Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 5.777 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
201Bão đổ bộlà khi tâm bão đã vào đất liền.307/2005/QĐ-TTG
202Bảo dưỡnglà việc kiểm tra đánh giá, vệ sinh công nghiệp, hiệu chỉnh hoặc sửa chữa thay thế bộ phận không đủ tiêu chuẩn khai thác.39/2005/QĐ-BGTVT
203Bảo dưỡng tầu baylà các hoạt động kiểm tra, sửa chữa, thay thế, đại tu, cải tiến hoặc sửa chữa hỏng hóc của tầu bay hoặc thiết bị tầu bay, được thực hiện từng dạng đơn lẻ hoặc kết hợp các dạng hoạt động khác nhau.16/2006/QĐ-BGTVT
204Bao gửilà hàng hoá được gửi theo bất kỳ chuyến tàu khách nào mà người gửi không đi cùng chuyến tàu đó.35/2005/QH11
205Bảo hành"Trách nhiệm của người bán đối với vật bán, trong một thời hạn gọi là thời hạn bảo hành do hai bên thỏa thuận, hoặc pháp luật quy định, trong thời gian ấy mà người mua phát hiện những khuyết tật làm cho vật mua không sử dụng được đúng mục đích sử dụng hoặc không sử dụng được một cách bình thường thì có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa không phải trả tiền, giảm giá, đổi lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền (Điều 438, 439 - Bộ luật dân sự; Điều 66 - Luật thương mại). Khuyết tật được bảo hành phải là: a) Khuyết tật mà nếu người mua được biết thì sẽ không mua hoặc chỉ mua với giá thấp hơn. b) Khuyết tật không bộc lộ khi mua, vì nếu khuyết tật đã bộc lộ mà người mua vẫn mua thì người bán không phải chịu trách nhiệm. c) Người mua không thể biết được khuyết tật đó khi mua. d) Khuyết tật đó tồn tại trước khi mua bán vì nếu đã bán rồi mà người mua có lỗi trong khi sử dụng thì người mua phải chịu trách nhiệm. Bên bán có nghĩa vụ: a) Sửa chữa vật và bảo đảm vật có đủ các tiêu chuẩn chất lượng hoặc có đủ các đặc tính đã cam kết. b) Chịu chi phí về sửa chữa và vận chuyển vật đến nơi sửa chữa và từ nơi sửa chữa đến nơi cư trú hoặc trụ sở của bên mua. c) Hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn do hai bên thoả thuận hoặc trong một thời gian hợp lí; nếu bên bán không sửa chữa được hoặc không thể hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn đó, thì bên mua có quyền yêu cầu giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật lấy lại tiền. Bên mua còn có quyền yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do khuyết tật về kĩ thuật của vật gây ra trong thời hạn bảo hành. Tuy nhiên, bên bán không phải bồi thường thiệt hại, nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên mua. Bên bán được giảm mức bồi thường thiệt hại, nếu bên mua không áp dụng các biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại."Từ điển Luật học trang 28
206Bảo hành công trìnhlà công việc sửa chữa các hư hỏng công trình xảy ra trong thời hạn bảo hành của doanh nghiệp xây dựng thi công công trình18/2003/QĐ-BXD
207Bảo hành sản phẩmChế định của ngành thương mại với nội dung quy định nhà sản xuất, trong một thời gian nhất định kể từ ngày bán sản phẩm của mình cho người tiêu thụ, phải sửa chữa những khuyết tật, hư hỏng do lỗi của sản xuất gây ra cho khách hàng. Trong thời gian bảo hành sản phẩm, người tiêu thụ có quyền yêu cầu nhà sản xuất đổi sản phẩm khác hoặc sửa chữa những khuyết tật, hư hỏng do lỗi của sản xuất gây ra không phải trả tiền. Thực hiện chế độ bảo hành sản phẩm là biện pháp đấu tranh nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và thể hiện văn minh thương nghiệp cao.Từ điển Luật học trang 29
208Bảo hành xây lắp công trìnhlà sự đảm bảo bắt buộc theo luật pháp đối với nhà thầu xây lắp về chất lượng trong thời gian nhất định của sản phẩm đã hoàn chỉnh đưa vào sử dụng. Nhà thầu xây dựng có nghĩa vụ thực hiện sửa chữa các hư hỏng do mình gây nên trong thời hạn bảo hành.35/1999/QĐ-BXD
209Bảo hiểmViệc đảm bảo bồi thường một số tiền cho người, tổ chức mua bảo hiểm hoặc người, tổ chức được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm khi đối tượng bảo hiểm (sức khoẻ, tính mạng, tài sản…) bị thiệt hại. Vd. Người mua bảo hiểm nhân thọ bị ốm phải chi phí thuốc men, ...Từ điển Luật học trang 29
210Bảo hiểm có tổn thất riêng(A. With Average. Viết tắt WA), hình thức bảo hiểm được ghi trong quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa chuyên chở bằng đường biển năm 1965 của Công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt), trong đó, ngoài những rủi ro, tổn thất được nêu trong bảo hiểm miễn tổn thất riêng, bên nhận bảo hiểm còn phải bồi thường thêm tổn thất bộ phận, vì thiên tai như ở các trường hợp: bão làm ướt hàng, sét đánh vỡ hàng mà tàu không bị mắc cạn, đâm, va nhau.Từ điển Luật học trang 30
211Bảo hiểm đầulà khu vực kéo dài của đường cất, hạ cánh nhằm giảm nguy cơ mất an toàn cho tàu bay khi cất cánh, hạ cánh.20/2009/NĐ-CP
212Bảo hiểm hỗn hợplà nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp bảo hiểm sinh kỳ và bảo hiểm tử kỳ24/2000/QH10
213Bảo hiểm miễn tổn thất riêng(A. Free from Particular Average. Viết tắt FPA), hình thức bảo hiểm được ghi trong quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa chuyên chở bằng đường biển năm 1965 của Công ty bảo hiểm Việt Nam, trong đó bên nhận bảo hiểm phải chịu trách nhiệm bồi thường những rủi ro, tổn thất của hàng hóa trong những trường hợp như sau: - Tổn thất toàn bộ do thiên tai và tai nạn bất ngờ ngoài biển. - Tổn thất bộ phận bất ngờ ngoài biển. - Tổn thất bộ phận vì thiên tai, nhưng chỉ giới hạn trong các trường hợp tàu hay phương tiện vận chuyển bị mắc cạn, bị đâm phải đá ngầm, bị đắm hay bị tiêu huỷ trên đường vận chuyển. - Mất nguyên kiện hoặc nhiều kiện hàng trong khi bốc dỡ hoặc chuyển tải. - Tổn thất toàn bộ hoặc bộ phận trong khi dỡ hàng tại cảng lánh nạn.Từ điển Luật học trang 30
214Bảo hiểm mọi rủi ro(A. All Rish. Viết tắt AR), hình thức bảo hiểm hàng hoá chuyên chở bằng đường biển theo quy tắc năm 1965 của Công ty bảo hiểm Việt Nam, trong đó bên bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường mọi tổn thất, hư hỏng hàng hóa do thiên tai, tai nạn bất ngờ ngoài biển, tai nạn bất ngờ khác và những nguyên nhân khách quan khác gây nên như hàng hóa bị đỗ vỡ, mất mát, hư hỏng thiếu hụt, mất trộm ... Những rủi ro có tính chất đương nhiên xảy ra, chắc chắn xảy ra do bản chất của hàng hoá hoặc do lỗi của người được bảo hiểm đều không được bên nhận bảo hiểm bồi thường. Rủi ro chiến tranh, đình công, bạo động, nổi loạn ... Cũng không được bên nhận bảo hiểm bồi thường vì đã có điều kiện bảo hiểm riêng.Từ điển Luật học trang 30
215Bảo hiểm nhân thọBảo hiểm về tuổi thọ, hình thức bảo hiểm tự nguyện trong đó người tham gia bảo hiểm đóng phí bảo hiểm cho bên nhận bảo hiểm. Bảo hiểm nhân thọ ra đời từ năm 1583 ở Anh. Ở Việt Nam, Công ty bảo hiểm nhân thọ (gọi tắt Bảo Việt nhân thọ) ra đời từ năm 1996 với thời hạn bảo hiểm 5 năm, 10 năm và bảo hiểm trẻ em đến tuổi trưởng thành.Từ điển Luật học trang 31
216Bảo hiểm phi nhân thọlà loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ24/2000/QH10
217Bảo hiểm sinh kỳlà nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm vẫn sống đến thời hạn được thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm24/2000/QH10
218Bảo hiểm sườnlà phần của dải bay nằm dọc hai bên sườn của đường cất, hạ cánh nhằm giảm nguy cơ mất an toàn cho tàu bay khi cất cánh, hạ cánh.20/2009/NĐ-CP
219Bảo hiểm trả tiền định kỳ"là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định; sau thời hạn đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm định kỳ cho người thụ hưởng theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm"24/2000/QH10
220Bảo hiểm trọn đờilà nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết vào bất kỳ thời điểm nào trong