Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 5.777 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
121Bán doanh nghiệplà việc chuyển sở hữu có thu tiền toàn bộ doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp sang sở hữu tập thể, cá nhân hoặc pháp nhân khác.109/2008/NĐ-CP
122Bán doanh nghiệp theo phương thức trực tiếplà phương thức đàm phán, thỏa thuận và ký hợp đồng trực tiếp giữa người bán doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp với người mua doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp trong trường hợp chỉ có một tổ chức hoặc tập thể người lao động trong doanh nghiệp hoặc một nhóm người hoặc một cá nhân đăng ký mua (sau đây gọi tắt là người đăng ký mua).109/2008/NĐ-CP
123Ban Đổi mới tại doanh nghiệplà tổ chức được thành lập tại doanh nghiệp thực hiện bán, giao doanh nghiệp do Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ quyết định thành lập.109/2008/NĐ-CP
124Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệplà tổ chức thuộc Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ thuộc tập đoàn kinh tế hoặc tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Nghị định này khi bán doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp hoặc giao doanh nghiệp.109/2008/NĐ-CP
125Bàn đổi ngoại tệ"là tổ chức được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện các hoạt động thu đổi ngoại tệ tiền mặt, bao gồm: a. Bàn trực tiếp: Bàn đổi ngoại tệ của các Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối trực tiếp làm dịch vụ đổi ngoại tệ; Bàn trực tiếp được đặt tại Hội sở chính, trụ sở chi nhánh của tổ chức tín dụng và các địa điểm khác đã đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh (thành phố). b. Bàn đại lý: Bàn đổi ngoại tệ của các tổ chức khác làm đại lý đổi ngoại tệ cho tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối và được Ngân hàng nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh (thành phố) trên địa bàn cấp giấy phép làm đại lý đổi ngoại tệ. Bàn đại lý chỉ được đặt tại các địa điểm ghi trong giấy phép do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh (thành phố) cấp."1216/2003/QĐ-NHNN
126Bản ghi âm, ghi hìnhlà bản định hình các âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác, hoặc việc định hình sự tái hiện lại các âm thanh, hình ảnh không phải dưới hình thức định hình gắn với tác phẩm điện ảnh hoặc tác phẩm nghe nhìn khác.100/2006/NĐ-CP
127Bản gốc tác phẩmlà bản được tồn tại dưới dạng vật chất mà trên đó việc sáng tạo tác phẩm được định hình lần đầu tiên.100/2006/NĐ-CP
128Bản gốc văn bảnlà bản thảo cuối cùng được người có thẩm quyền duyệt.110/2004/NĐ-CP
129Bán hàng đa cấp"là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau; hàng hóa được người tham gia bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp cho người tiêu dùng tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng hoặc địa điểm khác không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hoặc của người tham gia và người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia bán hàng đa cấp cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức và mạng lưới đó được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận"27/2004/QH11
130Ban hành văn bản pháp luật"Hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo trình tự đã được quy định để ra các văn bản pháp luật. Trình tự các bước, các công việc phải làm gồm có: - Trình tự lập hiến để ban hành hiến pháp gồm các bước: xây dựng dự thảo, lấy ý kiến của dự thảo; thẩm tra dự thảo của Ủy ban pháp luật của Quốc hội; thảo luận ở Quốc hội biểu quyết, phải có hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành; công bố do lệnh của chủ tịch nước. - Trình tự lập pháp để ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ quốc hội gồm các bước: các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đưa kiến nghị, trình dự án, lấy ý kiến. Ủy ban pháp luật thẩm tra dự án; Ủy ban hữu quan của Quốc hội phát biểu; thảo luận ở Quốc hội (đối với luật, nghị quyết của Quốc hội), ở Ủy ban thường vụ Quốc hội (đối với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội); biểu quyết, phải được quá nửa tổng số đại biểu quốc hội, quá nửa tổng số ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành; chủ tịch nước công bố, chậm nhất 15 ngày kể từ ngày được thông qua. Riêng đối với nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phó thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của chính phủ, về tuyên bố tình trạng chiến tranh (Điểm 8,9 Điều 91 - Hiến pháp 1992) thì chủ tịch nước có quyền đề nghị ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại (Điều 103 - Hiến pháp năm 1992), nếu Ủy ban thường vụ Quốc hội vẫn giữ ý kiến mà chủ tịch nước không nhất trí thì sẽ trình Quốc hội quyết định tại kì họp gần nhất."Từ điển Luật học trang 22
131Ban kiểm soát công ty cổ phầnTập thể do đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra hoạt động của Hội đồng quản trị nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của các cổ đông là những chủ sở hữu tài sản của công ty.Từ điển Luật học trang 23
132Bán lẻlà hoạt động bán hàng hoá trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.23/2007/NĐ-CP
133Bán lẻ điệnlà hoạt động bán điện của đơn vị điện lực cho khách hàng sử dụng điện28/2004/QH11
134Bán lẻ qua hệ thống Kho bạc Nhà nướclà việc các đơn vị Kho bạc Nhà nước bán trái phiếu trực tiếp cho người mua.01/2000/NĐ-CP
135Bán lẻ trái phiếulà hành vi trực tiếp giao trái phiếu và thu tiền của tổ chức phát hành đối với từng đối tượng mua.141/2003/NĐ-CP
136Ban liên hợp quân sựTổ chức quân sự do các bên xung đột thoả thuận lập ra nhằm mục đích duy trì các mối liên lạc trực tiếp và phối hợp hành động nhanh chóng trong việc kiểm tra tuân thủ hiệp định đình chỉ xung đột đã được kí kết. Vd. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của Việt Nam đã có 4 lần tổ chức ban liên hợp quân sự: 1. Ban liên kiểm Việt - Pháp, tổ chức ngày 10.9.1946 để thực thi Hiệp định sơ bộ 6.3.1946. 2. Ban liên hợp quân sự Việt - Pháp để thực thi Hiệp định Giơnevơ 1954 về Việt Nam. 3. Ban liên hợp quân sự 4 bên gồm Việt Nam dân chủ cộng hòa, Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam, Cộng hòa Việt Nam, Mĩ để thực thi Hiệp định Pari 1973 về Việt Nam. 4. Ban liên hợp quân sự hai bên gồm Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam và Cộng hòa Việt Nam để thực thi Hiệp định Pari 1973 về Việt Nam trên lãnh thổ Miền Nam Việt Nam.Từ điển Luật học trang 23
137Bản lưu văn thư"là bản chính văn bản có chữ ký trực tiếp (chữ ký tươi) của người có thẩm quyền;"2345/QĐ-BTNMT
138Bản mô tả chi tiết của giống cây trồnglà tài liệu thể hiện các tính trạng của giống cây trồng theo quy phạm khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định và được xác nhận của cơ quan bảo hộ giống cây trồng. Bản mô tả chi tiết được coi là đã công bố khi phát hành tới công chúng dưới các hình thức như: báo cáo khoa học, bản tin, báo, tạp chí hoặc các ấn phẩm khác.104/2006/NĐ-CP
139Bán nợ có truy đòilà việc mua, bán nợ mà bên bán nợ cam kết bảo đảm khả năng thanh toán khoản nợ của bên nợ và thỏa thuận với bên mua nợ trong trường hợp bên nợ không trả nợ khi đến hạn thanh toán, thì bên mua nợ có quyền truy đòi thanh toán khoản nợ đối với bên bán nợ, bên bán nợ phải chịu trách nhiệm thanh toán khoản nợ đó cho bên mua nợ.59/2006/QĐ-NHNN
140Bán phá giálà hành vi bán hàng hoá, dịch vụ với giá quá thấp so với giá thông thường trên thị trường Việt Nam để chiếm lĩnh thị trường, hạn chế cạnh tranh đúng pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác và lợi ích của Nhà nước.40/2002/PL-UBTVQH10