Bản án số 390/2024/DS-PT ngày 31/05/2024 của TAND cấp cao tại TP.HCM về tranh chấp đòi nhà cho thuê
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- VB liên quan
- Lược đồ
- Đính chính
- Án lệ
- BA/QĐ cùng nội dung
- Tải về
Tải văn bản
-
Bản án số 390/2024/DS-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
-
Bản án số 390/2024/DS-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Báo lỗi
Thuộc tính Bản án 390/2024/DS-PT
Tên Bản án: | Bản án số 390/2024/DS-PT ngày 31/05/2024 của TAND cấp cao tại TP.HCM về tranh chấp đòi nhà cho thuê |
---|---|
Quan hệ pháp luật: | Tranh chấp đòi nhà cho thuê |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Tòa án xét xử: | TAND cấp cao tại TP.HCM |
Số hiệu: | 390/2024/DS-PT |
Loại văn bản: | Bản án |
Ngày ban hành: | 31/05/2024 |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Áp dụng án lệ: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem áp dụng án lệ. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Đính chính: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem đính chính. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Thông tin về vụ/việc: | * Chấp nhận một phần kháng cáo của bà Trần Thị Ngọc N; sửa một phần bản án sơ thẩm. |
Tóm tắt Bản án
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
Tải văn bản
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Bản án số: 390/2024/DS-PT
Ngày 31 tháng 5 năm 2024
V/v Tranh chấp đòi nhà cho ở
nhờ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHÂN DANHNƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có:
Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa: Ông Vũ Ngọc Huynh
Các Thẩm phán: Ông Nguyễn Văn Minh
Ông Phan Tô Ngọc
- Thư ký phiên tòa: Ông Lê Minh Anh - Thư ký Tòa án nhân dân cấp cao
tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấpcao tại Thành phố Hồ Chí Minh
tham gia phiên tòa: Ông Nguyễn Văn Đức - Kiểm sát viên.
Trong các ngày 30 và 31 tháng 5 năm 2024, tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp
cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý
số 517/2023/TLPT-DS ngày 02 tháng 10 năm 2023 về việc “Tranh chấp đòi nhà
cho ở nhờ”.
Do Bản án dân sự sơ thẩm số 1822/2022/DS-ST ngày 30 tháng 9 năm
2022 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh bị kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 763/2024/QĐPT-DS
ngày 13 tháng 5 năm 2024, giữa các đương sự:
Nguyên đơn:Bà Trần Ngọc T, sinh năm 1953.
Địa chỉ: A Ironwood Dr C USA. (vắng mặt)
Người đại diện hợp pháp: Bà Lê Thị T1, sinh năm 1978.
Địa chỉ: B N, phường V, Quận C, Thành phố Hồ Chí Minh. (có mặt)
Bị đơn: Bà Trần Thị Ngọc N, sinh năm 1956.
Địa chỉ: 3 Đ, Phường A, Quận A, Thành phố Hồ Chí Minh. (vắng mặt)
Người đại diện theo ủy quyền của bà Trần Thị Ngọc N:
- Ông Lê Ngọc L;
2
- Bà Võ Thị Anh L1;
- Bà Lê Thị Như Q;
- Bà Lê Thị Như Q ủy quyền lại cho bà Nguyễn Lê Ngọc T2 (có mặt)
Cùng địa chỉ: tầng F - B Đ, phường V, Quận C, Thành phố Hồ Chí Minh.
(Ông L, bà L1, bà Q vắng mặt)
- Ông Trần Văn S, sinh năm 1954;
Địa chỉ: 3 Đ, Phường A, Quận A, Thành phố Hồ Chí Minh. (vắng mặt)
- Ông Trần Văn S1(Chết ngày 01/02/2015).
Người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của ông Trần Văn S1: bà Lê Thị
Ánh N1, sinh năm 1963.
Địa chỉ: 3 Đ, Phường A, Quận A, Thành phố Hồ Chí Minh. (vắng mặt)
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: Bà Lê Thị Ánh N1, sinh năm
1963.
Địa chỉ: 3 Đ, Phường A, Quận A, Thành phố Hồ Chí Minh. (vắng mặt)
- Người kháng cáo: Bị đơn là Bà Trần Thị Ngọc N, bà Lê Thị Ánh N1.
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Nguyên đơn - bà Trần Ngọc T và người đại diện theo ủy quyền trì nh
bày:
Căn nhà 372/45 B (số mới 372/21) Đ, Phường A, Quận A, Thành phố Hồ Chí
Minh có nguồn gốc thuộc sở hữu của bà Trần Thị D theo Bản án phúc thẩm dân sự
số 81/DS ngày 23/10/1982 (BL.303).
Năm 1990 bà D chết, để lại nhà đất trên cho cháu là bà Trần Thị Ngọc T3 theo
Di chúc ngày 20/7/1984. Năm 1990 bà T3 kê khai thừa kế theo di chúc và đóng
thuế trước bạ (BL.301, 300). Năm 1991 bà T3 xin phép xây dựng lại căn nhà trên
(Giấy phép xây dựng số 3269/GPXD91 ngày 28/12/1991) và tiến hành xây mới lại
thành nhà một trệt hai lầu, sàn mái bê tông cốt thép.
Năm 1997 bà T3 xuất cảnh đi Mỹ (nhưng vẫn thường về Việt Nam và ở trong
căn nhà này), có nhờ em gái là Trần Thị Ngọc N trông coi nhà 372/45 B (số mới
372/21) Đ, Phường A, Quận A.
Đến năm 2012 bà T3 về Việt Nam thì phát hiện bà N và ông Trần Văn S1 ở
trong nhà và không cho bà T3 vào nhà. Bà có báo chính quyền địa phương giải
quyết nhưng bà N không đến làm việc. Ngày 26/9/2013 bà T3 có làm thông báo đòi
nhà cho ở nhờ đối với bà N và có nhờ Văn phòng T5 lập Vi bằng làm chứng cứ.
3
Bà N hiện cũng đang cư ngụ tại nhà số C (số cũ là 372/48bis) Đ, Phường A,
Quận A là di sản của cha mẹ bà để lại, thể hiện tại Tờ khai gia đình năm 1973 (số
nhà cũ là 372/48bis đường P, phường P, Khóm G, L Quận A); Giấy chứng nhận hộ
khẩu thường trú 1976, Giấy thông hành của bà Trần Thị Ngọc N được phép xuất
cảnh đi đến Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ngày 10/05/1885. Do đó, không thể nói là bà
N không có chỗ ở khác để yêu cầu bà T3 tạo lập cho bà N chỗ ở khác.
Giữa bà T3và bà N không có hợp đồng nào về việc trông coi dùm căn nhà
trên. Việc sửa chữa nhà nếu có thì cũng do bà N tự ý sửa chữa để phục vụ cho bà
N, không có sự đồng ý của bà T3. Do đó, bà T3 không đồng ý yêu cầu đòi tiền sửa
chữa nhà và tiền công sức giữ gìn bảo quản nhà của bà N. Bà T3 tự nguyện hỗ trợ
cho phía bị đơn số tiền 100.000.000 đồng cho việc dọn nhà.
Bị đơn - bà Trần Thị Ngọc N và người đại diện theo ủy quyền trình
bày:
Bà N không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của bà Trần Ngọc T3. Bà không ở
nhờ nhà của bà T3.
Căn nhà 372/45 B (số mới 372/21) Đ, Phường A, Quận A là nơi ở từ năm
1951 của bà Trần Thị D cùng với cha mẹ bà là Trần Văn S2 và Lê Thị H cùng với
các anh chị của bà gồm: Trần Thị T4, Trần Thị K, Trần Ngọc T3, Trần Văn S, Trần
Thị Ngọc N. Năm 1990, bà Trần Thị D chết, gia đình bà gồm cha mẹ và mười anh
chị em vẫn ở trong căn nhà trên.
Đến năm 1997, bà T3 xuất cảnh đi Mỹ, trước khi xuất cảnh bà T3 có lập giấy
xác nhận là không có tài sản gì ở Việt Nam có chứng thực của địa phương. Vào
thời điểm này thì tám anh chị em của bà đã định cư ở nước ngoài, chỉ còn bà, ông
Trần Văn S1 cùng vợ là Lê Thị Ánh N1 và mẹ ruột của bà N vẫn tiếp tục ở trong
căn nhà trên.
Do đó việc bà Trần Ngọc T3 khởi kiện đòi nhà, bà N không đồng ý.
Ngày 10/6/2015 Bà nga đơn yêu cầu phản tố (BL.153-155) đề nghị Tòa án
giải quyết:
- Tuyên vô hiệu vì Tờ di chúc ngày 20/7/1984 vì không hợp pháp về nội dung
lẫn hình thức.
- Tuyên hủy bỏ đơn xin thừa kế di sản ngày 22/5/1990 vì không có cơ sở pháp
lý.
- Sau khi bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm bị Tòa án nhân dân tối cao hủy
và Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thụ lý vụ án để giải quyết lại. Tại đơn
trình bày ngày 30/11/2020 bà N và lời trình bày của người đại diện theo ủy quyền
của bà N trong quá trình giải quyết vụ án xác định lại cầu phản tố của bà N như
sau: Năm 2012 - 2013, bà N có hợp đồng kinh tế sửa chữa nhà với giá trị hợp đồng
4
là 670.000.000đ, không có biên bản thanh lý/ tất toán hợp đồng nhưng hợp đồng
thể hiện rõ bà N đưa trước 120.000.000đ, còn lại 550.000.000đ thanh toán khi thi
công. Bà N cũng chi số tiền 782.088.800đ để mua sắm đồ nội thất như giường, rèm,
máy nước nóng, bộ bình trà. Đối với tiền công sức bảo quản nhà, bà N yêu cầu tính
10.000.000đ/tháng vì bà N không lao động được nên phải nhờ bà N1 chăm sóc, tuy
không phải thực tế bà N đã trả cho bà N1 10.000.000đ/tháng nhưng vì bà N1 phải
hỗ trợ bà N để bà N giữ gìn, bảo quản căn nhà. Yêu cầu công sức sức bảo quản tài
sản từ tháng 1/1976 đến tháng 8/2022 là 559 tháng với tổng số tiền yêu cầu tính
công sức là 5.590.000.000 đồng. Tổng cộng bà N yêu cầu bà T3 phải trả số tiền là
6.562.688.800đồng.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan - Bà Lê Thị Ánh N1 trình bày:
Bà N2 là vợ ông Trần Văn S1, bà ở trong căn nhà trên từ năm 2000.
Thực tế căn nhà trên là nơi ở của của gia đình chồng bà từ năm 1951 gồm cha
mẹ chồng và tất cả 10 anh chị em của bà T3 đều sinh ra và lớn lên tại đây.
Năm 1997, một số anh chị em đi xuất cảnh sang Mỹ nên những người ở lại
gồm cha mẹ chồng bà N2, ông Trần Văn S1, bàTrần Thị Ngọc N sau này là bà N2
và con bà N2.
Căn nhà trước đây chỉ là căn nhà trệt, vách mượn được sửa chữa khang trang
như ngày hôm nay là để làm nơi thờ cúng ông bà và nơi dừng chân của những
người anh chị em của bà T3 mỗi khi về Việt Nam. Trong quá trình sử dụng căn nhà
đã xuống cấp nên đã qua 2 lần sửa chữa:
Lần 1: Năm 1991, tiền sửa chữa do cha mẹ chồng bà N2 bỏ ra, ngoài ra còn có
sự đóng góp của chị chồng bà là bà Trần Thị T4 số tiền 5.000 USD.
Lần 2: Năm 2012, tiền sửa chữa do bà T4 và các anh em ở Mỹ và ở Việt Nam
cùng đóng góp, số tiền bỏ ra sửa chữa khoảng 600.000.000 đồng.
Bà N2 không đồng ý với yêu cầu đòi nhà của bà T3 vì không có việc ở nhờ
chính trong căn nhà của cha mẹ chồng bà N2.
Bà N2 đồng ý với yêu cầu phản tố của bị đơn bà Trần Thị Ngọc N. Bà N2 đề
nghị Tòa án xem xét quyền lợi của những người đóng góp tiền sửa chữa căn nhà
nói trên.
- Sau khi bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm bị Tòa án nhân dân tối cao hủy
và Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thụ lý vụ án để giải quyết lại, bà N2
trình bày không có yêu cầu gì.
Người làm chứng - bà Trần Thị Đ trình bày:
Bà là chị em ruột với bà Trần Thị D. Bà D độc thân, không có chồng con.
Trước đây bà có tranh chấp quyền sở hữu nhà 372/45 B (số mới 372/21) Đ, Phường
5
A, Quận A, kết quả bà D thắng kiện và quản lý sử dụng căn nhà trên. Lúc bà D còn
sống do bà Trần Ngọc T3 nuôi dưỡng, lúc bà D chết có để lại di chúc căn nhà trên
cho bà T3. Sau khi bà T3 xây dựng lại nhà và xuất cảnh có bà Trần Thị Ngọc N vào
ở, bà N chỉ ở nhờ không có thuê mướn hay mua bán gì. Theo bà D việc đòi nhà
372/45 B (số mới 372/21) Đ, Phường A, Quận A của bà Trần Ngọc T3 là đúng vì
bà T3 được bà D di chúc cho nhà đất, bà T3 bỏ tiền xây dựng nhà.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 955/2017/DS-ST ngày 31/7/2017, Toà án
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quyết định:
“Chấp nhận yêu cầu của bà Trần Ngọc T3.
Buộc bà Trần Thị Ngọc N và bà Lê Thị Ánh N1 đang cư trú tại nhà đất số
C B (số mới 372/21) Đ, Phường A, Quận A, Thành phố Hồ Chí Minh phải giao
trả toàn bộ nguyên trạng nhà đất số C B (số mới 372/21) Đ, Phường A, Quận A,
Thành phố Hồ Chí Minh cho bà Trần Ngọc T3.
Ghi nhận sự tự nguyện của bà Trần Ngọc T3 hỗ trợ cho bà Trần Thị Ngọc
N và bà Lê Thị Ánh N1 tiền bảo quản, giữ gìn nhà đất số C B (số mới 372/21) Đ,
Phường A, Quận A, Thành phố Hồ Chí Minh số tiền là 100.000.000 (Một trăm
triệu) đồng.”
Ngoài ra án sơ thẩm còn tuyên về án phí sơ thấm, quyền kháng cáo của các
đương sự theo luật định.
Ngày 02/8/2017, bị đơn bà Trần Thị Ngọc N có đơn kháng cáo toàn bộ bản
án sơ thẩm.
Tại Bản án phúc thẩm số 43/2018/DS-PT ngày 28/3/2018, Tòa án nhân
dân Cấp Cao tại Thành phố Hồ Chí Minh quyết định:
“Giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Chấp nhận yêu cầu của bà Trần Ngọc T3.
Buộc bà Trần Thị Ngọc N và bà Lê Thị Ánh N1 đang cư trú tại nhà đất số
C B (số mới 372/21) Đ, Phường A, Quận A, Thành phố Hồ Chí Minh phải giao
trả toàn bộ nguyên trạng nhà đất số C B (số mới 372/21) Đ, Phường A, Quận A,
Thành phố Hồ Chí Minh cho bà Trần Ngọc T3.
Ghi nhận sự tự nguyện của bà Trần Ngọc T3 hỗ trợ cho bà Trần Thị Ngọc
N và bà Lê Thị Ánh N1 tiền bảo quản, giữ gìn nhà đât số 372/45 B (số mới
372/21) Đ, Phường A, Quận A, Thành phố Hồ Chí Minh số tiền là 100.000.000
(Một trăm triệu) đồng.”
Bản án phúc thẩm còn tuyên xử về phần án phí và có hiệu lực pháp luật kể
từ ngày tuyên án.
Sau đó, bà Trần Thị Ngọc N có đơn ngày 31/5/2018 đề nghị giám đốc thẩm
bản án phúc thẩm nêu trên.
Tại Quyết định giám đốc thẩm số 23/2019/DS-GĐT ngày 20/8/2019 của
Tòa án nhân dân Tối cao đã quyết định:
“1.Chấp nhận Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 34/2019/KN-DS
ngày 20/6/2019 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
6
2.Hủy một phần Bản án dân sự phúc thẩm số 43/2018/DS-PT ngày
28/3/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh và hủy một
phần Bản án dân sự sơ thẩm số 955/2017/DS-ST ngày 31/7/2017 của Tòa án
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đối với phần “Ghi nhận sự tự nguyện của bà
Trần Ngọc T3 hỗ trợ cho bà Trần Thị Ngọc N và bà Lê Thị Ánh N1 tiền bảo
quản, giữ gìn nhà đất số C B (số mới 372/21) Đ, Phường A, Quận A, Thành phố
H sổ tiền là 100.000.000 đồng” trong vụ án “Tranh chấp đòi nhà cho ở nhờ”
giữa nguyên đơn là bà Trần Ngọc T3 với bị đơn là bà Trần Thị Ngọc N, ông
Trần Văn S1; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Lê Thị Ánh N1.
3.Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử
lại về phần công sức, giữ gìn, bảo quản của bà Trần Thị Ngọc N, bà Lê Thị Ánh
N1 đối với căn nhà số cũ 372/45 B (số mới 372/21) Đ, Phường A, Quận A,
Thành phố Hồ Chí Minh theo thủ tục sơ thẩm, đúng quy định của pháp luật.”
Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thụ lý lại vụ án để giải quyết
theo thủ tục sơ thẩm.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 1822/2022/DS-ST ngày 30 tháng 9 năm
2022, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quyết định:
Căn cứ Khoả n 2 Điề u 26, Điều 34, Điể m a Khoả n 1 Điề u 37, Khoản 1
Điều 47, Điều 244, Điều 271, 272, 273, 276 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban
thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử
dụng án phí và lệ phí tòa án.
Tuyên xử:
Chấ p nhậ n một phần yêu cầ u củ a bị đơn bà Trần Thị Ngọc N về tiền công
sức, không chấp nhận yêu cầu tính chi phí sửa chữa nhà của bà Trần Thị Ngọc
N:
1. Bà Trần Ngọc T3 có trách nhiệm trả cho bà Trần Thị Ngọc N tiền công
sức gìn giữ tài sản là 100.000.000 đồng (Một trăm triệu đồng).
Thi hành sau khi án có hiệu lực pháp luật tại cơ quan thi hành án có thẩm
quyền.
Kể từ ngày phải thi hành án, nếu bà T3 không thi hành số tiền trên thì phải
chịu thêm tiền lãi trên số tiền chậm thi hành theo Khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân
sự năm 2015.
Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về chi phí tố tụng, án phí và
quyền kháng cáo của các đương sự theo quy định của pháp luật.
Ngày 15 tháng 10 năm 2022 , bà Trần Thị Ngọc N có đơn kháng cáo đề
nghị sửa bản án sơ thẩm theo hướng chấp nhận yêu cầu của bà N đối với phần
7
công sức gìn giữ, bảo quản, chi phí sửa chữa căn nhà số C Đ, Phường A, Quận
A, Thành phố Hồ Chí Minh với tổng số tiền là 6.562.688.800 đồng.
Ngày 15 tháng 10 năm 2022 , bà Lê Thị Ánh N1 có đơn kháng cáo đề
nghị xem xét, giải quyết đối với phần công sức của bà N1 và đề nghị chấp nhận
yêu cầu của bà N đối với phần công sức gìn giữ, bảo quản, chi phí đóng góp căn
nhà số C Đ, phường A, Quận A, Thành phố Hồ Chí Minh với số tiền
6.562.688.800 đồng.
Tại phiên tòa phúc thẩm:
Bà Lê Thị T1 trình bày: Căn nhà số C Đ, Phường A, Quận A, Thành phố
Hồ Chí Minh đã được xác định là của bà T3. Tiền xây dựng nhà năm 1991 là do
bà T3 bỏ ra chứ không ai đóng góp. Bà N hiện cũng đang cư ngụ tại nhà số C
(số cũ là 372/48bis) Đ, Phường A, Quận A là di sản của cha mẹ bà để lại, nên
không thể nói là bà N không có chỗ ở khác để yêu cầu bà T3 tạo lập cho bà N
chỗ ở khác. Bà T3 và bà N không có hợp đồng nào về việc trông coi căn nhà
trên. Việc sửa chữa nhà nếu có thì cũng do bà N tự ý sửa chữa phục vụ cho bà N
khi đang ở tại nhà đó, không có sự đồng ý của bà nên bà T3 nên không đồng ý
yêu cầu đòi tiền sửa chữa nhà và tiền công sức giữ gìn bảo quản nhà của bà N.
Bà T3 chỉ tự nguyện hỗ trợ cho phía bị đơn số tiền 100.000.000 đồng cho việc
dọn nhà. Đề nghị Hội đồng xét xử bác toàn bộ kháng cáo của bà N, giữ nguyên
bản án sơ thẩm.
Bà Nguyễn Lê Ngọc T2 trình bày: Bản án sơ thẩm xét xử là chưa phù
hợp khi chưa xem xét rõ các tài liệu, chứng cứ. Căn nhà đã trải qua 02 đợt xây
dựng và có sự đóng góp của bà N cùng các anh chị em. Bà N đã đóng góp cho
quá trình giữ gìn năm 2012-2013 và ngoài ra từ đó đến nay bà N là người trông
coi căn nhà. Bà N hiện nay đã già cả và là người khuyết tật, nên cần xem xét cho
hoàn cảnh của bà N, bà N chỉ ở căn nhà vì là căn nhà hương hỏa của gia đình,
thờ cúng tổ tiên, không có ý định chiếm hữu. Đề nghị Hội đồng xét xử xem xét
về công sức giữ gìn, bảo quản căn nhà và tiền chi phí sửa chữa tổng cộng
6.562.688.800 đồng để hỗ trợ cho bà N vì bà N không có chỗ ở khác.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh
nêu quan điểm giải quyết vụ án:
Về thủ tục : Thẩ m phá n và Hộ i đồ ng xé t xử đã th ực hiện theo đúng quy
đị nh củ a Bộ luậ t tố tụ ng dân sự . Các đương sự thự c hiệ n quyề n , ngha vụ theo
đú ng quy đị nh phá p luậ t.
Về nội dung: Tòa án cấp sơ thẩm đã xem xét toàn diện các tài liệu, chứng
cứ của vụ án, xét xử chấp nhận buộc bà Trần Ngọc T3 có trách nhiệm trả cho bà
8
Trần Thị Ngọc N tiền công sức gìn giữ tài sản là 100.000.000 đồng là có căn cứ.
Đề nghị Hội đồng xét xử bác kháng cáo của bà N; giữ nguyên bản án sơ thẩm.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
Căn cứ các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên
tòa phúc thẩm; trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện tài liệu, chứng cứ và kết quả
tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:
[1] Về tố tụng:
[1.1] Việc kháng cáo của đương sự đã thực hiện đúng theo quy định của
pháp luật.
[1.2] Tại phiên tòa, một số đương sự vắng mặt nhưng những người này đã
có văn bản ủy quyền cho người được ủy quyền tham gia tố tụng, việc ủy quyền
này đúng quy định của pháp luật. Do đó, Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử
vụ án.
[1.3] Bà Lê Thị Ánh N1 có kháng cáo, đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ
2 nhưng vẫn vắng mặt, như vậy bà N1 đã từ bỏ kháng cáo. Do đó Hội đồng xét
xử đình xử xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo của bà N1.
[1.4] Tại bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm lần một thể hiện các anh chị
em của bà N là ông Trần Văn S, ông Trần Văn S3, ông Trần Văn S4, ông Trần
Văn S5, ông Trần Văn S6, bà Trần Thị T4, bà Trần Thị K hiện đang định cư tại
nước ngoài không tham gia tố tụng. Sau khi bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm
lần một bị Tòa án nhân dân tối cao hủy và Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh thụ lý vụ án để giải quyết lại thì những người này đã gửi cho Tòa án cấp sơ
thẩm văn bản ý kiến ngày 23/6/2022 (có hợp pháp hóa lãnh sự) với nội dung xác
định họ có đóng góp 800.000.000 đồng để sửa chữa nhà năm 2012 và yêu cầu bà
T3 đền bù cho bà N số tiền 2.000.000.000 đồng và họ yêu cầu được hưởng
quyền lợi chính đáng của căn nhà vì cho rằng họ đã sinh ra, lớn lên và chung
góp tiền để xây dựng và gìn giữ ngôi nhà này.
Thực tế nguyên đơn cùng bà N và các anh chị em đều thống nhất thừa nhận
có việc xây nhà mới năm 1991 và sửa chữa nhà vào năm 2012. Như vậy, theo
văn bản trình bày của ông S, ông S3, ông S4, ông S5, ông S6, bà T4, bà K nêu
trên thì họ cho rằng có sự đóng góp tiền của những người này vào để xây dựng
căn nhà số C B và họ có yêu cầu “… anh chị em chúng tôi được hưởng quyền
lợi chính đáng của căn nhà vì chúng tôi sinh ra, lớn lên và chung góp tiền để
xây dựng và gìn giữ ngôi nhà”, đây được coi là yêu cầu mới phát sinh khi Tòa
án cấp sơ thẩm thụ lý lại vụ án. Vì theo bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm lần
một đã có hiệu lực pháp luật (không bị quyết định Giám đốc thẩm hủy) thì chỉ
9
tuyên buộc bà Trần Thị Ngọc N và bà Lê Thị Ánh N1 đang cư trú tại nhà đất số
C B (số mới 372/21) phải giao trả toàn bộ nguyên trạng nhà đất này cho bà Trần
Ngọc T3 chứ chưa phát sinh yêu cầu tranh chấp mới này của của ông S, ông S3,
ông S4, ông S5, ông S6, bà T4, bà K. Mặc dù văn bản của những người này
chưa thể hiện cụ thể số tiền công sức đóng góp tôn tạo tài sản là bao nhiêu,
nhưng đây là yêu cầu của đương sự phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án
nên Tòa án phải xem xét giải quyết. Lẽ ra, Tòa án cấp sơ thẩm phải đưa những
người này vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và ngha vụ
liên quan, làm rõ yêu cầu cụ thể của họ, đồng thời yêu cầu họ cung cấp chứng cứ
chứng minh cho lời trình bày của mình. Tuy nhiên, Tòa án cấp sơ thẩm không
đưa họ vào tham gia tố tụng làm mà lại nhận định: “Các anh chị em của bà N là
ông Trần Văn S, ông Trần Văn S3, ông Trần Văn S4, ông Trần Văn S5, ông
Trần Văn S6, bà Trần Thị T4, bà Trần Thị K hiện đang định cư tại nước ngoài
có đơn trình bày về việc có đóng góp tiền để xây dựng căn nhà 372/21 Đ vào
năm 1991 và bảo dưỡng sửa chữa căn nhà năm 2013, nay yêu cầu bà T3 đền bù
công lao gìn giữ ngôi nhà từ năm 1997 cho bà N số tiền là 2.000.000.000đ. Đơn
tường trình của các ông bà được gởi đến Tòa án sau khi Tòa án đã mở phiên
họp công khai chứng cứ và có quyết định đưa vụ án ra xét xử (gởi Tòa án ngày
29/8/2022 theo dấu bưu điện), các ông bà có tên trên cũng không có yêu cầu
Tòa án giải quyết về số tiền đóng góp xây dựng và sửa chữa nhà. Trong suốt
quá trình tố tụng từ khi bà T3 khởi kiện đến nay, các ông bà trên không có yêu
cầu tranh chấp về chi phí đóng góp xây dựng sửa chữa nhà với bà T3. Chỉ đề
nghị bà T3 trả tiền cho bà N như công lao gìn giữ tài sản. Do vậy, việc giải
quyết vụ án không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các ông bà trên nên
không cần thiết đưa họ vào tham gia tố tụng” là không đúng quy định của pháp
luật, vì những người này không được đưa vào tham gia tố tụng, chưa phải là
đương sự thì họ cũng không thể biết được Tòa án có thụ lý giải quyết yêu cầu
của họ hay không. Họ cũng không thể biết được các giai đoạn tố tụng diễn tiến
ra sao để họ nộp đơn yêu cầu độc lập đúng thời hạn, đúng quy định của pháp
luật. Việc Tòa án cấp sơ thẩm không đưa họ vào tham gia tố tụng nên họ không
thực hiện được các quyền, ngha vụ chính đáng của mình. Tuy nhiên, yêu này
được xác định là yêu cầu độc lập của những người có quyền lợi ngha vụ liên
quan, nên nếu ông S, ông S3, ông S4, ông S5, ông S6, bà T4, bà K còn tranh
chấp thì họ sẽ được quyền khởi kiện bằng vụ án khác.
[2] Về nội dung:
[2.1] Xét yêu cầu tính công sức giữ gìn nhà đất của bà Trần Thị Ngọc N:
Tại Quyết định Giám đốc thẩm số 23/2019/DS-GĐT ngày 20/8/2019 của
Tòa án nhân dân Tối cao đã quyết định: “3. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân
10
dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử lại về phần công sức, giữ gìn, bảo quản của
bà Trần Thị Ngọc N, bà Lê Thị Ánh N1 đối với căn nhà số cũ 372/45 B (số mới
372/21) Đ, Phường A, Quận A, Thành phố Hồ Chí Minh theo thủ tục sơ thẩm,
đúng quy định của pháp luật.”
Hội đồng xét xử xét thấy, căn nhà 3 B (số mới 372/21) Đ, Phường A, Quận A,
Thành phố Hồ Chí Minh có nguồn gốc thuộc sở hữu của bà Trần Thị D theo Bản án
phúc thẩm dân sự số 81/DS ngày 23/10/1982. Năm 1990 bà D chết, để lại nhà đất
trên cho cháu là bà Trần Thị Ngọc T3 theo Di chúc ngày 20/7/1984. Năm 1990
bàT3 kê khai thừa kế theo di chúc và đóng thuế trước bạ (BL.301, 300). Năm 1991
bà T3 xin phép xây dựng lại căn nhà trên (Giấy phép xây dựng số 3269/GPXD91
ngày 28/12/1991) và tiến hành xây mới lại thành nhà một trệt hai lầu, sàn mái bê
tông cốt thép. Như vậy, tài sản này thuộc sở hữu của bà T3 từ năm 1990.
Từ năm 1990 đến năm 1997 bà T3 vẫn ở trong căn nhà này. Đến năm 1997,
bà T3 mới xuất cảnh khỏi Viết Nam sang cư trú tại Mỹ, nên thời điểm trước năm
1997, nếu bà N có ở trong nhà cũng chỉ là ở nhờ, không thể tính công sức giữ gìn
nhà, đất cho bà N. Bà N yêu cầu tính công sức giữ gìn tài sản là 10.000.000đ/tháng
từ năm 1975. Bà T3 cho rằng chỉ bà cho bà N vào ở nhờ vì liên quan đến việc thờ
tự cho cha mẹ, không phải nhờ bà N quản lý tài sản. Tuy nhiên, tại giai đoạn giải
quyết vụ án sơ thẩm trước đây bà T3 trình bày là khi bà T3 đi xuất cảnh có nhờ bà
N giữ nhà giùm nên có căn cứ xác định có giao dịch thể hiện bà T3 yêu cầu bà N
trong coi nhà này. Do đó, cần phải tính cho bà N công sức quản lý, gìn giữ tài sản
cho bà T3. Thực tế từ năm 2013, bà T3 về Việt Nam yêu cầu bà N trả lại nhà,
nhưng bà N ngăn cản không cho bà T3 vào ở trong chính căn nhà của mình. Từ
năm 2013 đến nay bà N vẫn chiếm dụng không giao nhà và không cho bà T3 vào ở
trong căn nhà nêu trên nên giai đoạn này bà N không được tính công sức gìn giữ
bảo quản tài sản cho bà T3. Vì vậy, công sức của bà N gìn giữ, bảo quản tài sản cho
bả T3 được chấp nhận tính từ năm 1997 đến năm 2013. Theo định giá thì giá trị tài
sản bà N quản lý cho bà T3 là nhà, đất số 372/45 B bằng là 8.902.000.000đ. Do đó
cần tính công sức bảo quản tài sản cho bà N 5% giá trị tài sản bằng 445.000.000đ.
[2.2] Xét yêu cầu tính chi phí sửa chữa nhà:
Đối với số tiền 115.000.000đ bà T4 gởi về để cơi nới thêm tầng 1 năm 1991,
đây là năm mà căn nhà được xây mới lại và xây dựng theo giấy phép xây dựng, do
đó việc cơi nới (nếu có) ngoài Giấy phép xây dựng là không hợp pháp. Hơn nữa, bà
T4 không tranh chấp trong vụ án này nên Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu
cầu này của bà N.
Đối với số tiền 700.000.000đ của các anh chị em gởi về bị đơn dùng để mua
sắm nội thất như giường, rèm để sử dụng từ tầng 1 đến tầng 3. Tại phiên tòa, đại
diện bị đơn cho rằng số tiền này sử dụng trong đợt sửa chữa năm 2012-2013, và bà
N đã dùng các khoản tiền của các anh, chị, em gởi về để tu bổ lại nhà cửa, trong đó
11
có 160.600.000đ là tiền của bà N. Tại hợp đồng kinh tế số tiền sửa chữa giá trị
670.000.000đ, trong đó 120.000.000đ đã được bà N giao trước, số còn lại
550.000.000đ thanh toán khi thi công. Tại bản trình bày ngày 10/6/2022 bà N trình
bày: “năm 2012 căn nhà xuống cấp và ngập nước mỗi khi trời mưa, dẫn tới việc
tường bị lún, nền thấm nước, đường dây điện hư hỏng nên các anh chị (không có
bà T3) đóng góp khoảng 800.000.000đ trong đó bà N bỏ ra số tiền 160.600.000đ
để xây dựng sửa chữa nhà theo hợp đồng kinh tế ngày 08/11/2012”. Tại biên bản
định giá ngày 24/8/2022, người đại diện theo ủy quyền của bà T3 trình bày “số tiền
chi phí xây dựng bà N thực tế bỏ ra theo hợp đồng kinh tế ngày 08/11/2022 là
160.000.000đ bà T3 đồng ý hỗ trợ cho bà N” (BL 619). Tuy các chứng từ bà N đưa
ra làm chứng cứ chưa đảm bảo đúng quy định về hóa đơn, chứng từ, nhưng việc bà
N bỏ tiền ra để sửa chữa nhàsố C B (số mới 3) là có thật. Trong quá trình giải
quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm, bà T3 cũng có nhiều ý kiến đồng ý thanh toán
khoản tiền 160.000.000đnày cho bà N. Thực tế đến năm 2013 bà T3 mới đòi nhà,
nên bà N sửa chữa vào năm 2012 cũng là để phục vụ cho việc gìn giữ tài sản cho bà
T3. Do đó, cần buộc bà T3 trả cho bà N khoản 160.000.000đ.
[2.3] Như vậy, bà T3 phải trả cho bà N tổng cộng 2 khoản là 605.000.000đ.
Đối với các yêu cầu khác, bà N không đưa ra được chứng cứ có căn cứ pháp lý
chứng minh cho yêu cầu của mình nên có căn cứ chấp nhận.
[2.4] Từ những phân tích trên, Hội đồng xét xử chấp nhận một phần yêu
cầu kháng cáo của bà Trần Thị Ngọc N, sửa bản án sơ thẩm.
[3] Án phí dân sự phúc thẩm: Bà Lê Thị N1 và bà Trần Thị Ngọc N là
người cao tuổi nên được miễn.
Vì các lẽ trên.
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ khoản 2, khoản 5 Điều 308, Điều 309, Điều 312 Bộ luật tố tụng dân
sự 2015;
Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 1995, 2005, 2015;
Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường
vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án
phí và lệ phí Tòa án
1. Đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo của bà Lê Thị Ánh
N1. Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật đối với phần giải quyết liên quan đến
bà N1.
2. Chấp nhận một phần kháng cáo của bà Trần Thị Ngọc N; sửa một phần
bản án sơ thẩm.
12
3. Chấ p nhậ n một phần yêu cầ u khởi kiện củ a bị đơn bà Trần Thị Ngọc N
đối với yêu cầu tính công sức, giữ gìn, bảo quản tài sản và yêu cầu tính chi phí
sửa chữa nhà 372/45 B (số mới 372/21) Đ, phường A, Quận A, Thành phố Hồ
Chí Minh.
3.1. Bà Trần Ngọc T3 có trách nhiệm trả cho bà Trần Thị Ngọc N tiền công
sức, giữ gìn, bảo quản tài sản tọa lạc tại số C B (số mới 3), Đ, phường A, Quận
A, Thành phố Hồ Chí Minh là 445.000.000 đồng (Bốn trăm bốn mươi lăm triệu
đồng).
3.2. Bà Trần Ngọc T3 có trách nhiệm trả cho bà Trần Thị Ngọc N số tiền
sửa chữa căn nhà 372/45 B (số mới 3), Đ, phường A, Quận A, Thành phố Hồ
Chí Minh là 160.000.000 đồng (Một trăm sáu mươi triệu đồng).
3.3. Tổng số bà Trần Ngọc T3 có trách nhiệm trả cho bà Trần Thị Ngọc N
2 khoản nêu trên là 605.000.000 đồng (Sáu trăm lẻ năm triệu đồng).
4. Kể từ ngày phải thi hành án, nếu bà Trần Ngọc T3 không thi hành số tiền
phải trả cho bà N nêu trên thì bà T3 phải chịu thêm tiền lãi đối với số tiền chậm
thi hành án theo quy định của pháp luật.
5. Chi phí tố tụng bị đơn bà Trần Thị Ngọc N chịu và đã nộp đủ.
6. Án phí dân sự sơ thẩm và phúc thẩm : Bà Trần Ngọc T3, bà Lê Thị Ánh
N1 và bà Trần Thị Ngọc N được miễn.
Trả lại cho bà Lê Thị Ánh N1 tiền tạm ứng án phí 300.000đ theo Biên lai
thu tiền tạm ứng án phí, lệ phí số 0003341 ngày 28/10/2022 của Cục Thi hành
án dân sự Thành phố Hồ chí Minh.
7. Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2
Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận
thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế
thi hành án theo quy định tại các Điều 6,7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời
hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân
sự.
8. Bản án phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án.
Nơi nhận:
- Tòa án nhân dân tối cao (1);
- VKSND cấp cao tại TP.HCM (1);
- TAND Thành phố Hồ Chí Minh (1);
- VKSND Thành phố Hồ Chí Minh (1);
- Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh (1);
- Các đương sự (6);
- Lưu HSVA (1), VP (5), 17b (LMA);
TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM
THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA
(đã ký)
Vũ Ngọc Huynh
13
Tải về
Bản án số 390/2024/DS-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Bản án số 390/2024/DS-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Bản án/ Quyết định cùng đối tượng
1
Ban hành: 26/08/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
2
Ban hành: 26/08/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
3
Ban hành: 30/07/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
4
Ban hành: 25/07/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
5
Ban hành: 26/06/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
6
Ban hành: 07/06/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
7
Ban hành: 05/06/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
8
Ban hành: 17/05/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
9
Ban hành: 12/04/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
10
Ban hành: 29/03/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
11
Ban hành: 27/03/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
12
Ban hành: 25/03/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
13
Ban hành: 12/03/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
14
Ban hành: 29/02/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
15
Ban hành: 23/02/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
16
Ban hành: 24/01/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
17
Ban hành: 15/01/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
18
Ban hành: 03/01/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
19
Ban hành: 12/12/2023
Cấp xét xử: Phúc thẩm