Bản án số 56/2020/HNGĐ-PT ngày 12/05/2020 của TAND TP. Hà Nội về tranh chấp hôn nhân và gia đình
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- VB liên quan
- Lược đồ
- Đính chính
- Án lệ
- BA/QĐ cùng nội dung
- Tải về
-
Bản án số 56/2020/HNGĐ-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Thuộc tính Bản án 56/2020/HNGĐ-PT
Tên Bản án: | Bản án số 56/2020/HNGĐ-PT ngày 12/05/2020 của TAND TP. Hà Nội về tranh chấp hôn nhân và gia đình |
---|---|
Quan hệ pháp luật: | Tranh chấp về chia tài sản khi ly hôn |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Tòa án xét xử: | TAND TP. Hà Nội |
Số hiệu: | 56/2020/HNGĐ-PT |
Loại văn bản: | Bản án |
Ngày ban hành: | 12/05/2020 |
Lĩnh vực: | Hôn nhân gia đình |
Áp dụng án lệ: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem áp dụng án lệ. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Đính chính: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem đính chính. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Thông tin về vụ/việc: | Không chấp nhận kháng cáo của ông PVT. Giữ nguyên bản án số 56/2019/HNGĐ-ST ngày 11/11/2019 của Tòa án nhân dân huyện Ba Vì, Hà Nội. |
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
Tải văn bản
TÒA NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
BẢN ÁN 56/2020/HNGĐ-PT NGÀY 12/05/2020 VỀ TRANH CHẤP HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Ngày 12/5/2020 tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử phúc thẩm công khai vụ án hôn nhân gia đình thụ lý số 52/2020/TLPT-HNGĐ ngày 05/02/2020.
Do bản án hôn nhân gia đình sơ thẩm số 56/2019/HNGĐ-ST ngày 11/11/2019 của Tòa án nhân dân huyện Ba Vì, Hà Nội bị kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 24/2020/QĐXX-PT ngày 17/2/2020, Quyết định hoãn phiên tòa số 09/2020/QĐ-HPT ngày 09/3/2020 và Thông báo mở lại phiên tòa số 16/TB-TA ngày 23/4/2020, giữa:
* Nguyên đơn: Bà CTN, sinh năm 1963.
* Bị đơn: Ông PVT, sinh năm 1960.
Cùng địa chỉ: Xóm Duy, thôn Vô Khuy, xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội.
* Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:
1. Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì, Hà Nội.
Người đại diện theo pháp luật: Ông Bạch Công Tiến – Chức vụ: Chủ tịch UBND huyện Ba Vì, Hà Nội.
Người đại diện theo ủy quyền: Ông Nguyễn Văn Trường – Trưởng phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội .
2. Ủy ban nhân dân xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội.
Người đại diện theo pháp luật: Ông Vũ Văn Hà – Chức vụ: Quyền chủ tịch UBND xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội.
3. Chị PTD, sinh năm 1983.
Địa chỉ: Thôn Địch Trong, xã Phương Đình, huyện Đan Phượng, Hà Nội.
4. Anh PTT, sinh năm 1988.
Địa chỉ: Thôn Vô Khuy, xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội.
5. Chị PTN, sinh năm 1990.
Địa chỉ: Thôn Đông Phượng, xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội.
6. Ông PVK, sinh năm 1952 và bà Nguyễn Thị Hoàn, sinh năm 1954. Địa chỉ: Thôn Vô Khuy, xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội.
7. Anh LTH, sinh năm 1983.
Người đại diện theo ủy quyền: Ông LTĐ, sinh năm 1939 (bố đẻ anh Hợi). Cùng địa chỉ: Thôn Vô Khuy, xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội.
NỘI DUNG VỤ ÁN:
* Theo đơn khởi kiện, lời khai trong quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn là bà CTN trình bày:
Tại Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự số 237/2014/QĐST-HNGĐ ngày 27/11/2014 của Tòa án nhân dân huyện Ba Vì đã cho bà CTN và ông PVT ly hôn, ghi nhận sự thỏa thuận không yêu cầu Tòa án giải quyết về tài sản chung.
Lý do hai bên không yêu cầu Tòa án giải quyết phần tài sản chung do bà CTN và ông PVT đã tự thỏa thuận với nội dung:
- Phần đất lâm nghiệp của gia đình được Hợp tác xã nông nghiệp Cẩm Phú giao năm 1988 tại thửa số 310, tờ bản đồ số 35 (theo bản đồ 299) và tài sản trên đất: Thỏa thuận chia đôi.
- Phần đất nông nghiệp diện tích 2.340m2 tại thôn Vô Khuy, xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội: Thỏa thuận chia theo đầu khẩu.
Tuy nhiên sau khi ly hôn, ông PVT không thực hiện đúng thỏa thuận, do đó bà CTN khởi kiện đề nghị Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng sau ly hôn đối với hai khối tài sản là quyền sử dụng đất nông nghiệp giao cho hộ gia đình và đất vườn rừng. Cụ thể:
- Đất lâm nghiệp (đất rừng): Gia đình được Hợp tác xã nông nghiệp Cẩm Phú giao năm 1988, khi giao có ghi diện tích là 8 sào nhưng không đo đạc. Đến nay diện tích đo đạc định giá là 4488.7m2. Thực tế bà CTN và ông PVT đã quản lý toàn bộ khu vực được giao. Sau khi ly hôn, diện tích đất này do ông PVT quản lý. Bà CTN đề nghị giải quyết theo quy định của pháp luật.
- Đất nông nghiệp: Được Hợp tác xã nông nghiệp Cẩm Phú giao đất quý một theo đầu khẩu, ông PVT đứng tên chủ hộ gia đình. Vào thời điểm giao đất có 05 khẩu là PVT, CTN, PTD, Phùng Chí Tình, PTN. Trong đó có ông PVT, bà CTN, chị PTD được giao 612m2/khẩu, anh PTT được giao 540m2, chị PTN được giao 240m2. Các thửa trên nằm ở 3 xứ đồng, đến nay đã được dồn điền đổi thửa trở thành:
- Thửa diện tích 1188m2 tại xứ Đồng Râu.
- Thửa diện tích 204m2 tại xứ đồng Gốc Duối.
- Thửa diện tích 192m2 và thửa diện tích 240m2 ở xứ đồng Cu Vi.
- Thửa diện tích 456m2 ở xứ đồng Ông Ồ.
- Thửa diện tích 60m2 ở xứ đồng Trám.
Bà CTN và các con đang canh tác trên các thửa ở xứ đồng Đồng Râu, Gốc Duối, và Cu Vi.
Bà CTN còn đổi thửa đất số 41, tờ bản đồ 35 xã Cẩm Lĩnh ở xứ đồng Cu Vi cho vợ chồng ông PVK, bà Nguyễn Thị Hoàn để lấy thửa đất diện tích 192m2 tại xứ đồng Dâu thuộc vùng dồn điền đổi thửa nhưng không nắm được số thửa cụ thể. Việc đổi đất được thực hiện từ năm 2012, đến năm 2014 vẫn xác nhận đổi để dồn điền, tuy nhiên đến nay trong ghi chép của Ban dồn điền đổi thửa vẫn liệt kê quyền sử dụng của bà Hoàn đối với phần diện tích đã đổi cho bà CTN, còn thửa đất 41 vẫn nằm trong danh sách diện tích đất đã giao cho gia đình bà CTN.
Phần còn lại tại xứ đồng Ông Ổ và xứ đồng Gốc Trám do ông PVT canh tác. Ông PVT đã bán thửa đất diện tích 60m2 ở xứ đồng Gốc Trám cho anh LTH, tại xóm Cúc, thôn Vô Khuy, xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì.
Bà CTN đề nghị xem xét giữ nguyên hiện trạng đất mà bà CTN và ông PVT đã phân chia từ năm 2012.
Ngoài ra trong diện tích đất nông nghiệp giao cho hộ gia đình có diện tích 228m2 tại thửa 271, tờ bản đồ 38, xứ đồng Bí mà Nhà nước đã thu hồi đền bù dự án sông Tích. Bà CTN không nắm được số tiền Nhà nước bồi thường nhưng cho biết ông PVT nhận tiền bồi thường về đã chia cho 02 con là chị PTD và anh PTT mỗi người 23.700.000đ, giao cho chị PTN phần của chị PTN và bà CTN, tổng số tiền 46.000.000đ.
* Bị đơn là ông PVT trình bày:
Khi ly hôn, ông PVT và bà CTN không yêu cầu Tòa án chia tài sản. Tuy nhiên hai bên đã có thỏa thuận về việc chia toàn bộ tài sản chung, theo đó bà CTN được sử dụng toàn bộ đất thổ cư, nhà ở tại thôn Vô Khuy, bà CTN và các con sử dụng phần đất nông nghiệp nhà nước giao theo định suất từng người, đúng như trình bày của bà CTN ở trên. Ông PVT được sử dụng đất vườn rừng và có trách nhiệm cho hai con gái là PTD, PTN mỗi con 7,5m đất bám mặt đường chạy sâu hết đất. Ông PVT đã tặng cho bà CTN quyền sử dụng đất thổ cư, đồng thời quản lý đất vườn rừng sau ly hôn.
Đất nông nghiệp hai bên đã tự chia để sử dụng từ năm 2012, trong đó ông PVT sử dụng 02 thửa đất:
- Thửa 121 tờ bản đồ 35 (xứ đồng ông Ồ) diện tích 456m2.
- Thửa đất số 248, tờ bản đồ 38 xứ đồng Trám diện tích 60m2. Năm 2017, ông PVT đã bán thửa đất xứ đồng Trám cho gia đình ông LTĐ, con trai là LTH với giá 8.000.000đ, đã nhận đủ tiền và giao đất nhưng hai bên chỉ lập giấy viết tay có người làm chứng, không làm thủ tục theo pháp luật quy định.
Về số tiền bồi thường diện tích 228m2 tại thửa 271, tờ bản đồ 38 xứ đồng Bí, Nhà nước đã thu hồi đền bù dự án sông Tích từ năm 2013. Ông PVT trực tiếp nhận tiền. Ông PVT không nhớ số tiền chính xác, nhưng khi nhận tiền về đã chia đều cho 5 thành viên trong gia đình, theo chính sách bồi thường là 185.000.000đ/sào. Sau khi chia tiền, các thành viên trong gia đình đều không ai có ý kiến gì.
Nay bà CTN khởi kiện chia tài sản chung là hai khối tài sản đất vườn rừng và đất nông nghiệp, ông PVT cũng đề nghị Tòa án chia theo pháp luật. Nguyện vọng của ông PVT là được sử dụng đất vườn rừng, chia cho chị PTD, PTN mỗi người diện tích xác định theo chiều đất bám mặt đường thôn là 7,5m sâu hết đất về phía giáp danh hộ cô Yến, ông Luân. Đất nông nghiệp vẫn tính theo định suất đầu người và đề nghị chia theo pháp luật.
Các tài sản khác giữa ông PVT và bà CTN sẽ được khởi kiện chia ở một vụ án khác.
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan do Tòa án đưa vào tham gia tố tụng gồm vợ chồng ông bà PVK bà Nguyễn Thị Hoàn trình bày xác nhận:
Ông PVK là anh trai ruột của ông PVT, cùng sản xuất nông nghiệp tại thôn Vô Khuy, xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội.
Khoảng những năm từ 1989 đến 1993, vợ chồng ông PVK và bà Hoàn được giao sử dụng diện tích đất nông nghiệp khoảng 8 thước (192m2) tại xứ đồng Dâu, thôn Vô Khuy, xã Cẩm Lĩnh. Diện tích đất sau này đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp mang tên hộ gia đình ông PVK. Tuy nhiên ông PVK và bà Hoàn không nhớ chính xác số thửa, tờ bản đồ, diện tích và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp.
Vợ chồng ông PVT và bà CTN được Nhà nước giao sử dụng thửa đất số 41, tờ bản đồ 35 ở xứ đồng Cu Vi thuộc thôn Vô Khuy, xã Cẩm Lĩnh đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp mang tên hộ ông PVT. Do có quan hệ là anh em trong nhà và cùng làm nông nghiệp, thửa đất tại xứ đồng Cu Vi của gia đình ông PVT, bà CTN lại gần nhà ông PVK, bà Hoàn, đo đó ông PVK, bà Hoàn đã thỏa thuận với bà CTN về việc hoán đổi thửa đất của ông PVK, bà Hoàn ở xứ đồng Dâu cho bà CTN sử dụng, còn vợ chồng ông PVK, bà Hoàn sử dụng thửa đất của gia đình bà CTN ở xứ đồng Cu Vi. Hai bên thống nhất hoán đổi ngang bằng cho nhau để canh tác từ khoảng năm 2008 (không nhớ chính xác thời gian). Việc thỏa thuận chỉ bằng miệng, không lập văn bản, không báo cáo chính quyền địa phương. Hai bên sử dụng đất đã đổi, không có tranh chấp gì. Khoảng năm 2013, Nhà nước thực hiện dồn điền đổi thửa tại xứ đồng Dâu. Gia đình ông PVK và bà Hoàn được giao sử dụng một thửa mới khoảng 1000m2.
Thời điểm đó, ông PVT sống ở miền Nam nên giữa bà CTN và bà Hoàn đã thỏa thuận về việc đổi hoàn toàn thửa đất ở xứ đồng Cu Vi sang thửa đất tại xứ đồng Dâu, cụ thể:
- Gia đình bà Hoàn tiếp tục sử dụng thửa đất số 41, tờ bản đồ 35 ở xứ đồng Cu Vi.
- Bà Hoàn chia thửa đất được giao ở xứ đồng Dâu đủ diện tích 192m2 cho bà CTN sử dụng.
Lần thỏa thuận hoán đổi hoàn toàn này cũng là thỏa thuận miệng, không lập văn bản, giấy tờ. Bà CTN đã nhận đất tại xứ đồng Dâu do bà Hoàn giao và canh tác liên tục trên đất; gia đình bà Hoàn sử dụng thửa đất ở xứ đồng Cu Vi ổn định. Năm 2015, vợ chồng con trai ông PVK và bà Hoàn là anh Phùng Văn Khoan, sinh năm 1979 và chị Ngô Thị Vinh, sinh năm 1983 đã xây chuồng trại chăn nuôi trên đất nông nghiệp nhận đổi từ bà CTN.
Việc bà Hoàn và bà CTN đổi đất nông nghiệp cho nhau, ông PVK đều biết và không có ý kiến. Năm 2018, ông PVT có thắc mắc về đất đai và hỏi bà Hoàn. Bà Hoàn đã nói rõ việc đổi để ông PVT nắm được.
Việc hoán đổi đất giữa bà Hoàn và bà CTN giao dịch bằng lời nói, không lập văn bản giấy tờ. Tuy nhiên trên thực tế hai bên vẫn thực hiện đúng như thỏa thuận về việc sử dụng đất. Đến nay hai bên vẫn chưa làm thủ tục đăng ký sang tên cho nhau, gia đình bà Hoàn vẫn đứng tên là người được giao sử dụng thửa đất ở xứ đồng Dâu trong đó có diện tích 192m2 mà bà CTN đang sử dụng; Gia đình bà CTN vẫn đứng tên chủ sử dụng thửa đất ở xứ đồng Cu Vi.
Ông PVK và bà Hoàn đề nghị tiếp tục thực hiện việc hoán đổi như đã thỏa thuận với bà CTN từ nhiều năm nay. Việc ông PVT, bà CTN tranh chấp nhau về đất nông nghiệp, đề nghị Tòa án giải quyết theo pháp luật.
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan do Tòa án đưa vào tham gia tố tụng là anh LTH, do đại diện theo ủy quyền là ông LTĐ (bố đẻ anh LTH) trình bày:
Năm 2017, gia đình anh Hợi nhận chuyển nhượng từ ông PVT 60m2 đất nông nghiệp tại xứ đồng Đồi Trám, việc trả tiền và giao nhận đất đã xong. Nay gia đình anh Hợi không yêu cầu Tòa án giải quyết nội dung gì liên quan đến tranh chấp giữa ông PVT và bà CTN. Nếu gia đình anh Hợi có tranh chấp thì sẽ giải quyết ở vụ án khác.
Tại bản án số 56/2019/HNGĐ-ST ngày 11 tháng 11 năm 2019 của Tòa án nhân dân huyện Ba Vì, Hà Nội đã xử và quyết định:
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà CTN đối với ông PVT về yêu cầu khởi kiện chia tài sản sau khi ly hôn đối với quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đất vườn rừng tại thôn Vô Khuy, xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
Về đất vườn rừng:
Tạm giao ông PVT sử dụng diện tích đất 2189.6m2 (thửa số 81-1 bản đồ quy hoạch dãn dân thôn Vô Khuy) được giới hạn bởi các điểm 8, 1, 2, 3, 7, 9. Cụ thể các cạnh như sau: chiều dài từ 8 đến 1 là 3,44m; từ 1 đến 2 là 44m; Từ 2 đến 3 là 42,33m; Từ 3 đến 7 là 51,08m; Từ 7 đến 9 là 4,35m. Trong đó, diện tích nằm trong quy hoạch đường giao thông nông thôn là 186,6m2 được giới hạn bởi các điểm 1, 8, 9, 7; Diện tích sử dụng còn lại là: 2003,0m2 được giới hạn bởi các điểm 1, 2, 3 ,7. Giá trị quyền sử dụng đất 2003,0m2 x 60.500đ/m2 = 121.181.500, đ (Một trăm hai mốt triệu, một trăm tám mốt nghìn, năm trăm đồng). Có sơ đồ trích đo cụ thể kèm theo.
Giao ông PVT được sở hữu tài sản riêng do ông xây dựng gồm: 01 chuồng lợn diện tích 18.88m2; 01 nhà tạm và bếp 27m2. Tài sản chung trên đất tạm giao ông PVT được sở hữu: Nhà ở 27,75m2 trị giá 17.220.165đ. Diện tích 55,2m2 chuồng chăn nuôi trị giá 25.261.904đ. 01 giếng nước trị giá 11.250.000đ. 07cây keo trị giá 840.000đ.
Giá trị tài sản chung trên thửa đất lâm nghiệp ông PVT được giao sử dụng là:
121.181.500đ + 17.220.165đ + 25.261.904đ + 11.250.000đ + 840.000đ = 175.753.569đ. (Một trăm bảy lăm triệu, bảy trăm năm ba nghìn, năm trăm sáu chín đồng).
Tạm giao bà CTN sử dụng diện tích đất 2.298,1m2 đất thuộc thửa 81-2 tờ bản đồ quy hoạch dãn dân thôn Vô Khuy được giới hạn bởi các điểm 9, 7, 3, 4, 5, 14, 13, 12, 11, 10, 9. Chiều dài từ 9 đến 7 là 4,35m; Từ 7 đến 3 là 51,08m; Từ 3 đến 4 là 22,29m; Từ 4 đến 5 là 18,27m; Từ 5 đến 14 là 6,46m; Từ 14 đến 13 là 50,49m; Từ 13 đến 12 là 5,03m; Từ 12 đến 11 là 2,63m; Từ 11 đến 10 là 22,23m; Từ 10 đến 9 là 10,65m. Trong diện tích được tạm giao có phần diện tích nằm trong quy hoạch hành lang đường giao thông và lối đi chung diện tích 405,3m2 được giới hạn bởi các điểm 9, 7, 6, 5, 14, 13, 12, 11, 10, 9; Chiều dài cụ thể các cạnh: Từ 9 đến 7 là 4,53m; từ 7 đến 6 là 40,78m; Từ 6 đến 5 là 50,76m; từ 5 đến Từ 5 đến 14 là 6,46m; Từ 14 đến 13 là 50,49m; Từ 13 đến 12 là 5,03m; Từ 12 đến 11 là 2,63m; Từ 11 đến 10 là 22,23m; Từ 10 đến 9 là 10,65m. Số diện tích bà CTN được sử dụng nằm trong quy hoạch còn là 1.893.8m2 x 60.500đ/m2 = 114.574.900đ (Một trăm mười bốn triệu, năm trăm bảy tư nghìn, chín trăm đồng). Có sơ đồ trích đo cụ thể kèm theo .
Tài sản chung trên đất bà CTN được giao sở hữu gồm 38 cây keo trị giá 4.560.000đ; Chuồng chăn nuôi 91,8m2 trị giá 42.101.645đ.
Cộng giá trị đất và tài sản trên đất = 114.574.900đ + 4.560.000,đ + 42.101.645đ = 161.236.545,đ Chênh lệch tài sản tại thửa đất vườn rừng ông PVT được tạm giao sử dụng nhiều hơn bà CTN là 175.753.569đ – 161.236.545đ = 14.517.024đ/2. Ông PVT phải trả cho bà CTN số tiền là 14.517.024đ/2 = 7.258.512đ Về đất nông nghiệp:
Giao bà CTN, chị PTD, chị PTN, anh PTT sử dụng các thửa đất:
Thửa 44, tờ bản đồ 05 (bản đồ dồn điền đổi thửa xã Cẩm Lĩnh) diện tích 1195m2 xứ đồng Dâu.
Thửa số 95, tờ bản đồ 38, xứ đồng Gốc Duối, diện tích 204m2.
Thửa số 88, tờ bản đồ 35, xứ đồng Cu Vi, diện tích 240m2.
Thửa số 41, tờ bản đồ 35, xứ đồng Cu Vi, diện tích 192m2 (bà CTN đã đổi cho bà Hoàn, ông PVK). Dành quyền khởi kiện cho bà CTN, bà Hoàn, ông PVK ở vụ án khác nếu các bên có tranh chấp việc hoán đổi đất.
Phần định suất đất đối với các các nhân cụ thể như sau:
Bà CTN = 549,6m2 + 33.6m2 (phần thiếu của ông PVT chuyển sang) = 583,2m2 x 84.000đ/m2 = 48.988.800đ Anh PTT = 501,6m2 x 84.000đ/m2 = 42.134.400đ. Chị PTD = 549,6m2 x 84.000đ/m2 = 46.166.400đ. Chị PTN = 189,6m2 x 84.000đ/m2 = 15.962.400đ.
Giao ông PVT sử dụng 02 thửa đất: Thửa số 121, tờ bản đồ 35, xứ đồng Ông Ồ, diện tích 456m2 .Thửa số 248, tờ bản đồ 38, xứ đồng Trám, diện tích 60m2 (trong đó ông PVT đã chuyển nhượng thửa 248 cho anh LTH). Dành quyền khởi kiện cho anh LTH, ông PVT ở một vụ án khác nếu hai bên tranh chấp sử dụng diện tích đất 60m2 xứ đồng Trám tại thửa 248, tờ bản đồ 38.
Bà CTN phải trả chênh lệch diện tích đất nông nghiệp cho ông PVT số tiền:
2.822.400đ (Hai triệu tám trăm hai hai nghìn bốn trăm đồng).
Về chi phí tố tụng: Bà CTN đã chi trả số tiền 6.500.000đ chi phí tố tụng, nay ông PVT phải trả bà CTN số tiền 3.250.000đ chi phí tố tụng.
Đối trừ tiền chênh lệch tài sản đất nông nghiệp bà CTN phải trả cho ông PVT, tiền chênh lệch tài sản đất vườn rừng, chi phí tố tụng ông PVT phải trả cho bà CTN. Tổng số tiền cụ thể ông PVT còn phải thanh toán trả bà CTN là:
7.686.112,đ (Bảy triệu sáu trăm tám sáu nghìn, một trăm mười hai đồng).
Ngoài ra, bản án còn tuyên về án phí và quyền kháng cáo cho các đương sự. Không đồng ý với Bản án sơ thẩm, ngày 22/11/2019, ông PVT có đơn kháng cáo toàn bộ Bản án.
Tại phiên tòa phúc thẩm: Bà CTN không rút đơn khởi kiện, ông PVT không rút đơn kháng cáo, các đương sự không xuất trình thêm tài liệu chứng cứ mới và không thỏa thuận được với nhau việc giải quyết vụ án.
Ông PVT trình bày:
- Về đất nông nghiệp: Ông PVT đề nghị được chia:
+ Thửa đất số 41, tờ bản đồ 35, xứ đồng Cu Vi, diện tích 192m2 mà bà CTN đã đổi cho bà Hoàn, ông PVK, lý do là bà CTN tự ý đổi đất vào năm 2012, không cho ông PVT biết.
+ Thửa số 248, tờ bản đồ 38, xứ đồng Trám, diện tích 60m2.
+ Diện tích còn lại chia cho ông PVT chỗ nào cũng được.
Bà CTN trình bày: Từ trước khi ly hôn vào khoảng năm 2012 thì ông PVT đã nhận hai thửa đất để canh tác nông nghiệp mà hiện nay Tòa án sơ thẩm đã chia cho ông PVT, còn bà và các con canh tác trên các thửa đất còn lại. Ai làm ở đâu vẫn hưởng kết quả từ đó đến nay.
Quá trình canh tác, năm 2012 bà CTN đã đổi đất cho vợ chồng bà Hoàn, ông PVK để lấy thửa đất diện tích 192m2 tại xứ đồng Dâu thuộc vùng dồn điền đổi thửa, thực hiện từ năm 2012. Nay ông PVT đòi chia cho ông thửa đất này thì bà CTN không nhất trí.
Đối với việc ông PVT đã bán thửa đất diện tích 60m2 ở xứ đồng Gốc Trám cho anh LTH tại xóm Cúc, thôn Vô Khuy, xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, ông PVT đã nhận tiền và sử dụng riêng, bà CTN không thắc mắc.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội phát biểu quan điểm:
- Về tố tụng: Các đương sự và hội đồng xét xử chấp hành đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Đơn kháng cáo của của người kháng cáo nằm trong thời hạn nên chấp nhận.
Về nội dung: Kháng cáo của ông PVT không có cơ sở chấp nhận nên đề nghị Hội đồng xét xử giữ nguyên Bản án sơ thẩm.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:
1. Về hình thức: Xét đơn kháng cáo của của người kháng cáo nằm trong thời hạn kháng cáo nên được chấp nhận đưa ra xét xử phúc thẩm.
2. Về nội dung:
Các đương sự xác định tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân gồm:
- Quyền sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao theo định suất đầu người.
- Đất lâm nghiệp (đất vườn rừng) đang tiếp tục quản lý, sử dụng sau khi hết thời hạn khoán rừng 10 năm nhưng Nhà nước không thu hồi.
* Về đất nông nghiệp:
Các đương sự không tranh chấp về diện tích đất nông nghiệp được giao theo định suất. Bản án sơ thẩm đã căn cứ vào lời khai của các đương sự, xác minh với chính quyền địa phương, từ đó tính toán phần diện tích đất mà mỗi thành viên trong hộ gia đình ông PVT được hưởng trên thực tế là phù hợp. Cụ thể:
- Ông PVT: 549,6m2.
- Bà CTN: 549,6m2.
- Chị PTD: 549,6m2.
- Anh PTT: 501,6m2.
- Chị PTN: 189,6m2.
Các đương sự đều thừa nhận việc quản lý, sử dụng đất như sau :
- Bà CTN, chị PTD, anh PTT, chị PTN cùng sử dụng:
+ Thửa số 235, tờ bản đồ 38, xứ đồng Dâu, diện tích 276m2; Thửa số 103, tờ bản đồ 38, xứ đồng Dâu, diện tích 576m2; Thửa số 106, tờ bản đồ 38, xứ đồng Dâu, diện tích 336m2. Các thửa này đã được dồn điền, đổi thửa thành 01 thửa số 44, tờ bản đồ 05, diện tích 1.195m2 (theo bản đồ dồn điền đổi thửa xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội).
+ Thửa số 95, tờ bản đồ 38, xứ đồng Duối, diện tích 204m2.
+ Thửa số 88, tờ bản đồ 35, xứ đồng Cu Vi, diện tích 240m2.
+ Thửa số 41, tờ bản đồ 35, xứ đồng Cu Vi, diện tích 192m2. Năm 2012, bà CTN đã đổi thửa đất này cho vợ chồng bà Nguyễn Thị Hoàn và ông PVK để lấy thửa đất diện tích tương đương. Ông PVT cho rằng không biết việc đổi đất giữa bà CTN với vợ chồng bà Nguyễn Thị Hoàn, ông PVK. Các đương sự là bà CTN, bà Nguyễn Thị Hoàn và ông PVK thừa nhận việc đổi đất chỉ là thỏa thuận bằng miệng, không lập văn bản. Kết quả xác minh với UBND xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì cũng cho thấy các bên không kê khai đăng ký với chính quyền địa phương. Thửa đất này hiện vẫn đứng tên chủ sử dụng đất là hộ gia đình ông PVT. Tuy nhiên thực tế sử dụng cho thấy bà CTN và các con đã có khoảng thời gian canh tác tại thửa đất này trước khi đổi đất. Việc sử dụng đất đã đổi không phát sinh tranh chấp. Trong khi đó ông PVT thừa nhận không sử dụng thửa đất này. Do đó Bản án sơ thẩm tiếp tục giao việc sử dụng thửa đất này cho bà CTN và các con là PTD, PTT và PTN là phù hợp. Tranh chấp phát sinh giữa bà CTN, bà Nguyễn Thị Hoàn và ông PVK (nếu có) sẽ được giải quyết bằng vụ kiện dân sự khác.
- Ông PVT sử dụng tổng diện tích 516m2, gồm:
+ Thửa số 121, tờ bản đồ 35, xứ đồng Ông Ồ, diện tích 456m2.
+ Thửa số 248, tờ bản đồ 38, xứ đồng Trám, diện tích 60m2. Năm 2017, ông PVT đã bán thửa đất này cho anh LTH với giá 8.000.000 đồng nhưng chỉ lập giấy viết tay, không làm thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu theo quy định. Do đó Bản án sơ thẩm tiếp tục giao việc sử dụng thửa đất này cho ông PVT là phù hợp. Tranh chấp phát sinh giữa ông PVT và anh LTH (nếu có) sẽ được giải quyết bằng vụ kiện dân sự khác.
Bản án sơ thẩm đã căn cứ vào thực tế quá trình sử dụng đất của các thành viên trong hộ gia đình để quyết định tiếp tục giao cho các thành viên sử dụng đất như hiện trạng quản lý, sử dụng là phù hợp.
Căn cứ Biên bản định giá tài sản ngày 06/3/2019 của Hội đồng định giá, Bản án sơ thẩm đã tính giá đất nông nghiệp là 84.000 đồng/m2, từ đó nhân với phần diện tích 33,6m2 còn thiếu của ông PVT và yêu cầu bà CTN phải thanh toán cho ông PVT 2.822.400 đồng là phù hợp.
Do đó không có căn cứ chấp nhận kháng cáo về việc phân chia quyền sử dụng đất nông nghiệp của ông PVT.
* Về đất lâm nghiệp (đất vườn rừng):
Ông PVT kháng cáo đề nghị được chia toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp và tài sản trên đất. Thấy rằng:
Nguồn gốc sử dụng đất: Năm 1988, Hợp tác xã nông nghiệp Cẩm Phú giao đất trồng rừng cho ông PVT theo chu kỳ 10 năm. Tính từ năm 1988 đến năm 1998 là đã hết hạn chu kỳ nhưng Nhà nước chưa thu hồi. Toàn bộ diện tích đất hiện do ông PVT quản lý, đến nay chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Qua xác minh, Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Ba Vì nêu quan điểm về quản lý đất đai như sau: Diện tích đất này đang nằm trong quy hoạch giãn dân nhà ở nông thôn, nhưng nếu hộ ông PVT không tranh chấp với hộ liền kề thì được tiếp tục sử dụng đất cho đến khi Nhà nước thực hiện quy hoạch.
Bà CTN, ông PVT thừa nhận trong thời gian chung sống, cả gia đình đã có khoảng thời gian cùng nhau cải tạo, trồng cây trên đất và xây dựng một số công trình trên đất, do đó cần phân chia trách nhiệm quản lý, sử dụng đất cho mỗi người sau khi ly hôn. Bản án sơ thẩm tạm giao cho bà CTN và ông PVT sử dụng đất lâm nghiệp, phân chia các tài sản trên đất và yêu cầu ông PVT thanh toán tiền chênh lệch là phù hợp. Kháng cáo của ông PVT yêu cầu được sử dụng toàn bộ diện tích đất và tài sản trên đất không được chấp nhận.
Toàn bộ nội dung kháng cáo của ông PVT không được chấp nhận, cần giữ nguyên Bản án sơ thẩm như đề nghị của đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội là phù hợp.
Về án phí: Ông PVT phải chịu án phí phúc thẩm.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ khoản 1 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự, Căn cứ vào Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về án phí, lệ phí Tòa án, xử:
1. Không chấp nhận kháng cáo của ông PVT. Giữ nguyên bản án số 56/2019/HNGĐ-ST ngày 11/11/2019 của Tòa án nhân dân huyện Ba Vì, Hà Nội.
2. Về án phí: Ông PVT phải chịu án phí hôn nhân gia đình phúc thẩm, được trừ vào số tiền 300.000đ tạm ứng án phí phúc thẩm đã nộp theo biên lai số 9716 ngày 25/11/2019 tại Chi cục thi hành án dân sự huyện Ba Vì, Hà Nội.
Các Quyết định khác của án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật.
Án xử công khai phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!