Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Hiển thị 1-20 trong 5.777 thuật ngữ
Stt | Thuật ngữ | Mô tả / Định nghĩa | Nguồn |
---|---|---|---|
5661 | Vụ lợi | là lợi ích vật chất, tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng. | 55/2005/QH11 |
5662 | Vụ ngộ độc thực phẩm | là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra với 2 người trở lên có dấu hiệu ngộ độc khi ăn cùng một loại thực phẩm tại cùng một địa điểm, thời gian. Trường hợp chỉ có một người mắc và bị tử vong cũng được coi là một vụ ngộ độc thực phẩm. | 39/2006/QĐ-BYT |
5663 | Vụ việc cạnh tranh | là vụ việc có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật canh tranh bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật | 27/2004/QH11 |
5664 | Vụ việc kéo dài | là vụ việc đã được cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết, kéo dài từ 12 tháng trở lên nhưng chưa ra văn bản giải quyết, kể từ ngày có văn bản thụ lý. | 02/2009/QĐ-UBND |
5665 | Vụ việc phức tạp | là vụ việc chưa được pháp luật quy định rõ, còn nhiều quan điểm khác nhau, cần phải áp dụng các quy định khác của pháp luật để giải quyết. | 02/2009/QĐ-UBND |
5666 | Vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước | là vùng phụ cận khu vực lấy nước từ nguồn nước được quy định phải bảo vệ để phòng, chống ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt | 08/1998/QH10 |
5667 | Vùng bảo vệ nghiêm ngặt | Là vùng có rạn san hô và hệ sinh thái trong tình trạng tốt, đa dạng sinh học cao, nguồn lợi sinh vật biển phong phú cần được quản lý chặt chẽ nhằm duy trì tính tự nhiên của các hệ sinh thái. | 54/2007/QĐ-UBND |
5668 | Vùng biển của Việt Nam | là các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Luật Biên giới Quốc gia ngày 26 tháng 6 năm 2003 và theo Điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan. | 191/2004/NĐ-CP |
5669 | Vùng biển ven bờ | là vùng biển được giới hạn bởi đường đẳng sâu từ 30 mét và 50 mét nước trở vào bờ cho các vùng đã nêu trên. | 05/1998/TT-BTS |
5670 | Vùng biển Việt Nam gồm | nội thủy, lãnh hải, vùng biển tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. | 25/2009/NĐ-CP |
5671 | Vùng biển xa bờ | là vùng biển được giới hạn bởi đường đẳng sâu từ 30 mét nước trở ra đối với vùng biển Vịnh Bắc bộ, vùng biển Đông - Tây Nam bộ, vịnh Thái Lan và đường đẳng sâu từ 50 mét nước trở ra đối với vùng biển Trung bộ. | 05/1998/TT-BTS |
5672 | Vùng cấm trên biển | là vùng được xác định bằng tọa độ trên hải đồ để bảo đảm cho nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, ngăn ngừa thảm họa môi trường và dịch bệnh. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan quy định thời hạn, phạm vi cụ thể đối với vùng cấm và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. | 103/2007/QĐ-TTg |
5673 | Vùng chiến sự | Nơi đang xảy ra giao tranh của các lực lượng vũ trang đối địch. Việc ra, vào, hoạt động trong các vùng chiến sự ở mặt đất, trên biển hoặc vùng trời đều đặt dưới sự giám sát, kiểm tra của lực lượng vũ trang đang hoạt động tại chỗ. Vi phạm các quy chế hoạt động, đảm bảo bí mật, an ninh của vùng chiến sự được coi là tình tiết tăng nặng của hành vi phạm tội. | Từ điển Luật học trang 571 |
5674 | Vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của sóng thần | là vùng đất liền nằm trong phạm vi sóng thần có thể lan truyền tới và gây thiệt hại (khoảng cách tối đa là 1km tính từ bờ biển). Các vùng biển Việt Nam có khả năng chịu ảnh hưởng của sóng thần được quy định tại Phụ lục II kèm theo Quy chế này. | 264/2006/QĐ-TTg |
5675 | Vùng có dịch | là khu vực được cơ quan có thẩm quyền xác định có dịch | 03/2007/QH12 |
5676 | Vùng có nguy cơ dịch | là khu vực lân cận với vùng có dịch hoặc xuất hiện các yếu tố gây dịch | 03/2007/QH12 |
5677 | vùng cước nội hạt hoặc đường dài | là phạm vi địa lý xác định mà các cuộc gọi trong phạm vi đó được áp dụng mức cước liên lạc nội hạt hoặc đường dài thống nhất do Tổng cục Bưu điện quy định. | 953/2000/QĐ-TCBĐ |
5678 | Vùng đặc quyền kinh tế | "Vùng biển nằm ngoài và tiếp liền với vùng lãnh hải của quốc gia có biển tuyên bố và thực thi các chủ quyền về kinh tế của họ. Đặc quyền kinh tế của quốc gia có vùng biển đặc quyền kinh tế bao gồm: 1. Các quyền thuộc chủ quyền về thăm dò, khai thác, bảo tồn, quản lý các tài nguyên thiên nhiên sinh vật hoặc không sinh vật ở vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về những thăm dò, khai thác vì mục đích kinh tế như sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió. 2. Các quyền tài phán về lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình, việc nghiên cứu khoa học, việc bảo vệ và giữ gìn môi trường biển. Vùng đặc quyền kinh tế được tính từ đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải với chiều rộng bằng 200 hải lý và chạy song song với đường cơ sở. Trong vùng đặc quyền kinh tế, tất cả các nước đều được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không, được quyền tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm cũng như quyền tự do sử dụng biển vào những mục đích khác phù hợp với luật quốc tế. Quốc gia ven biển có thể áp dụng mọi biện pháp cần thiết, kể cả việc khám xét, kiểm tra, bắt giữ và khởi tố, điều tra, xét xử về những hành vi xâm phạm đến chủ quyền quốc gia về đặc quyền kinh tế. Ở các nước ven biển có vùng đặc quyền kinh tế nằm chồng lên nhau thường sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp và thường phải qua một quá trình lâu dài mới giải quyết được." | Từ điển Luật học trang 571 |
5679 | Vùng đánh số viễn thông | là vùng được phân chia theo địa lý đặc trưng cho phạm vi hoạt động của mạng viễn thông cố định mặt đất. | 52/2006/QĐ-BBCVT |
5680 | Vùng đất cảng | là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, các công trình phụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị. | 71/2006/NĐ-CP |