Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 5.777 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
2921Lãng phílà việc quản lý, sử dụng tiền, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên thiên nhiên không hiệu quả. Đối với lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì lãng phí là việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc không đạt mục tiêu đã định.48/2005/QH11
2922Lãnh đạo BộLà Bộ trưởng và các Thứ trưởng5163/QĐ-BCT
2923Lãnh đạo đơn vịLà Thủ trưởng và Phó Thủ trưởng đơn vị.5163/QĐ-BCT
2924Lãnh hải"Một vùng biển ven bờ có chiều rộng nhất định nằm tiếp liền và ngoài đường cơ sở được tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất ở lục địa cũng như ở các đảo. Lãnh hải của các quốc gia quần đảo bắt đầu từ phía ngoài vùng quần đảo. Chiều rộng của lãnh hải do quốc gia ven biển, quốc gia quần đảo tự quy định nhưng phải phù hợp với pháp luật quốc tế. Đa số các quốc gia trên thế giới có lãnh hải rộng từ 3 – 12 hải lí. Điều 3 – Công ước của Liên hợp quốc về luật biển quy định “Mọi quốc gia đều có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của mình; chiều rộng này không vượt quá 12 hải lí kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng công ước”. Quốc gia ven biển, quốc gia quần đảo thực hiện chủ quyền hoàn toàn đối với lãnh hải, vùng trời trên lãnh hải cũng như đối với đáy và lòng đất dưới đáy lãnh hải."Từ điển Luật học trang 267
2925Lãnh sự"Quan chức của một nước được cử sang một nước khác hay một khu vực hành chính (thủ đô, thành phố) của nước khác (khu vực lãnh sự) theo sự thỏa thuận giữa hai nước, có nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của nước mình và người nước mình cư trú trong khu vực lãnh sự của nước sở tại, đảm đương những công việc như quản lí hộ tịch, cấp hộ chiếu, visa, chứng nhận chữ kí, cấp công chứng thư, vv. và góp phần thúc đẩy phát triển mối quan hệ chính trị, khoa học, văn hóa, vv. giữa hai nước (Công ước Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự; Pháp lệnh lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). (Xt. Cơ quan đại diện ngoại giao)"Từ điển Luật học trang 267
2926Lãnh sự danh dựLà viên chức lãnh sự không chuyên nghiệp và không phải là cán bộ, công chức, viên chức Việt Nam, bao gồm Tổng Lãnh sự danh dự và Lãnh sự danh dự.33/2009/QH12
2927Lãnh thổ"là đối với một Bên, lãnh thổ của Bên đó, gồm lãnh hải của Bên đó; và khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà Bên đó thực hiện chủ quyền hoặc quyền thực thi pháp lý phù hợp với luật pháp quốc tế"Khongso
2928Lãnh thổ bị chiếm đóngNhững khu vực, vùng, thành phố hay toàn bộ lãnh thổ quốc gia bị quân đội nước ngoài chiếm đóng và đặt dưới sự điều hành của nước chiếm đóng thông qua bộ máy cai trị. Công pháp quốc tế xác nhận sự chiếm đóng chỉ là sự có mặt tạm thời của quân đội quốc gia nước này trên lãnh thổ quốc gia nước kia trong tình trạng xảy ra xung đột quân sự. Bên chiếm đóng chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn trật tự giao thông, sinh hoạt bình thường cho nhân dân nơi bị chiếm đóng, có quyền ra những mệnh lệnh và áp dụng các biện pháp cưỡng bức để đảm bảo thực hiện quyền lực của mình nhưng không được khủng bố, đàn áp, xử phạt người không qua xét xử, không được đuổi dân khỏi vùng chiếm đóng, không được đưa dân nước mình đến vùng ấy, phải tôn trọng Công ước Giơnevơ ngày 12.8.1949 về bảo hộ thường dân trong chiến tranhTừ điển Luật học trang 267
2929Lãnh thổ quốc giaMột phần của Trái Đất, thuộc chủ quyền hoàn toàn, tối cao của một quốc gia, bao gồm vùng đất, vùng trời bên trên và lòng đất bên dưới. Lãnh thổ quốc gia là toàn vẹn và bất khả xâm phạm. Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời”.Từ điển Luật học trang 268
2930Lao động cải tạoViệc tập trung lao động bắt buộc, theo sự hướng dẫn và quản lí của nhà nước đối với những người vi phạm pháp luật nhằm mục đích giáo dục, cải tạo, sửa chữa những sai lầm. Luật hành chính có quy định về 2 hình thức lao động cải tạo: lao động cải tạo trong các trường giáo dưỡng và lao động cải tạo trong các cơ sở giáo dục.Từ điển Luật học trang 268
2931Lao động công íchLao động của công dân thực hiện vì lợi ích chung của nhà nước, của tập thể và không đòi hỏi có sự trả lương. Có hai loại lao động công ích: 1. Lao động công ích bắt buộc là lao động của những công dân đã đến tuổi lao động phải tham gia theo quy định của pháp luật với một số ngày nhất định trong năm. Nếu người có nghĩa vụ lao động công ích không thể trực tiếp tham gia được thì có thể đóng góp một khoản tiền theo quy định vào công quỹ. 2. Lao động công ích tự nguyện là lao động của những công dân chưa đến tuổi lao động hoặc đã quá tuổi làm nghĩa vụ lao động công ích.Từ điển Luật học trang 268
2932Lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệpLà số người trong độ tuổi (nam từ 18 đến 60 tuổi, nữ từ 18 đến 55 tuổi), có khả năng lao động làm việc thường xuyên trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp trong xã (bao gồm cả người tranh thủ lúc nông nhàn đi ra ngoài làm việc, đến thời vụ lại về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tại xã).54/2009/TT-BNNPTNT
2933Lập hồ sơlà việc tập hợp và sắp xếp văn bản, tài liệu hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc thành hồ sơ theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định.110/2004/NĐ-CP
2934Lập pháp"1. Nghĩa rộng: quyền của quốc hội quyết định những vấn đề chung, quan trọng của cả nước bằng hình thức hiến pháp, luật (các đạo luật, bộ luật, nghị quyết), một trong ba mặt của quyền lực nhà nước (quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp). 2. Nghĩa hẹp: chế định ra pháp luật, sửa đổi luật. (X. Quyền lập pháp; Ban hành văn bản pháp luật)."Từ điển Luật học trang 268
2935Lập quy"(cq. quyền lập quy), hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ quốc hội và các văn bản của cấp trên đặt ra những quy định gọi chung là pháp quy. Lập quy phải theo đúng thẩm quyền và trình tự để tránh chồng chéo, mâu thuẫn, trái luật (x. Quyền lập hiến; Quyền lập pháp; Pháp quy)."Từ điển Luật học trang 269
2936Lắp ráp CKDlà việc sử dụng các linh kiện đồng bộ từ nguồn nhập khẩu để lắp ráp thành ôtô hoàn chỉnh.20/2003/QĐ-BKHCN
2937Lắp ráp IKDlà việc sử dụng các linh kiện không đồng bộ từ nguồn nhập khẩu và các linh kiện nội địa hóa để lắp ráp thành ôtô hoàn chỉnh.20/2003/QĐ-BKHCN
2938Lấy mô, bộ phận cơ thể ngườilà việc tách mô, bộ phận từ cơ thể người hiến khi còn sống hoặc sau khi chết.75/2006/QH11
2939Lễ1. Nghĩa thông thường là: xử sự thể hiện sự tôn trọng, cung kính, theo những phép tắc khi tiếp xúc với người khác, người trên, ông bà, cha mẹ, vv. Các nguyên tắc, nghi thức cần phải tuân theo để bảo đảm sự trang trọng của một hoạt động: lễ quốc khánh, lễ chào cờ, lễ khai giảng năm học mới. 2. Nghĩa pháp lí: thuật ngữ đi cùng với nhạc (lễ nhạc), với hình (lễ và hình) được dùng từ thời xưa ở Trung Quốc và Việt Nam. Ở Trung Quốc, dưới thời nhà Chu (Xuân thu Chiến quốc) “lễ trị”, “lễ và hình” tồn tại song song. Lễ định ra những hành vi phải thực hiện trong xã hội, còn hình thì quy định những điều cấm đoán. Điều gì mà lễ không cho phép làm thì có hình pháp cấm đoán và chế tài. Nhưng để đảm bảo sự ổn định của xã hội, nhà Chu đề ra nguyên tắc “minh đức thận phạt” tức là làm sáng tỏ đức, thận trọng trong sử dụng hình phạt. Đó cũng là ý nghĩa của lễ trong việc giáo hóa người dân bằng lễ và nhạc của câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Nội dung của lễ được cụ thể hóa trong quyền hạn, nhiệm vụ của Bộ lễ. Vd. Bộ lễ triều Nguyễn theo Đại Nam hội điển: phụ trách lễ nghi, triều hội, tôn phong, quan hệ đối ngoại, văn hóa, giáo dục, thi cử, thưởng cho những người trung, hiếu, tiết, nghĩa. Pháp luật Việt Nam trong các đời Lý, Trần, Lê, Nguyễn xử phạt rất nghiêm khắc những hành vi “trái lễ”, vd. con bất hiếu với cha mẹ là phạm vào trong 10 tội ác bị hình phạt rất nghiêm khắc. (X. Thập ác).Từ điển Luật học trang 271
2940Lệ(thuật ngữ dưới chế độ phong kiến ở Trung Hoa và Việt Nam) là các bản án quan trọng đã được tâu lên vua và được nhà vua công nhận có hiệu lực lâu dài và dùng để bổ sung cho các điều luật, hoặc làm sáng tỏ những điều mà pháp luật không quy định được rõ ràng. Bộ luật nhà Tống là “Tống hình thống” viết “phàm pháp luật không có ghi sau đó mới dụng lệ”, như vậy từ thời Tống, lệ cũng có hiệu lực như luật. Theo tinh thần của Bộ “Đại Thanh luật lệ” vai trò của lệ được nâng cao thêm: “hữu lệ bất dụng luật”. Cũng trên tinh thần, nội dung và ý nghĩa nói trên, Lê Quý Đôn đã lấy nhan đề quyển II Kiến văn tiểu lục là “Thể lệ thương”, trong đó nói rõ “công việc trị dân có thể lệ” và vua Trần Nhân Tông hạ lệnh cho các quan “khảo cứu điều lệ đời trước” biên tập bộ “Quốc triều thường lệ” 10 quyển, vv. Bộ luật Gia Long của nhà Nguyễn ban hành năm 1815 cũng lấy tên là “Hoàng Việt luật lệ” (mà tác giả người Pháp P.L.F.Philastre dịch là “Lois et Décrets de l'Empire de Hoàng Việt” trong đó gọi lệ là sắc lệnh, pháp lệnh). Một đặc điểm của luật Gia Long là đã bổ sung một số điều luật bằng nhiều lệ. Trong nền pháp chế của nước Việt Nam xưa, song song tồn tại với những quy định của nhà vua như luật, lệ, chỉ, dụ, lệnh còn có những quy định do cộng đồng người dân làng xã đặt ra trong các hương ước (cũng gọi là: hương khoản, hương lệ, khoản lệ, điều lệ của họ). Để thống nhất nền pháp chế của cả nước, khắc phục những biểu hiện không thuận chiều với “quốc pháp”, như “hương đẳng tiểu triều đình”, “pháp vua thua lệ làng”, vua Lê Thánh Tông đã ra lệnh thể chế hóa việc lập hương ước, tức là công nhận tác dụng to lớn và hiệu lực pháp luật của hương ước. Từ quá trình hình thành, phát triển của lệ xưa, ngày nay lệ còn được hiểu một cách thông tục là những quy định được đặt ra từ lâu mà mọi người đã quen xử sự thành nề nếp đời thường.Từ điển Luật học trang 272