Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 5.777 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
5621Vốn do Nhà nước đầu tư tại công ty nhà nước"là vốn cấp trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho công ty nhà nước khi thành lập, trong quá trình hoạt động kinh doanh; vốn nhà nước được tiếp nhận từ nơi khác chuyển đến theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; giá trị các khoản viện trợ, quà biếu, quà tặng; tài sản vô chủ, tài sản dôi thừa khi kiểm kê công ty nhà nước được hạch toán tăng vốn nhà nước tại công ty nhà nước; vốn bổ sung từ lợi nhuận sau thuế; giá trị quyền sử dụng đất và các khoản khác được tính vào vốn nhà nước theo quy định của pháp luật."199/2004/NĐ-CP
5622Vốn do Nhà nước đầu tư tại công ty nhà nước"là vốn cấp trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho công ty nhà nước khi thành lập, trong quá trình hoạt động kinh doanh; vốn nhà nước được tiếp nhận từ nơi khác chuyển đến theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; giá trị các khoản viện trợ, quà biếu, quà tặng; tài sản vô chủ, tài sản dôi thừa khi kiểm kê công ty nhà nước được hạch toán tăng vốn nhà nước tại công ty nhà nước; vốn bổ sung từ lợi nhuận sau thuế; giá trị quyền sử dụng đất và các khoản khác được tính vào vốn nhà nước theo quy định của pháp luật."199/2004/NĐ-CP
5623Vốn đối ứnglà phần vốn trong nước cần thiết mà phía Việt Nam phải chi cùng với vốn vay nước ngoài để thực hiện dự án . Vốn đối ứng có thể là ngoại tệ (tiền đặt cọc, tiền nhập máy móc thiết bị trường hợp không được sử dụng vốn vay...) hoặc tiền đồng Việt Nam (chi cho khảo sát, thiết kế, đền bù giải phóng mặt bằng, xây lắp, quản lý dự án, nộp các khoản thuế theo luật định và tiền bảo hiểm...).134/2005/NĐ-CP
5624Vốn đối ứnglà phần vốn trong nước cần thiết mà phía Việt Nam phải chi cùng với vốn vay nước ngoài để thực hiện dự án . Vốn đối ứng có thể là ngoại tệ (tiền đặt cọc, tiền nhập máy móc thiết bị trường hợp không được sử dụng vốn vay...) hoặc tiền đồng Việt Nam (chi cho khảo sát, thiết kế, đền bù giải phóng mặt bằng, xây lắp, quản lý dự án, nộp các khoản thuế theo luật định và tiền bảo hiểm...).134/2005/NĐ-CP
5625Vốn được cấplà số vốn góp được ghi trong Điều lệ của ngân hàng liên doanh, Điều lệ của ngân hàng 100% vốn nước ngoài.22/2006/NĐ-CP
5626Vốn được cấplà số vốn góp được ghi trong Điều lệ của ngân hàng liên doanh, Điều lệ của ngân hàng 100% vốn nước ngoài.22/2006/NĐ-CP
5627Vốn góp thường xuyênLà số vốn góp (ngoài số vốn góp đã xác lập tư cách thành viên) để Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở có vốn thực hiện hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.08/2005/TT-NHNN
5628Vốn góp thường xuyênLà số vốn góp (ngoài số vốn góp đã xác lập tư cách thành viên) để Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở có vốn thực hiện hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.08/2005/TT-NHNN
5629Vốn góp tối thiểulà số tiền hoặc giá trị tài sản, bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu các phát minh, sáng chế, bí quyết kỹ thuật và các loại giấy tờ có giá khác được quy ra tiền mà xã viên bắt buộc phải góp khi gia nhập hợp tác xã18/2003/QH11
5630Vốn góp tối thiểulà số tiền hoặc giá trị tài sản, bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu các phát minh, sáng chế, bí quyết kỹ thuật và các loại giấy tờ có giá khác được quy ra tiền mà xã viên bắt buộc phải góp khi gia nhập hợp tác xã18/2003/QH11
5631Vốn góp xác lập tư cách thành viênLà số vốn góp tối thiểu để xác lập tư cách thành viên khi tham gia Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.08/2005/TT-NHNN
5632Vốn góp xác lập tư cách thành viênLà số vốn góp tối thiểu để xác lập tư cách thành viên khi tham gia Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.08/2005/TT-NHNN
5633Vốn hoạt độnglà tổng số vốn chủ sở hữu và vốn huy động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương tại một thời điểm.138/2007/NĐ-CP
5634Vốn hoạt độnglà tổng số vốn chủ sở hữu và vốn huy động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương tại một thời điểm.138/2007/NĐ-CP
5635Vốn hoạt động của hợp tác xãLà loại vốn được hình thành từ vốn góp của xã viên, vốn được tích lũy thuộc sở hữu hợp tác xã, vốn vay và các nguồn vốn huy động. Chế độ quản lý và sử dụng vốn hoạt động của hợp tác xã được quy định trong Luật hợp tác xã và điều lệ hợp tác xã.Từ điển Luật học trang 570
5636Vốn hoạt động của hợp tác xãLà loại vốn được hình thành từ vốn góp của xã viên, vốn được tích lũy thuộc sở hữu hợp tác xã, vốn vay và các nguồn vốn huy động. Chế độ quản lý và sử dụng vốn hoạt động của hợp tác xã được quy định trong Luật hợp tác xã và điều lệ hợp tác xã.Từ điển Luật học trang 570
5637Vốn huy động của công ty nhà nướclà số vốn công ty nhà nước huy động theo các hình thức: phát hành trái phiếu, vay của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước và các hình thức huy động khác mà pháp luật không cấm.199/2004/NĐ-CP
5638Vốn huy động của công ty nhà nướclà số vốn công ty nhà nước huy động theo các hình thức: phát hành trái phiếu, vay của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước và các hình thức huy động khác mà pháp luật không cấm.199/2004/NĐ-CP
5639Vốn khả dụnglà vốn bằng tiền và chứng từ có giá có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng 30 ngày để đáp ứng khả năng trả nợ và dự phòng rủi ro của công ty chứng khoán trong cùng thời hạn.144/2003/NĐ-CP
5640Vốn khả dụnglà vốn bằng tiền và chứng từ có giá có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng 30 ngày để đáp ứng khả năng trả nợ và dự phòng rủi ro của công ty chứng khoán trong cùng thời hạn.144/2003/NĐ-CP