Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Hiển thị 1-20 trong 5.777 thuật ngữ
Stt | Thuật ngữ | Mô tả / Định nghĩa | Nguồn |
---|---|---|---|
3081 | Luật thị trường chứng khoán | Luật quy định về: - Nghĩa các thuật ngữ: chứng khoán, người môi giới, người bảo lãnh, người mua bán… - Các mục tiêu hoạt động, quyền hạn và trách nhiệm của thị trường chứng khoán. - Việc phát hành, mua bán chứng khoán. - Dự trù các biện pháp khen thưởng, báo cáo công khai. - Các điều kiện phổ biến tin tức. - Các điều cấm kị trên thị trường chứng khoán. - Các biện pháp bảo vệ các cổ đông. | Từ điển Luật học trang 295 |
3082 | Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp | "Văn bản quy định những vấn đề về hộ nộp thuế nông nghiệp, đất chịu thuế, đất không chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp; về căn cứ tính thuế, biểu thuế, kê khai tính thuế, lập sổ thuế, thu, nộp, giảm, miễn thuế và các vấn đề về xử lí vi phạm và tổ chức thực hiện. Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp nhằm khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả; thực hiện công bằng hợp lí trong việc đóng góp vào ngân sách nhà nước. Tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp (gọi chung là hộ nộp thuế). Luật này được Quốc hội Khóa X thông qua năm 1993." | Từ điển Luật học trang 295 |
3083 | Luật thương mại | "Ngành luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ gắn liền với mua bán hàng hóa (dịch vụ thương mại) và hoạt động xúc tiến thương mại tại Việt Nam giữa thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với các bên có liên quan, trừ những quan hệ phát sinh trong việc buôn bán hàng rong, quà vặt có vốn kinh doanh, doanh thu, thu nhập thấp do quy chế riêng của chính phủ ban hành trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại (Điều 1,2, Khoản 2 – Điều 5 – Luật thương mại đã được Quốc hội Khóa X thông qua ngày 10.5.1997 có hiệu lực từ ngày 1.1.1998). Các quan hệ về thương mại là những quan hệ dân sự. Có một số nước không có luật thương mại thành ngành luật riêng mà các quan hệ thương mại đều do luật dân sự điều chỉnh. Ở Việt Nam, đối với những quan hệ có tính chất thương mại không có quy định trong Luật thương mại ngày 10.5.1997 thì áp dụng Bộ luật dân sự và các Pháp lệnh có liên quan (Điều 3 – Luật thương mại). (Xt. Hành vi thương mại; Hoạt động thương mại; Sản nghiệp thương mại)." | Từ điển Luật học trang 295 |
3084 | Luật tố tụng dân sự | Tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ giữa cơ quan xét xử, viện kiểm sát nhân dân các cấp, đương sự và những người tham gia khác trong quá trình hòa giải, điều tra và xét xử những vụ án dân sự. Các quy phạm của Luật tố tụng dân sự quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục xét xử và những vấn đề khác nhằm giải quyết đúng đắn các vụ tranh chấp dân sự. | Từ điển Luật học trang 296 |
3085 | Luật tư | (cg. luật tư pháp hay tư pháp), tổng thể các ngành luật, các chế định điều chỉnh các quan hệ pháp lí giữa tư nhân với tư nhân trong một nước, trong quan niệm của các nước phương Tây và một số nước. Vd. các chế định về hôn nhân, gia đình, về tài sản và sở hữu tài sản, về hộ tịch và quốc tịch, về các hợp đồng dân sự, thương mại. Tư pháp còn được dùng thống nhất để chỉ tổng thể pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa công dân nước này với công dân nước khác (x. Tư pháp quốc tế) | Từ điển Luật học trang 296 |
3086 | Luật tục | Tập tục, phong tục, tập quán của một cộng đồng, được hình thành tự phát và được các thành viên trong cộng đồng chấp nhận, tuân theo trong quan hệ với nhau. Luật tục thể hiện bao quát, phong phú các mối quan hệ xã hội truyền thống, ít thay đổi và hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội của một số nước phương Tây. Ở Việt Nam, luật tục về căn bản đã nhường bước cho luật thành văn từ triều Lý. Tuy nhiên, những phong tục tập quán tốt đẹp vẫn được duy trì, vận dụng phù hợp với xã hội mới. | Từ điển Luật học trang 296 |
3087 | Luật về sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam | "Đạo luật quy định về các vấn đề tuyển chọn; hệ thống cấp bậc quân hàm, chức vụ; thẩm quyền phong hay giáng quân hàm, chức vụ; nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền và quyền lợi; thời gian phục vụ tại ngũ, phục vụ ở ngạch dự bị của sĩ quan quân đội. Luật quy định chế độ phục vụ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam lần đầu tiên được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, thông qua ngày 29.4.1958 khi Nhà nước cách mạng Việt Nam có chủ trương xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam trở thành quân đội cách mạng chính quy, nhân dân và hiện đại." | Từ điển Luật học trang 296 |
3088 | Luật về Sở giao dịch chứng khoán | Một bộ phận cấu thành của Luật thị trường chứng khoán, bao gồm các quy định về: - Các chức năng của sở giao dịch. - Những quy chế hoạt động. - Tiêu chuẩn các hội viên. - Các điều kiện gia nhập tổ chức chứng khoán. - Tỉ lệ hoa hồng cho những người môi giới. - Các chế độ khuyến khích giảm phí trung gian. - Các điều khoản khác. | Từ điển Luật học trang 297 |
3089 | Luật vũ trụ quốc tế | Toàn bộ các quy phạm pháp luật nhằm quy định việc hoạt động của các quốc gia trong việc nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ, mặt trăng và các hành tinh khác cũng như quy định chế độ pháp lí của các khách thể này. Hiệp định quốc tế ngày 27.1.1967 quy định về những nguyên tắc hoạt động của các quốc gia trong việc nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ, Mặt Trăng và các hành tinh khác. | Từ điển Luật học trang 297 |
3090 | Lục bộ | Sáu cơ quan trung ương của nhà nước phong kiến xưa kia, làm chức trách của cơ quan chấp hành trung ương và cơ quan tư vấn cho nhà vua, dưới sự điều khiển trực tiếp của nhà vua. Quyền hạn, nhiệm vụ của mỗi bộ đại thể đều giống nhau qua các triều đại: Lý, Trần, Lê, Nguyễn: - Bộ lại phụ trách việc tuyển bổ, khảo hạch, thăng, giáng quan lại, phong tước vụ, vv. - Bộ lễ phụ trách lễ nghi, tế tự, thiên văn, tôn giáo, âm nhạc, đối ngoại, giáo dục, thi cử. - Bộ hộ quản lí ruộng đất, thuế khóa, kho tàng, dân số và cấp phát lương bổng. - Bộ binh quản lí quân đội, quân trang, vũ khí, phòng thủ biên cương. - Bộ hình phụ trách tư pháp và xét xử. - Bộ công phụ trách xây dựng, giao thông, bảo vệ đê điều, rừng… Đứng đầu mỗi bộ là quan thượng thư. Tổ chức các bộ khác nhau tùy từng triều đại. Triều Lê Thái Tổ chỉ có 2 bộ: Bộ lễ và Bộ lại. Triều Lê Thánh Tông có đủ sáu bộ. Bên cạnh mỗi bộ lại có một khoa làm nhiệm vụ giám sát bộ đó. Thời Lê Mạt, Chúa Trịnh Cương đặt ra ở phủ chúa Lục cung làm chức vụ của Lục bộ và Lục phiên làm chức vụ của Lục khoa ở triều đình. Triều Nguyễn, trước năm 1933 vẫn có đủ sáu bộ nhưng từ 1933 chỉ còn 5 bộ là: Bộ lại, Bộ quốc gia giáo dục, Bộ tài chính và cứu tế xã hội, Bộ hình, Bộ công chính kiêm mĩ thuật lễ nghi. Các vị đứng đầu Bộ thượng thư do nhà vua lựa chọn trong số những người được chính phủ Pháp đô hộ và triều đình “tín nhiệm” trong quan trường hoặc ở ngoài quan trường (vd. ông Phạm Quỳnh là một nhà báo, chủ bút tạp chí “Nam phong” được cử giữ chức Thượng thư Bộ quốc gia giáo dục”. | Từ điển Luật học trang 297 |
3091 | Lục khoa | "Sáu cơ quan trung ương đặt bên cạnh sáu bộ từ triều Lê Nghi Dân (1459): Trung thư khoa, Hải khoa; Đông khoa; Tây khoa; Nam khoa và Bắc khoa. Đến đời Lê Thánh Tông (1465) lại đặt tên sáu khoa như tên sáu bộ: Lại khoa; Hộ khoa; Lễ khoa; Binh khoa; Hình khoa; Công khoa. Thời Nghi Dân không có sử liệu về quan chức đứng đầu các khoa. Cùng với việc đặt tên các khoa như tên các bộ, Lê Thánh Tông đặt viên quan đứng đầu các khoa là đô cấp sự trung, viên quan thứ nhì là cấp sự trung. Đầu năm 1471 đời Lê Thánh Tông quy định khoa kiểm soát công việc của bộ (viện) cùng tên: “Bộ lại, nếu cất nhắc người bất tài thì Lại khoa có quyền bắt bẻ, cải chính… Hình khoa kết luận về những việc xét hỏi kiện sai hay đúng của Bộ hình, Công khoa…” (Định Gia Trinh. Sơ thảo nhà nước về pháp quyền Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học xã hội 1968, tập I, trang 151). Thời Nguyễn Sơ, bên cạnh sáu bộ cũng có sáu khoa do cấp sự trung đứng đầu, và có thêm sáu tự do tự khanh đứng đầu chuyên trách từng việc và chịu trách nhiệm trước nhà vua (Đại nam hội điển tái yếu)." | Từ điển Luật học trang 298 |
3092 | Lực lượng của khu vực phòng thủ | là tổng hợp các lực lượng, được tổ chức chặt chẽ dưới sự lãnh đạo, chỉ huy thống nhất của cấp ủy, chính quyền và người chỉ huy quân sự, công an của từng địa phương, bao gồm: lực lượng của các tổ chức quần chúng nhân dân, lực lượng vũ trang địa phương phối hợp với các đơn vị bộ đội chủ lực, công an đóng quân trên địa bàn. | 152/2007/NĐ-CP |
3093 | Lục sự | 1. Nghiệp vụ bảo đảm toàn bộ hoạt động hành chính của các tòa án sơ thẩm, phúc thẩm, thương mại… ở nhiều nước phương Tây và ở các tòa án Việt Nam thời thuộc Pháp, bao gồm việc quản lí, ghi chép các tài liệu về các vụ án (biên bản hỏi cung, lấy lời khai, biên bản phiên tòa…), giữ các sổ sách của tòa án, tang vật, phiên dịch, cấp phát các bản sao, trích lục án văn… 2. Chức danh của các viên chức làm nghiệp vụ nói trên: chánh lục sự, lục sự, thư kí lục sự thời thuộc Pháp. Dưới triều Nguyễn, lục sự là thuộc viên của Đô sát viện. Từ lâu chế định lục sự đã bị bãi bỏ. Các phần việc của lục sự do các thư kí phiên tòa đảm nhiệm. | Từ điển Luật học trang 298 |
3094 | Lưới điện | là hệ thống đường dây tải điện, máy biến áp và trang thiết bị phụ trợ để truyền dẫn điện. Lưới điện, theo mục đích sử dụng và quản lý vận hành, được phân biệt thành lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối | 28/2004/QH11 |
3095 | Lưới độ cao quốc gia | Là lưới khống chế về độ cao thống nhất trong toàn quốc | 11/2008/QĐ-BTNMT |
3096 | Lưới tọa độ cấp 0 | Là lưới có độ chính xác cao nhất, được phân bố với mật độ khoảng 10.000 km2 – 15.000km2/điểm với khoảng cách trung bình giữa các điểm từ 100km – 150km. Trong một số trường hợp được xây dựng riêng cho các mục đích đặc biệt như nghiên cứu khoa học, an ninh quốc phòng có thể được phân bố với mật độ dày hơn. Lưới tọa độ cấp 0 được đo lặp với chu kỳ 15 năm/lần. Để phục vụ cho việc gắn kết lưới tọa độ quốc gia với ITRF theo quan điểm hệ tọa độ động, một số điểm trong lưới được đo lặp với chu kỳ 1 năm/lần. | 06/2009/TT-BTNMT |
3097 | Lưới tọa độ quốc gia | Là lưới khống chế tọa độ cơ bản, thống nhất trong toàn quốc phục vụ cho các nghiên cứu khoa học, đo vẽ bản đồ địa hình, bản đồ địa chính, thành lập cơ sở dữ liệu địa lý và các loại bản đồ chuyên đề khác. Lưới tọa độ quốc gia bao gồm: Lưới tọa độ cấp 0, lưới tọa độ hạng I, lưới tọa độ hạng II và lưới tọa độ hạng III khác nhau về độ chính xác, mật độ phân bố điểm, mục đích sử dụng, phương pháp xây dựng và trình tự phát triển của lưới. Lưới tọa độ hạng I là mạng lưới hiện đang tồn tại nhưng không xây dựng lại do vậy trong phạm vi của quy chuẩn này chỉ đưa ra các quy định kỹ thuật cụ thể cho lưới tọa độ cấp 0, hạng II và hạng III. | 06/2009/TT-BTNMT |
3098 | Luồng cảng biển | là phần giới hạn vùng nước từ biển vào cảng được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ để bảo đảm cho tàu thuyền ra, vào cảng biển an toàn. | 71/2006/NĐ-CP |
3099 | Luồng chạy tàu thuyền | là vùng nước được giới hạn bằng hệ thống báo hiệu đường thuỷ nội địa để phương tiện đi lại thông suốt, an toàn | 23/2004/QH11 |
3100 | Lượng danh định (Qn) | Là lượng hàng đóng gói sẵn được ghi trên nhãn hàng hóa. | 02/2008/QĐ-BKHCN |