Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 5.777 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
221Bảo hiểm tử kỳlà nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết trong một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm chết trong thời hạn được thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm24/2000/QH10
222Bảo hiểm xã hội"Những quy định của luật lao động nhằm ""bảo đảm vật chất, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình trong các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, hết tuổi lao động, chết, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc làm, gặp rủi ro hoặc các khó khăn khác"" (Điều 140 - Bộ luật lao động; Điều 1 - Nghị định số 12/CP ngày 26.1.1995). Bảo hiểm xã hội gồm có: trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Bảo hiểm xã hội là hình thức bảo hiểm bắt buộc đối với các đối tượng sau đây gọi chung là người lao động; người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước; lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng là 10 lao động trở lên; lao động là người Việt Nam trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam kí hoặc tham gia có quy định khác; lao động trong các tổ chức dịch vụ thuộc các cơ quan nhà nước, Đảng, đoàn thể; lao động trong các doanh nghiệp tổ chức của lực lượng vũ trang; người giữ chức vụ dân cử, bầu cử trong các cơ quan nhà nước, Đảng, đoàn thể; cán bộ công chức trong các cơ quan nhà nước, Đảng, đoàn thể. Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ các nguồn: nguồn người sử dụng lao động đóng bằng 15% so với tổng quỹ tiền lương; người lao động đóng bằng 5% tiền lương; nhà nước đóng và hỗ trợ; các nguồn khác Bảo hiểm xã hội Việt Nam do nhà nước thống nhất quản lý quỹ bảo hiểm xã hội theo pháp luật và trực tiếp quản lý thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội."Từ điển Luật học trang 31
223Bảo hiểm xã hội bắt buộclà loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.71/2006/QH11
224Bảo hiểm xã hội tự nguyệnlà loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội.71/2006/QH11
225Bảo hiểm y tếlà hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật này.25/2008/QH12
226Bảo hiểm y tế toàn dânlà việc các đối tượng quy định trong Luật này đều tham gia bảo hiểm y tế.25/2008/QH12
227Báo hiệu hàng hảilà thiết bị hoặc công trình được thiết lập để chỉ dẫn cho người đi biển định hướng và xác định vị trí của tầu thuyền.53/2005/QĐ-BGTVT
228Báo hiệu hàng hải AISlà trạm AIS được lắp đặt để truyền phát thông tin về một báo hiệu hàng hải. AIS là hệ thống nhận dạng tự động truyền phát thông tin giữa các trạm AIS với nhau, hoạt động trên các dải tần số VHF.53/2005/QĐ-BGTVT
229Báo hìnhlà tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên sóng truyền hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe - nhìn thời sự được thực hiện bằng các phương tiện khác nhau).51/2002/NĐ-CP
230Bảo hộ lao động"Toàn bộ các quy định mà nhà nước ban hành để bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của người lao động trong quá trình lao động nhằm phóng tránh tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gồm các quy định về an toàn lao động và các quy định về vệ sinh lao động. Người sử dụng lao động, người lao động, mọi tổ chức và cá nhân có liên quan đến lao động đều phải nghiêm chỉnh tuân theo các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động (Chương IX - Bộ luật lao động; Nghị định 06/CP ngày 20.1.1995 của chính phủ)."Từ điển Luật học trang 31
231Bảo hộ ngoại giao1. Hành động của một quốc gia trong quan hệ đối ngoại đòi nước ngoài tôn trọng những quy định của luật quốc tế đối với những viên chức ngoại giao, lãnh sự của mình, nhằm đảm bảo những quyền lợi hợp pháp của những viên chức này (như những quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao và lãnh sự). 2. Sự bảo hộ của quốc gia đối với kiều dân của mình cư trú ở nước ngoài đòi thực hiện những quyền lợi hợp pháp của kiều dân, khi những quyền lợi của họ bị nước sở tại vi phạm mà họ không thể sử dụng pháp luật của nước sở tại đó để tự bảo vệ.Từ điển Luật học trang 32
232Bảo hộ quốc tế quyền tác giả"Giữ gìn, bảo vệ chống lại các vi phạm quyền tác giả theo điều ước quốc tế hai bên, theo Công ước quốc tế Becnơ năm 1886 về ""Bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật"", Công ước Giơnevơ năm 1952 về ""Bản quyền (quyền tác giả) thế giới"". Cả hai công ước này đã được bổ sung, hoàn chỉnh nhiều lần. Các quốc gia thành viên của công ước căn cứ vào công ước để quy định việc bảo hộ quyền tác giả trong luật quốc gia và có thể bảo lưu một số điểm. Việt Nam đã có Nghị định về quyền tác giả (14.11.1986), đã thành lập Hãng bảo hộ quyền tác giả (Vinaauteur) từ năm 1987. Bộ luật dân sự năm 1995 đã quy định về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ ở phần thứ 6, với 3 chương phần thứ 7 từ Điều 745 - 838. Để điều hành công ước, đã hình thành tổ chức quốc tế có tên là ""Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới"" (World Intellectual Property Organization) gọi tắt là WIPO. Từ 1974, WIPO trở thành một tổ chức chính thức của Liên hợp quốc. Việt Nam được WIPO công nhận là thành viên thường trực của Ủy ban về hợp tác và phát triển quyền tác giả của các nước đang phát triển từ năm 1988. (Xt. Quyền tác giả; Quyền sở hữu trí tuệ)."Từ điển Luật học trang 33
233Bảo hộ quốc tế tính mạng người trên biển"Quy định trong một số điều ước quốc tế về các biện pháp phòng ngừa, tai nạn đối với tính mạng, sức khoẻ của người trên biển, về cứu sinh trên biển, cứu hộ trên biển, vd. Công ước quốc tế bảo hộ tính mạng của người trên biển năm 1974; Nghị định thư liên quan đến công ước bảo hộ tính mạng của người trên biển năm 1978; Công ước quốc tế bảo đảm an toàn các tàu đánh cá năm 1977; Công ước quốc tế về công tác đào tạo, cấp bằng đi biển của thủy thủ năm 1978; các quy chế hướng dẫn thực hiện các công ước liên quan đến các yêu cầu thiết kế, vận hành, phương tiện liên lạc, chống cháy của tàu, Công ước về luật biển năm 1982,..."Từ điển Luật học trang 32
234Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệpChế định của Bộ luật dân sự về việc nhà nước công nhận quyền sở hữu của tác giả các sáng tác trong lĩnh vực công nghiệp bằng việc cấp văn bằng bảo hộ về các quyền, lợi ích, nghĩa vụ đối với sáng tác của mình trong thời gian bảo hộ (Điều 780 - Bộ luật dân sự) (Xt. Quyền sở hữu công nghiệp). Các đối tượng sở hữu công nghiệp được nhà nước bảo hộ gồm: a) Sáng chế: giải pháp kĩ thuật mới so với trình độ kĩ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế xã hội. b) Giải pháp hữu ích: giải pháp kĩ thuật mới so với trình độ kĩ thuật thế giới, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội. c) Kiểu dáng công nghiệp: hình dáng bên ngoài của sản phẩm với đường nét hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp của các yếu tố ấy, có tính cách mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp. d) Nhãn hiệu hàng hoá: những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. đ) Tên gọi xuất xứ hàng hóa: tên địa phương, nơi sản xuất ra một mặt hàng được lấy để đặt tên cho mặt hàng. Thông thường, một số mặt hàng được gọi theo tên nơi sản xuất, vd. đồ sứ Bát Tràng, đồ sứ Hải Dương, the La Cả, lụa Hà Đông (Điều 781 - 786 - Bộ luật dân sự). Các đối tượng sáng tác trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo và các đối tượng khác mà pháp luật về sở hữu công nghiệp quy định không được bảo hộ (Điều 787 - Bộ luật dân sự).Từ điển Luật học trang 32
235Báo inlà tên gọi loại hình báo chí được thực hiện bằng phương tiện in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn).51/2002/NĐ-CP
236Bảo kê mại dâmlà hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín hoặc dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực để bảo vệ, duy trì hoạt động mại dâm.10/2003/PL-UBTVQH11
237Bảo lãnhlà việc người thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.33/2005/QH11
238Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ balà việc bên thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với tổ chức tín dụng cho vay về việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng vay, nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ.178/1999/NĐ-CP
239Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩmlà một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh bảo đảm khách hàng thực hiện đúng các thoả thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trong trường hợp khách hàng bị phạt tiền do không thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp đồng về chất lượng sản phẩm với bên nhận bảo lãnh mà không nộp hoặc nộp không đủ tiền phạt cho bên nhận bảo lãnh , tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết.283/2000/QĐ-NHNN14
240Bảo lãnh bị can, bị cáoBiện pháp ngăn chặn mà cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án áp dụng bằng cách giao bị can, bị cáo cho cá nhân (ít nhất phải có 2 người) hoặc tổ chức nhận bảo lãnh với cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và phải có mặt khi có giấy triệu tập (Điều 75 - Bộ luật tố tụng hình sự). Ở một số nước, cá nhân hay tổ chức nhận bảo lãnh phải đặt một số tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ đã cam đoan.Từ điển Luật học trang 33