Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 5.777 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
761Chủ mưuTheo Bộ Luật hình sự, được dùng để chỉ vai trò, nhiệm vụ của một trong số các người đồng phạm tham gia vào việc thực hiện tội phạm. Theo Điều 17 - Bộ luật hình sự, phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm, trong đó kẻ chủ mưu giữ vai trò quan trọng nhất. Kẻ chủ mưu là người chủ động về tinh thần, có sáng kiến thành lập tổ chức phạm tội, rủ rê, lôi kéo người khác vào tổ chức, thúc đẩy tổ chức hoạt động. Người chủ mưu chính là linh hồn của tổ chức phạm tội. Theo Điều 39 - Bộ luật hình sự, phạm tội có tổ chức là một tình tiết tăng nặng.Từ điển Luật học trang 91
762Chủ nghĩa hư vô về pháp luật"(cg. Hư vô về pháp luật), quan niệm có tính chất tôn giáo ""Có mà như không, thực mà như hư"".Quan điểm phủ định tất cả những giá trị đạo đức, tinh thần, truyền thống mà mọi người thừa nhận của cộng đồng và cho rằng không cần pháp luật và các biện pháp chính trị, chỉ cần lấy đức mà giáo hoá dân. Quan niệm này cũng được gọi là vô tri của Phật giáo. Những người theo thuyết đức trị trước kia ở Trung Quốc cũng có quan niệm hư vô về pháp luật. Các nhà luật học phương Tây coi việc bỏ trống một lĩnh vực, một tình huống không có văn bản pháp luật quy định một cách chính xác; đầy đủ là một biểu hiện của hư vô về pháp luật. Trong công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhận thức không đúng về sự cần thiết của pháp luật, tư tưởng coi thường pháp luật cũng có thể coi là biểu hiện của chủ nghĩa hư vô về pháp luật. Lênin đã viết: ""Nếu không rơi vào không tưởng thì không thể nghĩ rằng sau khi lật đổ chủ nghĩa tư bản, người ta sẽ tức khắc có thể làm việc cho xã hội mà không cần phải có tiêu chuẩn pháp quyền nào cả ..."" (Toàn tập Lênin - Tập 33 Nhà xuất bản Tiến bộ Maxtcơva, 1976)."Từ điển Luật học trang 91
763Chủ nguồn thải Chất thải công nghiệplà tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở có phát sinh Chất thải công nghiệp.152/2004/QĐ-UB
764Chủ nhiệm đồ án thiết kếlà người trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ thiết kế công trình, chịu trách nhiệm cao nhất về nội dung và chất lượng của đồ án thiết kế.19/2003/QĐ-BXD
765Chủ nợlà tổ chức kinh tế, cá nhân có quyền đòi nợ.104/2007/NĐ-CP
766Chủ nợ chính thứclà Chính phủ các nước hoặc các cơ quan đại diện cho Chính phủ và các tổ chức tài chính quốc tế đa phương.232/2006/QĐ-TTg
767Chủ nợ có bảo đảmChủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp hoặc của người mắc nợ.Từ điển Luật học trang 92
768Chủ nợ có bảo đảm một phầnChủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp mắc nợ mà giá trị tài sản bảo đảm ít hơn khoản nợ đó. Sau thời gian 30 ngày, kể từ ngày gửi giấy đòi nợ đến hạn mà không được doanh nghiệp thanh toán nợ thì chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ không có bảo đảm có quyền nộp đơn đến toà án nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp.Từ điển Luật học trang 92
769Chủ nợ không có bảo đảmlà chủ nợ có khoản nợ không được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba21/2004/QH11
770Chủ nợ tư nhânlà các chủ nợ không thuộc Chính phủ hoặc khu vực công.232/2006/QĐ-TTg
771Chủ quyền quốc gia"Quyền tối cao của một nước trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của nước đó trong các quan hệ quốc tế; không một quốc gia, tổ chức, cá nhân nào ở bên ngoài có quyền xâm phạm sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, cũng như can thiệp vào nội bộ của quốc gia. Quyền tối cao trong phạm vi lãnh thổ là quyền giải quyết mọi vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh trong phạm vi lãnh thổ của mình, không một thế lực nào từ bên ngoài được dùng sức ép về chính trị, quân sự, kinh tế để can thiệp. Quốc gia có toàn quyền trong việc bảo vệ sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và đường biên giới quốc gia, chống lại mọi hành vi xâm phạm. Quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế là quyền độc lập xác định các chính sách đối ngoại, có quyền bình đẳng với các quốc gia khác trong quan hệ quốc tế, có quyền kí các điều ước quốc tế tay đôi, kí hoặc tham gia các điều ước quốc tế nhiều bên. Đối với các điều ước nhiều bên, chủ quyền quốc gia thể hiện ở quyền bảo lưu tức là quyền loại trừ một số điều khoản của điều ước. Chủ quyền quốc gia của Việt Nam thể hiện ở Điều 1 - Hiến pháp năm 1992: ""Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời"". Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng, tích cực ủng hộ và góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội."Từ điển Luật học trang 92
772Chủ rừ"là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất để trồng rừng, cho thuê đất để trồng rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, công nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; nhận chuyển nhượng rừng từ chủ rừng khác."09/2006/NĐ-CP
773Chủ rừng"là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất để trồng rừng, cho thuê đất để trồng rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, công nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; nhận chuyển nhượng rừng từ chủ rừng khác"29/2004/QH11
774Chủ sở hữulà cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản.33/2005/QH11
775Chủ sở hữu chunglà chủ sở hữu số tài sản chung hợp nhất của các tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn và số tài sản gia tăng trong quá trình hoạt động của trường.61/2009/QĐ-TTg
776Chủ sở hữu công nghiệpLà chủ văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá, hoặc người được chuyển giao hợp pháp quyền sở hữu công nghiệp đối với đối tượng sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ.12/1999/NĐ-CP
777Chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp kháclà công ty nhà nước hoặc cơ quan được Chính phủ phân cấp hoặc ủy quyền thực hiện chức năng chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác.09/2009/NĐ-CP
778Chủ sở hữu phim là"tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính để sản xuất phim, mua quyền sở hữu phim; được cho, tặng hoặc thừa kế quyền sở hữu phim và các hình thức khác theo quy định của pháp luật."62/2006/QH11
779Chủ sở hữu tác phẩmlà cá nhân hoặc tổ chức sở hữu các quyền của tác giả có thể chuyển giao được theo quy định của pháp luật.27/2001/TT-BVHTT
780Chủ sở hữu tác phẩm kiến trúclà cá nhân hoặc pháp nhân sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật.04/2003/TTLT-BVHTT-BXD