Bản án số 13/2018/DSPT ngày 27/04/2018 của TAND tỉnh Hưng Yên

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Đính chính
  • Án lệ
  • BA/QĐ cùng nội dung
  • Tải về
Tải văn bản
Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17

Thuộc tính Bản án 13/2018/DSPT

Tên Bản án: Bản án số 13/2018/DSPT ngày 27/04/2018 của TAND tỉnh Hưng Yên
Quan hệ pháp luật: Tranh chấp về thừa kế tài sản
Cấp xét xử: Phúc thẩm
Tòa án xét xử: TAND tỉnh Hưng Yên
Số hiệu: 13/2018/DSPT
Loại văn bản: Bản án
Ngày ban hành: 27/04/2018
Lĩnh vực: Dân sự
Áp dụng án lệ:
Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem áp dụng án lệ. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!

Đính chính:
Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem đính chính. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!

Thông tin về vụ/việc: Tranh chấp về thừa kế tài sản
Tóm tắt Bản án

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Tải văn bản

1
TOÀ ÁN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
Bản án số: 13/2018/DSPT
Ngày 27/4/2018
“V/v Tranh chấp về thừa kế
tài sản
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
- Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có:
Thẩm phán - Chủ tọa phiên toà: Ông Lê Quốc Huy
Các Thẩm phán: Ông Phạm Trung Thực
Bà Vũ Thị Thu Hà
- Thư phiên toà: Ông Nguyễn Nam Hải - Thư Tòa án nhân dân tỉnh
Hưng Yên.
- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên: Nguyễn Thị Anh -
Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.
Trong các ngày 23 và 27 tháng 4 năm 2018, tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh
Hưng Yên xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ số 01/2018/TLPT-DS ngày
05/01/2018 về việc Tranh chấp về thừa kế tài sản.
Do bản án dân sự thẩm số 09/2017/DSST ngày 08 tháng 11 năm 2017
của Toà án nhân dân huyện VL bị kháng cáo.
Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số 03/2018/QĐ-PT ngày 05 tháng 3
năm 2018, giữa các đương sự:
1. Nguyên đơn:
1.1. Ông Hoàng Văn C, sinh năm 1950. Người đại diện theo ủy quyền của
nguyên đơn: Bà Đỗ Thị P, sinh năm 1952 (là vợ ông C), theo giấy ủy quyền ngày
17/11/2016. Đều trú tại: thôn N, xã TQ, huyện VL, tỉnh Hưng Yên (Đều có mặt).
1.2. Hoàng Thị S, sinh năm 1963. Trú tại: thôn ĐK, LĐ, huyện VL,
tỉnh Hưng Yên (có mặt).
Người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Luật Phạm
Đức C, Văn phòng Luật P chi nhánh tỉnh Hưng Yên Đoàn Luật tỉnh Nam
Định (có mặt).
2. Bị đơn:
2.1. Bà Hoàng Thị B1, sinh năm 1959 (có mặt);
2.2. Bà Hoàng Thị B2 (tên gọi khác: B), sinh năm 1965 (có mặt);
2
2.3. Bà Hoàng Thị L, sinh năm 1968 (có mặt);
2.4. Bà Hoàng Thị M, sinh năm 1972 (có mặt);
Đều trú tại: thôn ĐK, xã LĐ, huyện VL, tỉnh Hưng Yên.
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
3.1. Anh Hoàng Văn T (tức Q), sinh năm 1981 (vắng mặt nhưng có giấy ủy
quyền cho vợ là chị Lê Thị H tham gia phiên tòa);
3.2. Chị Lê Thị H, sinh năm 1983;
Đều trú tại: thôn ĐK, xã LĐ, huyện VL, tỉnh Hưng Yên.
3.3. Chị Hoàng Thị G, sinh năm 1986 (vắng mặt);
3.4. Chị Hoàng Thị U, sinh năm 1995 (có mặt);
Đều trú tại: thôn XT, xã LĐ, huyện VL, tỉnh Hưng Yên.
3.5. Chị Hoàng Thị X, sinh năm 1988 (vắng mặt).
Trú tại: thôn H, xã LĐ, huyện VL, tỉnh Hưng Yên.
Người đại diện theo ủy quyền của chị Hoàng Thị G, chị Hoàng Thị X, chị
Hoàng Thị U Hoàng Thị S nguyên đơn trong V án, theo giấy ủy quyền
ngày 17/11/2016.
4. Người làm chứng:
4.1. Ông Cao Bá C1 (tên gọi khác: C), sinh năm 1949 (vắng mặt);
4.2. Ông Hoàng Văn Đ, sinh năm 1957 (vắng mặt);
Đều trú tại: thôn ĐK, xã LĐ, huyện VL, tỉnh Hưng Yên.
5. Người kháng cáo: Hoàng Thị B1 và bà Hoàng Thị B, bà Hoàng Thị L
và bà Hoàng Thị M là bị đơn.
NỘI DUNG V ÁN:
Theo nội dung đơn khởi kiện, lời khai của nguyên đơn người đại diện
theo ủy quyền của nguyên đơn trình bày:
Cụ Hoàng Văn Đ, sinh năm 1920 cụ Hoàng Thị K (G), sinh năm 1925
có 6 người con đẻ là: Hoàng Văn C, Hoàng Thị B1, Hoàng Văn V, Hoàng Thị B2
(B), Hoàng Thị L Hoàng Thị M. Ngoài ra, hai cụ không còn con nuôi, con
riêng nào khác. Ông Hoàng Văn V chết ngày 10/5/2012, có vợ Hoàng Thị S
và có 3 người con là Hoàng Thị G, Hoàng Thị X và Hoàng Thị U.
Cụ Đ cụ K hai thửa đất thổ cạnh nhau tại thôn ĐK, ,
huyện VL, tỉnh Hưng Yên. Thửa đất thứ nhất diện tích 458m
2
, trên đất có n
cấp bốn và một số cây cối. Thửa đất thứ hai diện tích 241m
2
, trên một số
cây cối. Theo nguyên đơn trình bày, c Đ chết ngày 07/02/2008 cụ K chết
ngày 07/01/2012 đều không để lại di chúc. Nhà đất của các cụ do B1, B2
quản lý, sử dụng. Do đó, ông Hoàng Văn C bà Hoàng Thị S (vợ ông V) khởi
kiện đề nghị chia thừa kế theo pháp luật 2 thửa đất của cụ Đ cụ K để lại. Ông
3
C bà S xin hưởng thửa đất 241m
2
, còn thửa đất 458m
2
giao cho bà B1, B2,
L và bà M sử dụng.
Bị đơn Hoàng Thị B1 trình bày: B2 (B) không lập gia đình
không con. Ông C lấy Đỗ Thị P năm 1977 đến năm 1980 vợ chồng ông C
về quê vợ thôn N, TQ, huyện VL. Ông Hoàng Văn V lấy Hoàng Thị S
năm 1985 đến năm 1987 xảy ra mâu thuẫn gia đình nên vợ chồng ông V cũng bỏ
nhà đi luôn, từ đó đất không qua, nkhông lại. L và M lớn lên đi xây
dựng gia đình, chỉ còn bà và bà B2 ở cùng với bố mẹ. Mọi việc lớn nhỏ trong nhà,
giỗ tết, hiếu hỷ, phụng dưỡng, ma chay, sang cát cho bố mẹ đều do B2
gánh vác. Các ông con trai không ai có trách nhiệm. Năm cụ Đ chết bà giao trả
vợ chồng ông C trách nhiệm con trưởng để lo hậu sự cho bố nhưng vợ chồng ông
C không nhận. Khi cụ G mất mấy chị em i cũng lo liệu toàn bộ. Trước
đây bm4 gian nhà cấp 4 lợp rạ 2 gian bếp lụp xụp. m 1993
B2 làm lụng tiết kiện xây lại được 4 gian nhà hiên tây 03 gian bếp. Tháng
9/2002 tiến hành đo đạc lập bản đồ địa chính, bố mẹ cho B2 mỗi
chị em khai đứng tên một thửa đất. khai đứng tên quyền sử dụng thửa
đất diện tích 458m
2
. B2 kê khai đứng tên quyền sử dụng thửa đất diện tích
241m
2
. B2 tên trong biên bản xác nhận ranh giới, mốc giới thửa đất
ngày 24/9/2002 nộp thuế quyền sử dụng đất từ năm 2002 đến nay. Đồng thời
bố mẹ cũng lập di chúc cho B2 mỗi chị em được thừa kế một mảnh
đất như đã khai. Quá trình hòa giải tranh chấp tại UBND , bà chưa tìm
thấy di chúc của cụ Đ cụ K. Đến khi ông C S khởi kiện ra Tòa án,
mới tìm thấy di chúc của cụ Đ để dưới bát hương. Di chúc của cụ Đ viết ngày
24/9/2002 ông Cao C1 (tức ông C) làm chứng. B1 cho rằng vợ chồng
ông C ông V đã bỏ đi mấy chục năm nay, không trách nhiệm với bố mẹ
và gia đình. Bà và bà B2 phải gánh vác mọi việc lớn nhỏ trong nhà. Do đó, bố mẹ
đã cho B2 hai thửa đất từ năm 2002 bố mẹ đã viết di chúc để
lại. Sau này đã cho L anh Q con trưởng ông C xây nhà và công trình
phụ trên một phần thửa đất. Quan điểm của B1 không nhất trí yêu cầu khởi
kiện của nguyên đơn.
Bị đơn Hoàng ThB2 (tức B), Hoàng Thị L Hoàng Thị M
quan điểm nhất trí với các nội dung mà B1 đã khai không chấp nhận yêu
cầu khởi kiện của nguyên đơn. Quan điểm của L M xác định bố mcác
bà đã cho bà B1 B2 mỗi bà một thửa đất từ năm 2002, các anh chị em khác
không quyền lợi liên quan đến các thửa đất này nữa. Trường hợp Tòa án
chia di sản của bố mẹ để lại thì L M tự nguyện không nhận di sản mà
cho B1 B2 hưởng toàn bộ. Năm 2011 vchồng L trục trặc nên L
về xin B1 xây dựng 01 ngôi nhà mái bằng trên đất của B1 để ở. L tự
nguyện không yêu cầu giải quyết về tài sản của trên đất. Nếu sau này B1
đòi lại đất thì bà cũng nhất trí trả lại.
Lời khai của anh Hoàng Văn T (tức Q) trình bày: Anh con trưởng của
ông Hoàng Văn C. Bố anh và chú anh là Hoàng Văn V đã bỏ ông bà nội anh ra đi
từ mấy chục năm nay không có trách nhiệm gì với các cụ và gia đình, tất cả ng
việc lớn nhỏ trong nhà đều do các anh B1 B2 gánh vác hết. Năm
4
2007 bố mẹ anh đuổi vợ chồng anh ra khỏi nhà nên anh được các gọi về cho ở
cùng. Khi ông nội anh còn sống đã cho 2 mỗi người một thửa đất. Đến nay
bố anh S vông V khởi kiện đòi thừa kế không chính đáng. Quan điểm
của anh đề nghị Tòa án bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Trên đất tranh
chấp hiện nay vợ chồng anh có 01 công trình phụ tự hoại xây dựng năm 2013 hết
53 triệu đồng. Vợ chồng anh tự nguyện không yêu cầu Tòa án giải quyết về tài
sản, giữa vợ chồng anh và các cô anh sẽ tự thỏa thuận giải quyết với nhau.
Lời khai của người làm chứng ông Cao C1 (tức C) trình bày: Ông
hàng m của cụ Đ cụ K (G), không họ hàng gì. Năm 2002 (ngày tháng
không nhớ) khi tiến hành đi đo đất, cụ Đ mời ông sang nhà uống nước nhờ
ông tên làm chứng vào bản di chúc của cụ Đ cụ K cho B1 B2 mỗi
thừa kế một thửa đất như bà B1 và B2 đã kê khai với đoàn đo đạc. Di chúc
của cụ Đ đã được viết từ trước, cụ Đ tự viết hay nhờ ai viết thì ông không biết,
nhưng cụ Đ cụ K ký tên vào bản di chúc trước mặt ông, sau đó ông mới ký tên
với tư cách là người làm chứng.
Ông Hoàng Văn Đ nguyên trưởng thôn ĐK, trình bày: Năm 2002
ông dẫn đoàn đo đạc đi đo đất. Khi đo đến đất hộ cụ Đ thì thấy cụ Đ nói hai
con trai đi nơi khác, không đứa nào lấy đất nên tất cả đất của cụ Đ và cụ Đ
bảo B1 ký tên vào biên bản xác định mốc giới thửa đất 458m
2
, còn thửa đất
diện tích 241m
2
thì cụ Đ nói cho B2 nên B2 tên biên bản xác định mốc
giới.
Tại biên bản xem xét, thẩm định định giá tài sản ngày 20/3/2017 của
Tòa án nhân dân huyện VL thể hiện: Thửa đất số 98, tờ bản đồ 28 bản đồ năm
2002 diện tích đo thực tế 457m
2
; thửa đất số 100, t bản đồ số 28, bản đồ
năm 2002 đo thực tế là 240m
2
. Định giá đất 1.650.000đ/m
2
.
Trên thửa đất số 98 hiện 01 ngôi nhà cấp 4 mái hiên tây xây dựng năm
1993 đã hết khấu hao nên không định giá; 01 nhà mái bằng 01 tầng diện tích
64,35m
2
trị giá 149.856.582đ; 01 công trình phụ xây năm 2013 trị giá
12.478.638đ. Trên hai thửa đất còn có 02 cây sấu đường kính 01m, trị giá
750.000đ/cây bằng 1.500.000đ; 02 cây sấu đường kính 0,5m, trị giá 750.000đ/cây
bằng 1.500.000đ; 02 cây na đường kính 0,25m, trị giá 330.000đ/cây bằng
660.000đ; 01 cây khế đường kính 0,25m, trị giá 120.000đ; 01 cây hồng đường
kính 0,25m, trị giá 120.000đ; 01 cây mít đường kính 0,55m, trị giá 750.000đ; 02
cây sấu đường kính 0,30m, trị giá 750.000đ/cây bằng 1.500.000đ; 01 cây sấu
đường kính 0,45m, trị giá 750.000đ; 01 cây sấu đường kính 0,90m, trị giá
750.000đ; 01 cây na đường kính 0,10m, trị giá 220.000đ; 01 cây khế đường kính
0,15m, trị giá 120.000đ. Tổng tiền cây là 7.990.000đ.
UBND cung cấp: Cụ Hoàng Văn Đ cụ Hoàng Thị K (cụ G) 2
thửa đất thổ cư ở thôn ĐK, . Năm 2002 đo đạc bản đồ địa chính thửa đất số
100, tờ bản đồ số 28 diện tích 241m
2
đứng tên Hoàng Thị B2. Thửa số 98 tờ
bản đồ số 28 diện tích 458m
2
đứng tên bà Hoàng Thị B1. Việc B2, bà B1
tên trong sổ địa chính là do gia đình tự khai khi đo đạc, chưa có giấy tờ chuyển
5
quyền sử dụng đất của cụ Đ cụ K cho B1 bà B2. Đến nay cả 2 thửa đất
đều chưa được cấp Giấy CNQSD đất.
Bản án dân sự thẩm số 09/2017/DSST ngày 08/11/2017 của TAND
huyện VL đã quyết định: Áp dụng khoản 5 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35,
Điều 147, Điều 161 Bộ luật tố tụng dân sự. Điều 609, Điều 631, Điều 634, Điều
649, Điều 650, Điều 651, Điều 660 Bộ luật dân sự.
Xử chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Hoàng Văn C
Hoàng Thị S. Chia thửa kế theo quy định của pháp luật.
Xác định di sản của cụ Hoàng Văn Đ và cụ Hoàng Thị K là quyền sử dụng
đất gồm thửa đất gổm thửa số 98, tờ bản đồ số 28, diện tích 458m
2
(đo thực tế
457m
2
) và thửa số 100, tờ bản đồ số 28 diện tích 241m
2
(đo thực tế là 240m
2
) bản
đồ năm 2002 thôn ĐK, xã , huyện VL, tỉnh Hưng Yên.
Chia cho ông Hoàng Văn C 100m
2
đất trị giá bằng 165.000.000đ thửa số
100, tờ bản đồ 28 theo hình ABCDE trong sơ đồ kèm theo.
Chia cho Hoàng Thị S 100m
2
đất trị giá bằng 165.000.000đ thửa số
100, tờ bản đồ 28 theo hình EDGF trong đồ kèm theo. Phần của bà Hoàng Thị
S, chị Hoàng ThX, Hoàng Thị G, Hoàng Thị U trong K phần này là bằng nhau.
Chia cho bà Hoàng Thị B2 (B) 40m
2
đất trị giá bằng 66.000.000đ ở thửa s
100, tờ bản đồ 28 theo hình FGHK trong sơ đồ kèm theo.
Chia cho bà Hoàng Thị L 98m
2
đất trị giá bằng 161.700.000đ ở thửa số 98,
tờ bản đồ 28 theo hình KHLPOMN trong sơ đồ kèm theo.
Chia cho Hoàng Thị B2 (B) 160m
2
đất trị giá bằng 264.000.000đ ở thửa
số 98, tờ bản đồ 28 theo hình MOQRSTWJIU trong sơ đồ kèm theo.
Chia cho Hoàng Thị B1 199m
2
đất trị gbằng 328.350.000đ thửa số
98, tờ bản đồ 28 theo hình OPVZXSRQ trong sơ đồ kèm theo.
Tài sản trên phần đất chia cho ai người đó được quyền quản lý, sử dụng.
Khi bản án hiệu lực pháp luật, các đương sự quyền đề nghị quan
nhà nước thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định
của pháp luật về đất đai.
Trả lại bà Hoàng Thị B (B2) 01 chứng minh nhân dân ghi tên cụ Hoàng Thị
K (G).
Ngoài ra, bản án còn quyết định về án phí, quyền yêu cầu thi hành án
quyền kháng cáo theo quy định.
Ngày 20/11/2017 Hoàng Thị B1, Hoàng Thị B2 (B), Hoàng Thị L
và bà Hoàng Thị M nộp đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, không chấp nhận
chia di sản thừa kế của cụ Hoàng Văn Đ cụ Hoàng Thị K cho ông Hoàng Văn
C và bà Hoàng Thị S.
6
Ngày 14/3/2018 Hoàng Thị B1 Hoàng Thị B2 kháng cáo bổ sung
đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét công sức của chị em bà đối với gia đình từ
trước đến nay để không bị thiệt thòi.
Tại phiên tòa ngày 27/3/2018: Bà Hoàng Thị B2 (B) có đơn xin hoãn phiên
tòa để đi chữa bệnh. Các đương sự khác đều vắng mặt phúc thẩm quyết định hoãn
phiên tòa.
Tại phiên tòa ngày 23/4/2018:
Nguyên đơn vẫn giữ nguyên nội dung yêu cầu khởi kiện. Những người
kháng cáo giữ nguyên nội dung yêu cầu kháng cáo. Các đương sự không thỏa
thuận được với nhau về việc giải quyết V án.
Bà B1, bà B2 trình bày các bà không đi lấy chồng ở lại để chăm sóc, phụng
dưỡng bố mẹ, lo T gánh vác mọi việc trong nhà. Vợ chồng ông C ông V bỏ
nhà ra đi mấy chục năm, không trách nhiệm với bố mẹ. Năm 2002 Cụ Đ
cụ K đã cho các mỗi người khai đứng tên 01 thửa đất, đồng thời 2 cụ n
lập di chúc để lại. Bà B1, bà B2 đề nghị Tòa án giải quyết cho các bà được hưởng
di sản theo như di chúc của cụ Đ cụ K. Nếu di chúc của cụ Đ cụ K không
được chấp nhận thì đề nghị Tòa án xem xét đến quá trình quản lý, sử dụng tài sản
công lao của các bà từ trước đến nay với bố mẹ gia đình đkhỏi thiệt thòi.
Đồng thời các bà đề nghị Tòa án chia kỷ phần thừa kế cho ông C mẹ con S
bằng tiền.
Ông C bà P trình bày khi bố mẹ n sống ông C vẫn đi lại thăm nom,
quà cáp biếu các cụ. Khi cụ Đ chết ông bà cùng các bà con gái lo mai táng cho bố
sau này còn xây mộ cho cụ Đ. Việc các con gái trình bày ông C không
trách nhiệm gì với bố mẹ là không đúng.
S trình bày kể từ năm 1987 đến nay do mâu thuẫn gia đình nên vợ
chồng không đi lại nhà cụ Đ cụ K. Khi cụ Đ chết đưa cho ông V
2.000.000đ để về lo mai táng cho bố, còn khi cụ K chết lúc đó ông V đang nằm
viện nên không có đóng góp gì.
Ông C bà S đề nghị được hưởng di sản bằng hiện vật, không nhất trí
nhận bằng tiền. M tự nguyện cho B1, B2 hưởng K phần thừa kế của
mình. L đề nghị chia cho bà được hưởng thừa kế tại vị trí đất bà đã xây
nhà. Chị H có quan điểm nếu chia cho bà B1 và bà B2 phần đất có công trình phụ
của vợ chồng chị làm ra thì vợ chồng chị tnguyện để cho hai sử dụng
không yêu cầu giải quyết đối với công trình đó; trường hợp chia cho người khác
vào phần diện tích đất vợ chồng chị đã xây công trình phụ thì đề nghị Tòa án
buộc người đó phải thanh toán trả cho vợ chồng chị giá trị công trình bằng tiền
như đã định giá.
Người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trình bày quan
điểm đề nghị Hội đồng xét xkhông chấp nhận kháng cáo của bị đơn giữ
nguyên bản án sơ thẩm.
7
Đại diện Viện kiểm sát phát biểu quan điểm về việc tuân theo pháp luật
trong quá trình giải quyết vụ án dân s giai đoạn phúc thẩm: Thẩm phán,
HĐXX phúc thẩm Thư phiên tòa đã thực hiện đúng các quy định của Bộ
luật tố tụng dân sự. Các đương sự đã chấp hành đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của
mình. Về đường lối giải quyết vụ án, Viện kiểm sát đề nghị HĐXX áp dụng
khoản 2 Điều 308, Điều 309 của Bộ luật tố tụng dân sự, chấp nhận một phần
kháng cáo của B1, B2, L M. Áng trích công sức cho B1
B2 mỗi người được hưởng công sức 148,5m
2
đất, còn lại 400m
2
trị giá bằng
660.000.000đ chia thừa kế theo pháp luật cho 06 suất thừa kế, mỗi suất bằng
110.000.000đ. Giao cho B1 B2 hưởng di sản bằng hiện vật. Chấp nhận
tự nguyện của L nhường kỷ phần thừa kế của mình cho bà B1 B2. Giao
cho ông C vợ con ông V hưởng thừa kế bằng tiền. Buộc B1 B2
trách nhiệm liên đới thanh toán trả cho ông C và vợ con ông V do bà S là đại diện
mỗi người 110.000.000đ.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
[1] Xét kháng cáo của Hoàng Thị B1, bà Hoàng Thị B2 (B) về việc
khai, ký tên biên bản xác định mốc giới thửa đất ngày 24/9/2002.
Nhận thấy, cụ Đ cụ K 2 thửa đất thổ cư, 01 thửa diện tích 458m
2
(đo
thực tế 457m
2
) 01 thửa diện tích 241m
2
(đo thực tế 240m
2
). Năm 2002
triển khai đo đạc để phục vụ việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tại biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất ngày 24/9/2002 thể hiện bà B1
tên chủ sử dụng thửa đất số 98 diện tích 458m
2
, B2 (B) tên chủ sử dụng
thửa đất số 100 diện tích 241m
2
. Theo ông Nguyễn Văn Đ nguyên trưởng thôn
ĐK người trực tiếp dẫn đoàn đo đạc trình bày, khi đo đến đất hộ cụ Đ, cụ Đ
bảo bà B1 ký tên thửa đất 458m
2
, còn thửa đất diện tích 241m
2
cụ Đ nói là cho bà
B2. Tuy nhiên, UBND cung cấp, chưa nhận được văn bản chuyển
quyền sử dụng đất nào của cụ Đ cụ K cho B1 B2 2 thửa đất này nên
chưa đủ căn cứ để kết luận B1 B2 được nhận quyền sử dụng đất hợp
pháp. Do đó, kháng cáo của bị đơn về nội dung này không có căn cứ chấp nhận.
[2] Xét bản di chúc do bà Hoàng Thị B1 xuất trình có nội dung “Bố Hoàng
Văn Đ mẹ Hoàng Thị K sống cùng hai con gái trên hai thửa đất. Hôm nay
ngày 24/9/2002 bố mẹ đồng tâm nhất trí sang tên cho 2 con gái Hoàng Thị
B1 Hoàng Thị B2 được quyền sử dụng số đất hiện nay. Cụ thể Hoàng Thị
B1 thửa 458m
2
, Hoàng Thị B2 thửa 241m
2
. Các con giữ đúng lời của bố mẹ rằng
đất ở của ông tiên tổ để lại cho bố mẹ và bố mẹ sẽ thừa kế cho các con sử dụng là
chỉ để ở, chứ không ai được bán đi. tên bố Đ, mẹ K”. B1, B2 các bị
đơn đều cho rằng bản di chúc y là của cụ Đ và cụ K để lại, có ông Cao Bá C ký
tên làm chứng nên là di chúc hợp pháp. Lời khai của ông Cao Bá C (C1) trình bày
chiều ngày 24/9/2002 ông được cụ Đ mời sang nhà uống nước tên làm
chứng vào bản di chúc. Khi ông đến thì di chúc đã viết xong rồi, ai người viết
bản di chúc thì ông không biết. Cụ Đ cụ K vào bản di chúc trước mặt ông,
sau đó ông tên người làm chứng. Tuy nhiên, cho đến nay các đương sự không
xuất trình được chứng cứ, tài liệu để chứng minh cụ Đ cụ K biết chữ hay
8
không biết chữ; không thu thập được tài liệu, bút tích của cụ Đ cụ K để đối
chiếu so sánh với bản di chúc B1 xuất trình. Do đó, chưa đủ căn cứ để
kết luận bản di chúc đúng của cụ Đ cụ K viết ra hay không. Đối chiếu các
Điều 655, Điều 658, Điều 659 của Bộ luật dân sự năm 1995 (có hiệu lực tại thời
điểm cụ Đ, cụ K lập di chúc) về các trường hợp có hiệu lực của di chúc bằng văn
bản thì chưa đủ căn cứ để kết luận bản di chúc bà B1 xuất trình hợp pháp.
Mặt khác, trong suốt quá trình hòa giải tại UBND B1 và B2 đều nói
không di chúc nên chưa đủ căn cứ để kết luận lời khai của ông Cao C1
khách quan. Do đó, Tòa án cấp thẩm chia thừa kế di sản của cụ Đ cụ K để
lại theo pháp luật căn cứ. Kháng cáo của B1 B2, L M về
nội dung này không có cơ sở chấp nhận.
[3] Xét kháng cáo của B1 B2 đề nghị Tòa án xem xét đến công
sức của các ttrước đến nay đối với bố mẹ và gia đình để cho các đỡ thiệt
thòi. Nhận thấy, cụ Hoàng Văn Đ cụ Hoàng Thị K 2 người con trai 4
người con gái. Từ khi ông C ông V lập gia đình, các ông chỉ với bố mẹ một
thời gian ngắn thì về quê vợ đến nay hơn 30 năm. Ông C P trình bày
khi bố mẹ còn sống ông vẫn đi lại thăm nom, khi cụ Đ chết ông cũng
trách nhiệm lo liệu mai táng cho bố. S thừa nhận kể từ năm 1987 đến nay do
mâu thuẫn gia đình nên không đi lại với gia đình chồng. Căn cứ lời khai của
các bên xét tình hình thực tế gia đình cụ Đ và cụ K thì việc B1 B2
không lấy chồng, không con, cùng với bố mẹ quản tài sản, xây dựng kiến
thiết nhà cửa, lo toan mọi việc lớn nhỏ trong nhà, phụng dưỡng bố mlúc tuổi
già, giỗ tết, hiếu hỷ hai bên nội ngoại, gánh vác trách nhiệm của 2 người con trai
một thực tế cần được ghi nhận. Do đó, B1 B2 công chăm c,
phụng dưỡng bố mẹ từ khi các cụ hết tuổi lao động đến khi qua đời. Trên thực tế
B1 B2 đã được cụ Đ cụ K cho khai, đứng tên quyền sử dụng 2
thửa đất đóng thuế từ năm 2002, nhưng do nhận thức pháp luật hạn chế nên
thủ tục chuyển quyền sử dụng đất chưa bảo đảm theo quy định của pháp luật, dẫn
đến quyền lợi của các bà bị ảnh hưởng nên hai bà còn có công sức, quản lý duy trì
tài sản từ năm 2002 đến nay. Căn cứ vào phân tích nêu trên cần áng trích cho
B1 và bà B2 mỗi người được hưởng khoảng 12 triệu đồng công sức phụng dưỡng
bố mẹ/1năm tính từ thời điểm cụ Đ và cụ K hết tuổi lao động đến khi 2 cụ qua đời
vào khoảng 20 năm, bằng 240 triệu đồng/người khoản công sức quản lý, duy
trì tài sản từ năm 2002 đến nay 16 năm, mỗi năm 1.000.000đ, bằng
16.000.000đ. Tổng công sức áng trích cho bà B1 và bà B2 là 496.000.000đ tương
ứng 301m
2
đất, phù hợp với mức đại diện Viện kiểm sát đề nghị tại phiên tòa
phúc thẩm. Kháng cáo của bà B1 và bà B2 về nội dung này được chấp nhận.
Di sản của cụ Đ cụ K đlại 2 thửa đất theo hồ 699m
2
nhưng đo
thực tế 697m
2
trị giá 1.650.000đ/m
2
bằng 1.150.050.000đ, trừ đi khoản công
sức của B1 B2 496.000.000đ, còn 654.050.000đ phần di sản của cụ
Đ và cụ K sẽ được phân chia thừa kế theo pháp luật.
[4] Cụ Đ và cụ K có 6 người con đẻ, ngoài ra các cụ không còn có con nuôi
hay con riêng. Di sản của cụ Đ cụ K trị giá 654.050.000đ chia cho 6 suất
thừa kế mỗi suất thừa kế được hưởng phần di sản trị giá 109.008.333đ (làm
9
tròn bằng 109.008.000đ) tương ứng 66m
2
đất. Ông V chết sau cụ Đ cụ K nên
vợ các con ông V S, chị G, chị X chị U được hưởng suất thừa kế của
ông V. Đối với L đã làm nkiên cố trên phần diện tích đất 98m
2
, vì vậy,
giao cho bà L 98m
2
đất tại vị trí đã làm nhà nhưng bà L phải có trách nhiệm thanh
toán trả B1 và B2 g trị 32m
2
đất vượt quá kỷ phần. Chấp nhận sự t
nguyện của M cho B1 B2 được hưởng kỷ phần thừa kế của mình.
B1 và bà B2 xin nhận gộp chung các suất thừa kế. Như vậy, bà B1 và bà B2 được
nhận 03 suất thừa kế bằng 198m
2
cộng với công sức mà 2 được hưởng
301m
2
bằng 499m
2
, trừ đi 32m
2
trong phần diện tích đất chia L nên phần
diện tích đất mà bà B1 và bà B2 được nhận trên thực tế là 467m
2
.
[5] Xét yêu cầu của B1, B2 đề nghị giữ nguyên hiện trạng các thửa
đất của bố mẹ để lại chia thừa kế cho ông C S bằng tiền. Nhận thấy, di
sản của cụ Đ cụ K để lại hiện do B1, B2, L và vợ chồng anh T cùng
quản lý, sử dụng. Căn cứ vào số nhân khẩu trên so với diện tích di sản thừa kế của
cụ Đ và cụ K để lại, chia cho 04 gia đình thì mỗi hộ được sử dụng khoảng 175m
2
,
phù hợp diện tích sử dụng bình quân tại nông thôn. B1 B2 trên thực tế
đã kê khai, đứng tên quyền sử dụng đất từ năm 2002 nhưng chưa đảm bảo thủ tục
chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật nên đến nay ông C vợ
con ông V mới điều kiện khởi kiện chia thừa kế. B1 B2 không lấy
chồng, không con và nguyện vọng giữ lại đất của bố mẹ sau này chia lại
cho các cháu là nguyện vọng chính đáng. Vợ chồng ông C và vợ chồng ông V ra
đi chỗ khác đến nay đã trên 30 năm, đều nhà đất riêng nên nhu cầu về chỗ
không thực sự cần thiết. Vợ chồng ông C 01 người con trai 01 người con
gái đều đã lập gia đình, trong đó vợ chồng anh Hoàng Văn T con trưởng của
ông C cháu đích tôn của cụ Đ, cụ K đang trên đất cùng với B1, bà B2
ý kiến phản đối chia đất cho ông C nên việc ông C bà P xin được nhận kỷ
phần bằng hiện vật để thờ cúng không thực tế. Đối với S từ khi xảy ra mâu
thuẫn với bố mchồng các chị em chồng năm 1987 đến nay S không đi lại
với gia đình chồng nữa. t mâu thuẫn giữa S với gia đình chồng thì việc
chia cho bà S di sản bằng hiện vật sẽ dẫn đến mâu thuẫn gia đình trầm trọng hơn.
Do đó, cần chấp nhận yêu cầu của B1, B2 giao toàn bộ di sản của cụ Đ và
cụ K cho B1, B2 L quản lý, sử dụng. Bà B1 và B2 có trách nhiệm
thanh toán trả cho ông C vợ con ông V kỷ phần thừa kế mỗi người được
hưởng bằng tiền 109.008.000đ, như quan điểm đề nghị của đại diện Viện kiểm
sát tại phiên tòa phúc thẩm là có lý, có tình.
[6] Về án phí: B1, B2, L M kháng cáo được chấp nhận một
phần nên không phải chịu án phí dân sự P thẩm. Bà B1, bà B2, bà L, ông C và mẹ
con S phải chịu án phí dân sự thẩm tương ứng với phần giá trị di sản
mình được hưởng.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ khoản 2 Điều 308 và khoản 1 Điều 309 của Bộ luật tố tụng dân sự.
Căn cứ Điều 653, 655, 656, 658, 659 của Bộ luật dân sự năm 1995.
10
Căn cứ Điều 675, 676 của Bộ luật dân sự năm 2005.
Điểm a khoản 7 Điều 27; khoản 2 Điều 29 Nghị quyết số
326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy
định về án phí và lệ phí Tòa án.
Chấp nhận một phần kháng cáo của Hoàng Thị B1, Hoàng Thị B2
(tức B), Hoàng Thị L Hoàng Thị M. Sửa bản án dân sự thẩm số
09/2017/DSST ngày 08/11/2017 của Tòa án nhân dân huyện VL như sau:
1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Hoàng Văn C
Hoàng Thị S. Chia di sản thừa kế của cụ Hoàng Văn Đ cụ Hoàng Thị K để lại
457m
2
đất thổ tại thửa số 98 240m
2
đất thổ tại thửa số 100, tờ bản đồ
số 28, bản đồ đo đạc năm 2002 thôn ĐK, xã LĐ, huyện VL, tỉnh Hưng Yên.
2. Di sản của cụ Đ cụ K để lại trị giá 1.150.050.000đ. Áng trích cho
Hoàng Thị B1 Hoàng Thị B2 công lao chăm sóc, phụng dưỡng cho bố
mẹ và công sức quản lý, duy trì tài sản 496.000.000đ, còn lại 654.050.000đ
chia thừa kế theo pháp luật cho 6 suất thừa kế gồm ông Hoàng Văn C, bà Hoàng
Thị B1, ông Hoàng Văn V, Hoàng Thị B2 (B), Hoàng Thị L Hoàng
Thị M, mỗi suất thừa kế được hưởng phần di sản trị giá bằng 109.008.000đ. Do
ông Hoàng Văn V đã chết nên vợ các con của ông V Hoàng Thị S, chị
Hoàng Thị G, chị Hoàng Thị X và chị Hoàng Thị U được hưởng suất thừa kế của
ông Hoàng Văn V.
3. Chấp nhận sự tự nguyện của bà Hoàng Thị M giao suất thừa kế của mình
cho Hoàng Thị B1 Hoàng Thị B2 quản lý, sử dụng. Chấp nhận sự tự
nguyện của vợ chồng anh Hoàng Văn T (tức Q), chị Lê Thị H không yêu cầu Tòa
án giải quyết về tài sản của mình làm trên đất thừa kế.
4. Giao cho bà Hoàng Thị L được quyền sử dụng 98m
2
đất thừa kế, tại thửa
đất số 100, tờ bản đồ số 28 bản đồ đo đạc năm 2002 thôn ĐK, LĐ, huyện VL,
tỉnh Hưng Yên, trên sơ đồ kí hiệu là hình DEIK.
Bà L có nghĩa vụ thanh toán trả cho bà B1 và bà B2 phần diện tích đất vượt
quá kỷ phần mà bà L được hưởng là 32m
2
trị giá bằng 52.800.000đ.
5. Giao cho Hoàng Thị B1 Hoàng Thị B2 (B) được quản lý, sử
dụng 240m
2
đất thừa kế tại thửa số 98 359m
2
đất thừa kế tại thửa số 100, tờ
bản đồ số 28, bản đồ đo đạc năm 2002 thôn ĐK, LĐ, huyện VL, tỉnh Hưng
Yên, trên sơ đồ ký hiệu là hình ABCDM và hình IEFGH.
6. Hoàng Thị B1 và Hoàng Thị B2 nghĩa vụ liên đới thanh toán
trả cho ông Hoàng Văn C kỷ phần thừa kế mà ông C được hưởng số tiền
109.008.000đ; thanh toán trả cho Hoàng Thị S, chị Hoàng Thị G, chị Hoàng
Thị X chị Hoàng Thị U K phần thừa kế của ông Hoàng Văn V được hưởng
109.008.000đ.
Kể từ ngày người được thi hành án đơn yêu cầu thi hành án hợp lệ,
quan Thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án mà bên phải thi hành án chưa
thi hành xong nghĩa vụ trả tiền thì phải chịu lãi suất bằng 50% mức lãi suất giới
11
hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật dân sự 2015 tại thời điểm trả nợ,
đối với số tiền chậm trả, tương ứng với thời gian chậm thi hành án.
7. Về án phí: Hoàng Thị B1, Hoàng Thị B2 (B), Hoàng Thị L
Hoàng Thị M không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm. Trả lại B1, B2,
L M mỗi người 300.000đ tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, theo biên lai
thu tiền số 014794, 014795, 014796,014797 ngày 20/11/2017 của Chi cục Thi
hành án dân sự huyện VL.
Hoàng Thị B1 Hoàng Thị B2 phải chịu án phí dân sự thẩm
tương ứng với giá trị di sản được nhận 823.024.000đ (bao gồm cả suất thừa kế
của bà M) án phí 36.921.000đ, chia ra bà B1, B2 mỗi người phải chịu
18.460.500 đồng án phí dân sự sơ thẩm.
Hoàng Thị L phải chịu án phí dân ssơ thẩm tương ng với giá trị di
sản được nhận là 109.008.000đ và án phí là 5.450.000đ.
Ông Hoàng Văn C phải chịu án phí dân sự thẩm tương ứng với giá trị di
sản được nhận 109.008.000đ án phí là 5.450.000đ, trừ vào khoản tiền tạm
ứng án phí ông C đã nộp 10.000.00theo biên lai thu tiền số 014543 ngày
30/11/2016 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện VL, trả lại ông C 4.550.000đ
tiền tạm ứng án phí.
Bà Hoàng Thị S, chị Hoàng Thị G, chị Hoàng Thị X, chị Hoàng Thị U phải
chịu 5.450.000đ án phí dân sự sơ thẩm, trừ vào khoản tiền tạm ứng án phí bà S đã
nộp 10.000.000đ theo biên lai thu tiền số 014544 ngày 30/11/2016 của Chi cục
Thi hành án dân sự huyện VL, trả lại bà S 4.550.000đ tiền tạm ứng án phí.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật
thi hành án dân sự tngười được thi hành án, người phải thi hành án dân sự
quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án
hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Điều 6, 7 9 Luật Thi hành án
dân sự, thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi
hành án dân sự.
Nơi nhận:
- VKSND tỉnh Hưng Yên;
- Tòa án ND huyện VL;
- Chi cục THA huyện VL;
- Các đương sự;
- Lưu HSVA, VP.
T/M HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM
Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa
Lê Quốc Huy
12
Tải về
Bản án số 13/2018/DSPT Bản án số 13/2018/DSPT

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!

Bản án/ Quyết định cùng đối tượng

Bản án cùng lĩnh vực

Bản án mới nhất