Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Hiển thị 1-20 trong 5.777 thuật ngữ
Stt | Thuật ngữ | Mô tả / Định nghĩa | Nguồn |
---|---|---|---|
3281 | Mức cổ phần trọng yếu | Là mức cổ phần chiếm từ 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên | 59/2009/NĐ-CP |
3282 | Mục đích của giao dịch dân sự | là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó. | 33/2005/QH11 |
3283 | Mức độ sẵn sàng | là tỷ số giữa thời gian khai thác thực tế và thời gian khai thác theo quy định. | 14/2007/QĐ-BGTVT |
3284 | Mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã | là tỷ lệ giá trị dịch vụ mà hợp tác xã cung ứng cho từng xã viên trong tổng số giá trị dịch vụ của hợp tác xã cung ứng cho toàn bộ xã viên của hợp tác xã | 47-L/CTN |
3285 | Mục lục hồ sơ | Công cụ tra cứu chủ yếu trong các lưu trữ, dùng để thống kê, giới thiệu nội dung hồ sơ, đơn vị bảo quản của phông, sưu tập lưu trữ theo phương án hệ thống hoá. | 128/QĐ-VTLTNN |
3286 | Mức lương tối thiểu | Mức lương thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường. Mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt nhằm bảo đảm cho người lao động bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích lũy tái sản xuất sức lao động mở rộng và được dùng làm căn cứ để tính các mức lương cho các loại lao động khác. Điều 7 – Bộ luật lao động quy định “người lao động được trả lương trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định”. | Từ điển Luật học trang 311 |
3287 | Mức lương tối thiểu chung | là mức lương thấp nhất do Chính phủ công bố ở từng thời kỳ. | 71/2006/QH11 |
3288 | Mực nước lũ thiết kế | là mực nước lũ làm chuẩn dùng để thiết kế đê và công trình liên quan, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt | 79/2006/QH11 |
3289 | Mức phục vụ | là thước đo về chất lượng vận hành của dòng giao thông, mà người điều khiển phương tiện và hành khách nhận biết được. | 22/2007/QĐ-BXD |
3290 | Mức sinh thay thế | là mức sinh tính bình quân trong toàn xã hội thì mỗi cặp vợ chồng có hai con. | 06/2003/PL-UBTVQH11 |
3291 | Mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia | là những đối tượng, địa điểm, công trình, cơ sở về chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá, xã hội thuộc danh mục cần được bảo vệ do pháp luật quy định | 32/2004/QH11 |
3292 | Mục tiêu trọng yếu | là những mục tiêu chính trị, quân sự, an ninh, kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa quan trọng cần phải tập trung bảo vệ. | 152/2007/NĐ-CP |
3293 | Mức trách nhiệm bảo hiểm | là số tiền tối đa mà doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải trả cho thiệt hại về người và tài sản trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. | 23/2003/QĐ-BTC |
3294 | Mức trợ cấp không đáng kể | là mức trợ cấp thấp hơn 1% trị giá sản phẩm. | 22/2004/PL-UBTVQH11 |
3295 | Mượn tài sản | "1. Sự thỏa thuận giữa các bên theo đó một bên giao tài sản cho bên kia để sử dụng trong một thời hạn mình không phải trả tiền và phải trả lại tài sản khi hết hạn hoặc khi mục đích của việc mượn đã đạt được. 2. Tài sản mượn phải là vật không tiêu hao. 3. Nghĩa vụ của bên mượn là: a) Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản và phải sửa chữa nếu tài sản đó bị hư hỏng thông thường. b) Không được cho người khác mượn lại nếu không có sự đồng ý cho phép của bên cho mượn. c) Trả lại tài sản đúng hạn; nếu không có sự thỏa thuận về thời hạn trả thì phải trả ngay tài sản sau khi đã đạt được mục đích mượn. d) Bồi thường thiệt hại nếu làm hư hỏng tài sản mượn. 4. Bên cho mượn có những nghĩa vụ sau đây: a) Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyến tật của tài sản đó, nếu có. b) Thanh toán cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản, nếu có thỏa thuận. c) Bồi thường thiệt hại cho bên mượn, nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ trường hợp bên mượn biết hoặc phải biết khuyết tật đó (Điều 515 – 520 – Bộ luật dân sự)." | Từ điển Luật học trang 311 |
3296 | MWO | (Meteorological Watch Office): CSCCDV cảnh báo thời tiết. | 12/2007/QĐ-BGTVT |
3297 | Nạn nhân chiến tranh | Là những người bị chiến tranh gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản và làm đảo lộn cuộc sống yên bình. Ngày 12.8.1949, các nước trên thế giới đã cùng nhau kí tại Giơnevơ (Thụy Sĩ) bốn công ướ về bảo hộ nạn nhân chiến tranh đối với bốn loại đối tượng: a) Thương binh, bệnh binh thuộc các lực lượng vũ trang chiến đấu trên bộ. b) Thương binh, bệnh binh và những người bị đắm tàu thuộc những lực lượng hải quân. c) Tù binh. d) Thường dân. Nội dung công ước quy định các bên tham chiến không được dùng con người làm vật thí nghiệm vũ khí, không được giết hại, đối xử tàn bạo đối với những người đã bị loại ra khỏi vòng chiến đấu, với nhân dân trong vùng bị chiếm đóng… Những kẻ phạm tội tội ác với nạn nhân chiến tranh sẽ bị truy tố và xét xử về tội ác chiến tranh. | Từ điển Luật học trang 313 |
3298 | Nâng cấp trạm | là tăng thêm nhiệm vụ hoặc yếu tố quan trắc cho trạm và nâng hạng trạm lên hạng cao hơn. | 03/2006/QĐ-BTNMT |
3299 | Năng định | Là văn bản do Cục Hàng không Việt Nam cấp kèm theo giấy phép, giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ tương tự, trong đó chỉ ra các điều kiện riêng, quyền hạn hoặc hạn chế của giấy phép và giấy chứng nhận đó. | 10/2008/QĐ-BGTVT |
3300 | Năng lực hành vi của người chưa thành niên | "Những người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) được coi là những người chưa có năng lực hành vi, nhưng căn cứ vào độ tuổi thì các Điều 22 và 23 – Bộ luật dân sự quy định: a) Người chưa đủ 6 tuổi hoàn toàn không có năng lực hành vi dân sự. Do đó, mọi quyền, nghĩa vụ dân sự của họ đều phải do người đại diện theo pháp luật thực hiện (x. Đại diện theo pháp luật). b) Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ những giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi, vd. người chưa thành niên 7 – 8 tuổi mua sách vở, đồ dùng học tập; người 15 – 16 tuổi mua quần áo, nhưng nếu mua những tài sản có giá trị quan trọng thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ, vv. c) Trong trường hợp người đủ 15 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng đủ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không đòi hỏi phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, vd. người 17 tuổi được kí hợp đồng lao động và nếu họ được thừa kế một số tiền thì có thể dùng tiền đó mua một xe đạp, xe máy, vv." | Từ điển Luật học trang 313 |