Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 5.777 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
5721WS WRNG(Wind Shear Warning): Điện văn cảnh báo hiện tượng gió đứt tầng thấp.12/2007/QĐ-BGTVT
5722Đơn vị hành chính cơ sở, thấp nhất trong hệ thống các đơn vị hành chính của nước Việt Nam. Xã là điểm tụ cư của người Việt sinh sống ở vùng đồng bằng và trung du của Việt Nam. Ở vùng núi, trước cách mạng tháng Tám gọi là bản. Bản là điểm tụ cư của các dân tộc thiểu số Việt Nam. Xã có thể bao gồm hai hoặc nhiều hơn các làng. Mỗi làng có thể chia thành các thôn hoặc xóm. Nhưng có xã chỉ có một làng, làng chỉ có một thôn. Trường hợp này gọi là nhất xã, nhất làng, nhất thôn. Dân cư trong xã có thể là người trong một dòng họ, hai dòng họ hoặc nhiều hơn dòng họ cùng chung sống. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, cơ quan quản lý hành chính ở xã gồm có Hội đồng tộc biểu là người do các họ bầu ra, có nơi gọi là Hội đồng kỳ mục, là cơ quan quyết nghị và các lý dịch do Hội đồng tộc biểu, Hội đồng kỳ mục bầu với nhiệm kỳ là 3 năm hoặc 6 năm. Các lý dịch gồm có xã trưởng có thời kỳ gọi là xã quan, về sau gọi là lý trưởng, các phó lý, trương tuần, cai vạn, thủ quỹ, thủ lộ, hộ lại. Các lý dịch là những người chấp hành của Hội đồng tộc biểu. Các lý dịch còn được gọi là xã quan có thời kỳ do quan trên bổ nhiệm - thời kỳ đầu nhà Trần, các vua đầu triều Lê, nhưng về sau đều do xã tự chọn. Từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay xã là đơn vị hành chính dưới huyện. Ở xã có Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực ở địa phương và Ủy ban nhân dân, có thời kỳ gọi là Ủy ban kháng chiến hành chính, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân. Xã là đơn vị gần gũi nhất với dân, là nơi trực tiếp thực hiện đường lối chính sách của Đảng, là nơi thực thi mọi pháp luật của Nhà nước và mọi mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên. Xã là đơn vị hành chính ở cơ sở nhưng giữ vai trò quan trọng trong hệ thống bộ máy hành chính của quốc gia.Từ điển Luật học trang 574
5723Xã đặc biệt khó khănLà xã hiện đang thuộc danh mục xã đặc biệt khó khăn do Thủ tướng Chính phủ quyết định.12/2009/TT-BTTTT
5724Xã quan"Tên gọi các viên chức phụ trách điều hành các đơn vị hành chính cấp xã dưới triều Trần, Lê. Vd. Triều Lê trước năm 1469 có quy định đơn vị hành chính cơ sở là cấp xã do xã quan đứng đầu, chia làm ba loại: đại xã (trên 100 hộ) có ba xã quan; trung xã (từ 50 đến 100 hộ) có hai xã quan; tiểu xã (từ 10 đến 50 hộ) có một xã quan. Đến năm 1469, vua Lê Thánh Tông trong cải cách nền hành chính đất nước, đã bãi bỏ chức xã quan, và thay thế bằng chức xã trưởng."Từ điển Luật học trang 574
5725Xã trưởng"Một chức quan điều hành đơn vị hành chính xã, sau năm 1469 không còn là viên chức của triều đình nữa, mà do tập thể dân trong xã tuyển chọn. Số xã trưởng nhiều hay ít là tùy theo sự quan trọng của xã, xã có trên 500 hộ có năm xã trưởng, xã 400 hộ có bốn xã trưởng, xã có trên 100 hộ có hai xã trưởng; xã dưới 100 hộ có một xã trưởng. Thủ tục tuyển chọn xã trưởng triều Lê Thánh Tông rất khắt khe. Anh em con chú con bác, hoặc thân thích không thể được lựa chọn để cùng đảm nhiệm chức vụ xã trưởng trong cùng một xã. Xã trưởng phải ít nhất 30 tuổi và có hạnh kiểm tốt, nếu trong xã có người học văn hoặc đã làm qua việc quan rồi thì chức xã trưởng phải được giao phó cho người này. Tuy quan đầu hạt duyệt y việc lựa chọn xã trưởng, nhưng phải trình lên Bộ lại để bộ cấp bằng. Vị quan cấp trên trực tiếp nào sơ xuất để dân chúng chọn lựa người có hạnh kiểm xấu ra làm xã trưởng sẽ bị giáng chức. Từ năm thứ hai đời vua Lê Thánh Tông (1680) các điều kiện tuyển chọn xã trưởng trở nên khắt khe hơn trước. Nếu trước kia, xã trưởng có thể không phải là một người học văn, thì năm 1680 chỉ các nhà nho hay sinh đồ (tú tài) mới có thể đảm nhiệm chức xã trưởng. Qua triều đại Tây Sơn, rồi thời đại Gia Long, các tổ chức hành chính xã thôn, theo Đại Nam hội điển, về căn bản không khác trước. Dưới thời vua Minh Mạng (1820 - 1840) có sự thay đổi là dùng danh từ lý trưởng để thay thế cho danh từ xã trưởng. Trong hệ thống cơ quan chính quyền cơ sở ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, người đứng đầu cơ quan hành chính cấp xã là chủ tịch ủy ban nhân dân xã do hội đồng nhân dân xã bầu ra trong số đại biểu của hội đồng."Từ điển Luật học trang 575
5726Xác định rủi rolà quá trình làm rõ rủi ro là gì, nguyên nhân, điều kiện và mục đích xuất hiện rủi ro.1700/QĐ-TCHQ
5727Xác nhận bảo lãnhlà một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng (bên xác nhận bảo lãnh) phát hành cho bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng được xác nhận bảo lãnh (bên được xác nhận bảo lãnh) đối với khách hàng. Trường hợp bên được xác nhận bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình đã cam kết với bên nhận bảo lãnh thì bên xác nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được xác nhận bảo lãnh.283/2000/QĐ-NHNN14
5728Xây lắplà những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị các công trình, hạng mục công trình.88/1999/NĐ-CP
5729Xe máy chuyên dùnggồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp có tham gia giao thông đường bộ26/2001/QH10
5730Xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộBao gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp di chuyển trên đường bộ.09/2009/TT-BGTVT
5731Xét hỏi tại phiên tòa(tên cũ gọi là thẩm vấn tại phiên tòa) là một phần của việc xét xử vụ án tại phiên tòa, trong đó tòa án và những người tham gia tố tụng tiến hành việc nghiên cứu và kiểm tra các chứng từ, các kết luận điều tra và những tình tiết của vụ án. Việc xét hỏi được tiến hành sau khi kiểm sát viên đọc bản cáo trạng và trình bày những ý kiến bổ sung nếu có. Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ các tình tiết về từng sự việc và về từng tội của vụ án theo thứ tự xét hỏi hợp lý. Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến các hội thẩm nhân dân, sau đó đến kiểm sát viên, người bào chữa. Những người tham gia phiên tòa cũng có quyền đề nghị với chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Người giám định được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định. Trong khi xét hỏi, hội đồng xét xử xem xét những vật chứng có liên quan đến vụ án. Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa được quy định cụ thể trong Chương 19 của Bộ luật tố tụng hình sự, từ Điều 180 đến Điều 190. Sau khi xét hỏi xong, chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc xét hỏi và chuyển sang phần tiếp theo là tranh luận tại phiên tòa.Từ điển Luật học trang 575
5732Xét nghiệm HIVlà việc thực hiện các kỹ thuật chuyên môn nhằm xác định tình trạng nhiễm HIV trong mẫu máu, mẫu dịch sinh học của cơ thể người.64/2006/QH11
5733Xét thầulà quá trình Bên mời thầu xem xét, phân tích, đánh giá xếp hạng các hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu trúng thầu.88/1999/NĐ-CP
5734Xét xử"Là hoạt động đặc trưng, là chức năng, nhiệm vụ của các tòa án. Các tòa án là những cơ quan duy nhất của một nước được đảm nhiệm chức năng xét xử. Mọi bản án do các tòa án tuyên đều phải qua xét xử. Không một ai có thể bị buộc tội mà không qua xét xử của các tòa án và kết quả xét xử phải được công bố bằng bản án. Phân theo nội dung xét xử có: xét xử tội phạm hình sự, xét xử tranh chấp dân sự, xét xử khiếu kiện hành chính, xét xử tranh chấp lao động. Phân theo cấp độ xét xử có: xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm, xét xử giám đốc thẩm, xét xử tái thẩm. Khi xét xử các tòa án phải tuân theo các nguyên tắc: khi xét xử thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; tòa án nhân dân xét xử công khai, trừ trường hợp do luật định; tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số."Từ điển Luật học trang 576
5735Xét xử công khaiMột trong những nguyên tắc dân chủ của hoạt động xét xử, được quy định tại Điều 19 - Bộ luật tố tụng hình sự và là một trong những bảo đảm cho hoạt động xét xử được thực hiện một cách đúng đắn. Tính công khai trong công tác xét xử được hiểu là việc xét xử các vụ án hình sự, được tiến hành một cách công khai, mọi người đều có quyền tham dự và theo dõi diễn biến của phiên tòa xét xử. Nguyên tắc xét xử công khai cho phép có thể thông báo trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình... về hoạt động xét xử của tòa án. Trong trường hợp đặc biệt, cần giữ gìn bí mật nhà nước hoặc giữ gìn đạo đức xã hội thì tòa án xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai. Nguyên tắc xét xử công khai đặt hoạt động của tòa án và cơ quan điều tra dưới sự giám sát của nhân dân, đề cao trách nhiệm của những người tham gia tố tụng.Từ điển Luật học trang 576
5736Xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật"Một nguyên tắc cơ bản của công tác xét xử được quy định tại Điều 17 - Bộ luật tố tụng hình sự: khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Ở Việt Nam, quyền lợi của nhà nước thống nhất với quyền lợi của nhân dân; pháp luật thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Nguyên tắc này được đề ra là để định rõ quyền hạn và trách nhiệm của tòa án nhân dân và bảo đảm cho tòa án nhân dân thi hành nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước. Nguyên tắc xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật có nghĩa là trong khi xét xử tòa án có trách nhiệm áp dụng đúng đắn pháp luật nhà nước, không bị ràng buộc bởi bất cứ tác động nào, các cơ quan nhà nước khác không có quyền can thiệp. Nguyên tắc này không có nghĩa là tòa án biệt lập với các cơ quan khác của nhà nước; vì vậy tòa án vẫn phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan khác để cùng các cơ quan đó phục vụ tốt các quyền lợi hợp pháp của nhân dân."Từ điển Luật học trang 577
5737Xét xử kín"(cg. Xử kín), áp dụng trong những trường hợp đặc biệt cần giữ gìn bí mật nhà nước hoặc giữ gìn đạo đức xã hội nhưng phải tuyên án công khai. Xét xử kín có nghĩa là không phải mọi người đều có quyền tham dự như trong trường hợp công khai; trừ Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên tòa và những người tham gia tố tụng cần thiết khác, không một ai được ở lại phòng xét xử để dự thính, theo dõi diễn biến phiên tòa trong thời gian xét xử kín mà chỉ có thể trở lại phòng xét xử để nghe tuyên án công khai nếu là xét xử kín toàn bộ vụ án, hoặc được trở lại phòng xét xử sau khi kết thúc phần xét xử kín của vụ án để tiếp tục dự thính, theo dõi việc xét xử công khai."Từ điển Luật học trang 577
5738Xét xử phúc thẩmlà việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.19/2003/QH11
5739Xét xử tại phiên tòaViệc xét xử tại phiên tòa hình sự được quy định cụ thể trong Bộ luật tố tụng hình sự, tại phần ba, từ Điều 145 đến Điều 203 (xét xử sơ thẩm) và tại phần thứ tư từ Điều 204 đến Điều 225 (xét xử phúc thẩm). Xét xử vụ án hình sự tại phiên tòa là giai đoạn quan trọng nhất của tố tụng hình sự, trong đó tòa án, sau khi nghiên cứu khách quan, toàn diện và đầy đủ các tình tiết của vụ án, ra bản án khẳng định bị cáo có tội hoặc không có tội và áp dụng hình phạt đối với bị cáo hay không. Việc xét xử tại phiên tòa do một hội đồng xét xử gồm một thẩm phán (làm chủ tọa phiên tòa) và hai hội thẩm nhân dân tiến hành. Các tình tiết của vụ án được Hội đồng xét xử trực tiếp nghiên cứu với sự tham gia của những người có liên quan và đại diện tổ chức xã hội, của kiểm sát viên với tư cách là cơ quan kiểm sát xét xử, và trong điều kiện công khai. Việc xét xử gồm có các phần: chuẩn bị xét xử, xét hỏi tại phiên tòa, tranh luận tại phiên tòa, bị cáo nói lời cuối cùng, nghị án và tuyên án.Từ điển Luật học trang 577
5740Xét xử tập thể"Một nguyên tắc dân chủ trong hoạt động xét xử. Nguyên tắc này được đề ra tại Điều 18 - Bộ luật tố tụng hình sự: ""Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số"". Tập thể xét xử được gọi là Hội đồng xét xử với thành phần được quy định như sau: 1. Hội đồng xét xử sơ thẩm theo Điều 160 - Bộ luật tố tụng hình sự gồm một thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân. Trong trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp hoặc như đối với vụ án mà bị cáo bị đưa ra xét xử về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình thì hội đồng xét xử gồm hai thẩm phán và ba hội thẩm nhân dân. 2. Hội đồng xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm, theo Điều 160 a - Bộ luật tố tụng hình sự, gồm ba thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân. 3. Hội đồng xét xử phúc thẩm theo Điều 216 - Bộ luật tố tụng hình sự, gồm ba thẩm phán và trong trường hợp cần thiết có thể có thêm hai hội thẩm nhân dân. Trong hội đồng xét xử hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán."Từ điển Luật học trang 578