Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Hiển thị 1-20 trong 5.777 thuật ngữ
Stt | Thuật ngữ | Mô tả / Định nghĩa | Nguồn |
---|---|---|---|
3221 | Miễn trừ | Là văn bản do Cục Hàng không Việt Nam ban hành cho phép một cá nhân, tàu bay hoặc tổ chức được miễn áp dụng một hoặc một số yêu cầu của Quy chế này khi xét thấy việc miễn trừ đó có thể duy trì được mức độ an toàn tương ứng vì lợi ích công cộng và bảo đảm an toàn hàng không. | 10/2008/QĐ-BGTVT |
3222 | Miễn trừ nghị viên | Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của nghị sĩ trong nhiệm kì: không bị bắt, không bị giam giữ, không bị truy tố nếu không có sự đồng ý của Nghị viện trừ trường hợp phạm tội quả tang. Từ này ít dùng ở Việt Nam, nhưng quyền trên có được quy định trong hiến pháp. Điều 40 – Hiến pháp năm 1946: “Nếu chưa được nghị viện nhân dân đồng ý, hay trong lúc nghị viện không họp mà chưa được Ban thường vụ đồng ý thì Chính phủ không được bắt giam và xét xử những nghị viên. Nghị viên không bị truy tố về lời nói hay biểu quyết trong nghị viện. Trong trường hợp phạm pháp quả tang. Chính phủ có thể bắt giam nghị viên ngay nhưng chậm nhất là 24 giờ phải thông tri cho Ban thường vụ. Ban thường vụ hoặc Nghị viện sẽ quyết định”. Điều 99 – Hiến pháp năm 1992 quy định: “Không có sự đồng ý của Quốc hội và trong thời gian Quốc hội không họp nếu không có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội, thì không được bắt giam, truy tố đại biểu Quốc hội. Nếu vi phạm tội quả tang mà đại biểu Quốc hội bị tạm giữ thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội xét và quyết định”. | Từ điển Luật học trang 305 |
3223 | Miễn trừ ngoại giao | "Quyền bất khả xâm phạm về một số đối tượng và quyền được miễn làm một số nghĩa vụ mà nước chủ nhà dành cho các cơ quan đại diện ngoại giao, các viên chức ngoại giao, nhân viên các cơ quan ngoại giao đóng tại nước mình (quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao): - Cơ quan đại diện ngoại giao có quyền bất khả xâm phạm về trụ sở, về hồ sơ lưu trữ, về thư tín ngoại giao, có quyền tự do liên lạc bằng các phương tiện hợp pháp của nước mình, được miễn thuế (tất cả các thứ thuế và lệ phí trừ tiền trả cho các dịch vụ cụ thể) (Điều 20 – 28 Công ước Viên năm 1961). - Viên chức ngoại giao có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, về nhà ở, thư tín, tài liệu, phương tiện đi lại, có quyền tự do đi lại trừ những vùng lãnh thổ có quy định riêng về lí do an ninh, bí mật quốc gia, được miễn thuế… (Điều 29 – 35 – Công ước Viên năm 1961). - Thành viên gia đình viên chức ngoại giao cũng được hưởng các quyền trên. Nhân viên hành chính, kĩ thuật của cơ quan ngoại giao và thành viên thành viên gia đình được các quyền trên nhưng hẹp hơn (Điều 37 – Công ước viên năm 1961). Các quyền trên đây được ghi trong pháp luật của Nhà nước Việt Nam; Pháp lệnh về hải quan năm 1990; Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện quốc tế tại Việt Nam năm 1993…" | Từ điển Luật học trang 306 |
3224 | Miễn trừ quốc gia trong tư pháp quốc tế | (gọi tắt là miễn trừ quốc gia), xuất phát từ nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế “chủ quyền quốc gia”. Trên cơ sở bình đẳng giữa các quốc gia thì mỗi một quốc gia không thể thực hiện quyền lực của mình trong quan hệ với quốc gia khác: “Không ai có quyền lực đối với người ngang hàng với mình”, vì vậy các cơ quan và tài sản của một nước ngoài được hưởng quyền miễn trừ. Trong lí luận cũng như trong thực tiễn quan hệ quốc tế, thường nói đến các dạng miễn trừ quốc gia, chủ yếu là miễn trừ tư pháp. Miễn trừ quốc gia tư pháp được thể hiện ở chỗ một quốc gia không thể là bị đơn trước tòa của một quốc gia khác, tài sản của quốc gia đó không thể là đối tượng để đảm bảo vụ kiện, vd. không được áp dụng các biện pháp cưỡng chế như trưng thu, trưng dụng, tạm giữ, vv. để giữ tàu bè của một quốc gia nhằm mục đích thực hiện các biện pháp sơ bộ để giải quyết vụ kiện hoặc để thi hành một bản án của tòa án, một quyết định của trọng tài. Tuy nhiên, nguyên tắc miễn trừ quốc gia không loại trừ trường hợp quốc gia đứng tư cách nguyên đơn trong một vụ kiện tại tòa án của một quốc gia khác. Nguyên tắc miễn trừ quốc gia được ghi nhận trong pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 84 – Pháp lệnh về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989: “Vụ án dân sự có liên quan đến nhà nước nước ngoài được hưởng quy chế ngoại giao được giải quyết bằng con đường hưởng quy chế ngoại giao đồng ý tham gia tố tụng tại Tòa án Việt Nam”. | Từ điển Luật học trang 306 |
3225 | Miễn trừ tư pháp | "Nguyên tắc của luật quốc tế hình thành trên cơ sở bình đẳng chủ quyền quốc gia. Khác với các thể nhân và pháp nhân, quốc gia là một thực thể có chủ quyền, do đó khi tham gia vào các quan hệ dân sự, quốc gia được hưởng quyền miễn trừ tư pháp. Điều đó có nghĩa là một quốc gia không phải chịu sự tài phán của quốc gia khác. Quốc gia không thể bị gọi ra trước tòa án của một quốc gia khác với tư cách là bị đơn nếu không có sự đồng ý của chính quốc gia đó. Về nội dung, quyền miễn trừ tư pháp bao gồm: miễn trừ xét xử của tòa án nước ngoài; miễn trừ đảm bảo sơ bộ án và miễn trừ khỏi việc thi hành cưỡng chế các bản án của tòa án nước ngoài và các quyết định của trọng tài nước ngoài. Quyền miễn trừ tư pháp còn được áp dụng đối với những người có chức phận ngoại giao. Tuy nhiên, theo Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao thì những người sau không được hưởng quyền miễn trừ tư pháp trong các trường hợp như: các vụ kiện về tài sản, liên quan tới bất động sản của cá nhân nằm trên lãnh thổ của nước sở tại, nếu viên chức ngoại giao sở hữu bất động sản đó không nhân danh nước cử đi vì các mục đích của cơ quan đại diện; một vụ kiện liên quan đến việc thừa kế trong đó viên chức ngoại giao đứng tên là người thực hiện di chúc, người bảo hộ, người thừa kế hoặc người thừa tự với tư cách cá nhân chứ không phải nhân danh nước cử đi; một vụ kiện liên quan đến bất cứ hoạt động nghề nghiệp hoặc thương mại nào mà viên chức ngoại giao tiến hành ở nước tiếp nhận ngoài phạm vi những chức năng chính thức của họ. Việt Nam là thành viên của Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao từ năm 1980 và đã kí kết nhiều hiệp định lãnh sự với các nước hữu quan trong đó có nhiều quy phạm đề cập đến vấn đề miễn trừ tư pháp." | Từ điển Luật học trang 307 |
3226 | Minh bạch tài sản, thu nhập | là việc kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai và khi cần thiết được xác minh, kết luận. | 55/2005/QH11 |
3227 | Minh oan | Việc tòa án công bố bằng bản án người trước đây đã bị buộc tội hoặc đã bị xử phạt là người không có tội. Người được minh oan phải được trả lại tự do ngay sau khi bản án minh oan được công bố, nếu không bị tạm giam hoặc giam giữ vì một tội khác. Mọi quyền lợi của người bị kết tội oan phải được khôi phục đầy đủ. Nếu người bị kết tội oan đã chết thì việc công bố bản án minh oan vẫn phải tiến hành và trả lại mọi tài sản của người đó cho thân nhân họ nếu có sự việc xử lí tài sản khi họ bị kết tội. | Từ điển Luật học trang 308 |
3228 | MM | (Middle Marker): Đài chỉ mốc vô tuyến giữa. | 14/2007/QĐ-BGTVT |
3229 | Mô | là tập hợp các tế bào cùng một loại hay nhiều loại khác nhau để thực hiện các chức năng nhất định của cơ thể người. | 75/2006/QH11 |
3230 | Mô đun chương trình | là một phần của chương trình được viết và kiểm tra riêng biệt, sau đó được tổ hợp với các mô đun khác để tạo thành chương trình hoàn chỉnh. | 1630/2003/QĐ-NHNN |
3231 | Mở ga đường sắt | là việc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ra quyết định công bố đưa ga đường sắt vào hoạt động để phục vụ chạy tàu, vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý, bao gửi. | 53/2007/QĐ-BGTVT |
3232 | Mô hình cộng đồng quản lý | Là tổ chức tập thể do những người hưởng lợi lập ra để quản lý, vận hành hệ thống cấp nước, được Chính quyền cơ sở công nhận | 51/2008/QĐ-BNN |
3233 | Mô hình DPSIR | Là mô hình mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa Động lực – D (phát triển kinh tế - xã hội, nguyên nhân sâu xa của các biến đổi môi trường) – Áp lực – P (các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi trường) – Hiện trạng – S (hiện trạng chất lượng môi trường) – Tác động – I (tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe cộng đồng, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái) – Đáp ứng – R (các giải pháp bảo vệ môi trường). | 09/2009/TT-BTNMT |
3234 | Mô hình trình diễn | là sự triển khai áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về khoa học công nghệ trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quy mô phù hợp để trình diễn trước khi đưa ra áp dụng trên diện rộng. | 75/2007/QĐ-BNN |
3235 | Mỏ khoáng | là tập hợp tự nhiên các khoáng sản, có số lượng tài nguyên, chất lượng và đặc điểm phân bố đáp ứng yêu cầu tối thiểu để khai thác, chế biến, sử dụng trong điều kiện công nghệ, kinh tế hiện tại hoặc trong tương lai gần. | 13/2008/QĐ-BTNMT |
3236 | Mỏ sa khoáng thiếc, vàng và titan | là mỏ khoáng được hình thành do tích tụ các vật liệu mảnh vụn dạng hạt bở rời hoặc gắn kết có chứa các khoáng vật caxiterit, vàng, nhóm khoáng vật chứa titan và zircon. | 14/2008/QĐ-BTNMT |
3237 | Mỏ than | là đơn vị không gian chứa than, có cấu trúc tương đối đồng nhất, tập trung các trầm tích chứa than có quan hệ tương đối chặt chẽ, tương đồng về hình thái, nguồn gốc, cấu trúc - kiến tạo, điều kiện kỹ thuật khai thác và đặc điểm kinh tế địa chất mỏ. | 25/2007/QĐ-BTNMT |
3238 | Mở thầu | là việc tổ chức mở hồ sơ dự thầu tại thời điểm đã được ấn định hoặc trong trường hợp không có thời điểm được ấn định trước thì thời điểm mở thầu là ngay sau khi đóng thầu. | 36/2005/QH11 |
3239 | Mở thừa kế | Bắt đầu thực hiện việc thừa kế do người để lại di sản chết, hay có quyết định của tòa án tuyên bố người ấy đã chết. Chỉ khi đã mở thừa kế, những người thừa kế mới được hưởng di sản và phải thực hiện những nghĩa vụ do người chết để lại. Sau khi đã mở thừa kế, bất cứ lúc nào những người thừa kế cũng có quyền yêu cầu chia di sản, trừ trường hợp người để lại di sản quyết định trong di chúc là chưa chia di sản trong một thời gian nhất định hoặc những người thừa kế thỏa thuận về thời gian chưa chia di sản. Nếu người đã lập di chúc vẫn còn sống thì chưa mở thừa kế, tức là họ vẫn là chủ sở hữu tài sản của mình. Họ có quyền bán, tặng, cho, cầm cố, thế chấp tài sản đó mà không cần phải có sự đồng ý của những người thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật (Điều 636 và tiếp theo – Bộ luật dân sự). | Từ điển Luật học trang 309 |
3240 | Mốc cơ bản | Là mốc độ cao có thiết kế đặc biệt, có độ ổn định cao được chôn chìm ở những vị trí quan trọng hoặc chôn cách nhau theo một khoảng cách quy định trên đường độ cao. | 11/2008/QĐ-BTNMT |