giới, đại diện thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa (Điều 86, 93, 107 - Luật thương mại về nghĩa vụ giữ bí mật liên quan đến hoạt động thương mại của người đại diện cho thương nhân, của người môi giới thương mại, của người được uỷ thác). Nội dung bí mật thương mại do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định. Người vi phạm sẽ phải bồi thường thiệt hại đã gây ra cho bên kia."Từ điển Luật học trang 44
342Bí quyếtlà những kinh nghiệm, kiến thức, thông tin kỹ thuật quan trọng, mang tính chất bí mật được tích lũy, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, có khả năng tạo ra những dịch vụ, sản phẩm có chất lượng cao, đem lại hiệu quả kinh tế lớn, có khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.11/2005/NĐ-CP
343Bí quyết kỹ thuậtlà thông tin được tích luỹ, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh của chủ sở hữu công nghệ có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ80/2006/QH11
344Bí thư ngoại giao"Viên chức ngoại giao có hàm ngoại giao sau đại sứ, công sứ, tham tán, trước tuỳ viên ngoại giao. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hàm bí thư thứ nhất, hàm bí thư thứ hai thuộc cấp ngoại giao trung cấp; hàm bí thư thứ ba thuộc cấp ngoại giao sơ cấp. Khi thực hiện chức vụ ngoại giao ở nước ngoài, bí thư thứ nhất, thứ hai, thứ ba được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ tại nước tiếp nhận theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế."Từ điển Luật học trang 45
345Bị vong lụcVăn kiện ngoại giao giải trình, lí giải và phân tích vấn đề đưa ra cơ sở, luận cứ và kiến giải theo lập trường của quốc gia. Có hai loại bị vong lục: một loại là phụ lục đính kèm thư riêng hoặc công hàm với mục đích làm gọn văn bản chính. Loại thứ hai là tài liệu độc lập được trình bày chi tiết hơn loại thứ nhất. Cả hai loại đều được chuyển hoặc gửi theo con đường văn thư.Từ điển Luật học trang 46
346Biên bản"Văn bản do cơ quan, cán bộ có thẩm quyền lập để ghi lại một cách đầy đủ một việc đã tiến hành, một sự việc đã xảy ra (ngày, tháng, năm, địa điểm, nội dung của sự việc …) và đặc biệt là quá trình, kết quả của các hoạt động tố tụng để lưu làm chứng cứ như: biên bản khám nghiệm hiện trường (biên bản ghi lại các dấu vết, tang vật ... tìm thấy ở nơi xảy ra việc phạm tội như trộm cắp, án mạng ...); biên bản lấy lời khai của bị can, người làm chứng; biên bản hoà giải một việc tranh chấp... Biên bải phải có chữ kí của người hữu quan, của những người làm chứng, người có mặt ở hiện trường... sau khi được nghe đọc lại (Điều 59, 78 - Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988)."Từ điển Luật học trang 46
347Biển cả(biển quốc tế, biển công, biển mở hoặc biển tự do), tất cả những phần biển nằm ngoài các vùng biển thuộc quyền của quốc gia như vùng đặc quyền kinh tế, vùng lãnh hải, vùng nội thuỷ của một quốc gia đồng thời cũng không thuộc vùng biển giữa các đảo của một quốc gia quần đảo (Điều 86 - Công ước năm 1982 về luật biển). Biển cả được để ngỏ, tất cả các quốc gia dù có biển hay không đều có quyền tự do trên biển cả bao gồm: a. Tự do hàng hải. b. Tự do hàng không. c. Tự do đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm theo quy định của Công ước năm 1982 về luật biển. d. Tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các thiết bị khác theo quy định của pháp luật quốc tế. đ. Tự do đánh bắt hải sản. e. Tự do nghiên cứu khoa học (Điều 87 - Công ước năm 1982). Biển cả phải được sử dụng vào các mục đích hòa bình. Mọi quốc gia đều có quyền cho các tàu thuyền treo cờ của mình đi trên biển cả.Từ điển Luật học trang 47
348Biên chếlà số người làm việc trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, do đơn vị quyết định hoặc được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo hướng dẫn của Nhà nước.116/2003/NĐ-CP
349Biển đảolà khái niệm bao hàm các yếu tố liên quan đến đường biên giới, ranh giới trên biển và các đảo, các quần đảo thuộc chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.06/2006/TTLT-BTNMT-BNV-BNG-BQP
350Biến điện áp (VT)Là thiết bị biến đổi điện áp, mở rộng phạm vi đo điện áp và điện năng cho hệ thống đo đếm.27/2009/TT-BCT
351Biên độ bán phá giálà khoảng chênh lệch có thể tính được giữa giá thông thường của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam so với giá xuất khẩu hàng hóa đó vào Việt Nam.20/2004/PL-UBTVQH11
352Biên độ bán phá giá không đáng kểlà biên độ bán phá giá không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.20/2004/PL-UBTVQH11
353Biên độ dao động giálà giới hạn dao động giá chứng khoán quy định trong ngày giao dịch được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) so với giá tham chiếu.25/QĐ-TTGDHCM
354Biên độ giá thị trườnglà tập hợp các giá trị về mức giá, tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất sinh lời của sản phẩm được xác định từ các giao dịch độc lập được chọn để so sánh, tùy theo quy định về các phương pháp xác định giá thị trường.117/2005/TT-BTC
355Biên độ lũLà trị số chênh lệch mực nước giữa mực nước đỉnh lũ và mực nước ngay trước lúc lũ lên.18/2008/QĐ-BTNMT
356Biến động bất thường"Là biến động về giá cả hoặc về lượng cung - cầu đối với các mặt hàng thiết yếu xảy ra không bình thường, làm giá bán lẻ trên thị trường tăng hoặc giảm bình quân 15% trở lên so với mức giá trên thị trường trước khi có biến động trong thời gian tối thiểu 15 ngày liên tục; do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, địch họa, khủng hoảng kinh tế; các tổ chức, cá nhân lạm dụng vị thế độc quyền, liên kết độc quyền để quy định giá gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc gây thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân khác; do đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý; do tác động bởi tin đồn thất thiệt, thông tin không chính xác; hoặc do các điều kiện bất thường khác gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân trên địa bàn thành phố."24/2009/QĐ-UBND
357Biến dòng điện (CT)Là thiết bị biến đổi dòng điện, mở rộng phạm vi đo dòng điện và điện năng cho hệ thống đo đếm.27/2009/TT-BCT
358Biến động về tài sản phải kê khailà sự tăng, giảm tài sản, thu nhập phải kê khai so với lần kê khai gần nhất.37/2007/NĐ-CP
359Biên giới quốc giaRanh giới phân định lãnh thổ của một quốc gia giới hạn vùng đất, vùng nước, vùng trời, vùng lòng đất, vùng biển với các quốc gia khác. Biên giới quốc gia là bất khả xâm phạm. Việc vi phạm biên giới quốc gia bị pháp luật quốc tế coi là xâm phạm chủ quyền quốc gia và làm phát sinh trách nhiệm quốc tế. Biên giới quốc gia trên bộ và trên biển của các quốc gia kề cận nhau được xác định trên cơ sở điều ước quốc tế giữa các nước hữu quan. Trong trường hợp lãnh thổ quốc gia trên biển tiếp giáp với biển cả, thì quốc gia tự xác định đường quốc giới trên biển phù hợp với pháp luật quốc tế, đặc biệt là phù hợp với Công ước năm 1982 về luật biển.Từ điển Luật học trang 47
360Biển kín hay nửa kín"Một vịnh, một vũng hay một vùng biển do nhiều quốc gia bao bọc xung quanh và thông với một biển khác hay với đại dương qua một cửa hẹp, hoặc là hoàn toàn hay chủ yếu do các lãnh hải và các vùng đặc quyền về kinh tế của nhiều quốc gia tạo thành. Các quốc gia ở ven bờ một biển kín hay nửa kín phải hợp tác với nhau trong việc sử dụng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ của họ theo Công ước, thông qua một tổ chức khu vực hoặc trực tiếp phối hợp với nhau trong quản lý, bảo tồn, thăm dò và khai thác các tài nguyên sinh vật của biển đó; bảo vệ và giữ gìn môi trường biển; phối hợp chính sách nghiên cứu khoa học trong vùng được xem xét; phối hợp với các quốc gia khác thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học chung (Điều 122, 123 - Công ước năm 1982)."Từ điển Luật học trang 47