Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Hiển thị 1-20 trong 5.777 thuật ngữ
Stt | Thuật ngữ | Mô tả / Định nghĩa | Nguồn |
---|---|---|---|
381 | Biểu giá chi phí tránh được | là biểu giá được tính theo các chi phí tránh được của hệ thống điện quốc gia khi có một (01) kWh công suất phát từ nhà máy điện nhỏ sử dụng năng lượng tái tạo được phát lên lưới điện phân phối. | 18/2008/QĐ-BCT |
382 | Biểu giá điện | là bảng kê các mức giá và khung giá điện cụ thể áp dụng cho các đối tượng mua bán điện theo các điều kiện khác nhau | 28/2004/QH11 |
383 | Biểu hiện khoáng hóa | là tập hợp tự nhiên các khoáng chất có ích trong lòng đất nhưng chưa đạt yêu cầu tối thiểu về chất lượng hoặc chưa làm rõ được chất lượng của chúng. | 13/2008/QĐ-BTNMT |
384 | Biểu hiện khoáng sản | là tập hợp tự nhiên các khoáng chất có ích trong lòng đất, đáp ứng yêu cầu tối thiểu về chất lượng quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Quy định này, nhưng chưa rõ về tài nguyên và khả năng khai thác, sử dụng, hoặc có tài nguyên nhỏ chưa có yêu cầu khai thác trong điều kiện công nghệ và kinh tế hiện tại. | 13/2008/QĐ-BTNMT |
385 | Biểu quyết | "Biểu thị sự đồng tình hay không đồng tình của cá nhân hay tập thể khi quyết định một vấn đề nào đó bằng cách dơ tay hoặc bỏ phiếu kín, hoặc ấn nút phương tiện điện tử. Biểu quyết là cách chấm dứt việc thảo luận để đi đến kết luận cuối cùng (theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số) về một chủ trương, biện pháp nào đó hay để lựa chọn người đại diện vào cơ quan lãnh đạo của nhà nước, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội. Biểu quyết được sử dụng rộng rãi ở nhiều tập thể, cơ quan, tổ chức thể hiện tính dân chủ, bình đẳng của tập thể, cơ quan, tổ chức đó. Thông thường vấn đề được quyết định theo ý kiến của đa số (trên 50% số thành viên biểu quyết tán thành). Cũng có những trường hợp đặc biệt phải được tỉ lệ đa số tuyệt đối (trên 2/3 số thành viên biểu quyết tán thành) thì quyết định mới có giá trị. vd. thông qua hiến pháp và sửa đổi hiến pháp; bãi nhiệm đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân. Trong những cơ quan nhà nước được tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trưởng thì thủ trưởng cơ quan đó quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình và chịu trách nhiệm cá nhân đối với các quyết định đó mà không sử dụng biện pháp biểu quyết." | Từ điển Luật học trang 50 |
386 | Biểu tượng của hợp tác xã | là ký hiệu riêng của mỗi hợp tác xã để phản ánh đặc trưng riêng biệt của hợp tác xã và phân biệt hợp tác xã đó với các hợp tác xã và doanh nghiệp khác | 18/2003/QH11 |
387 | Bình đẳng | "Quyền cơ bản của con người không bị phân biệt theo chủng tộc, nòi giống, giai cấp, tôn giáo, giới tính, tài sản được pháp luật của quốc gia bảo đảm. Quyền bình đẳng là thành quả đấu tranh của nhân loại chống chế độ phân chia đẳng cấp của nhà nước phong kiến, được ghi vào Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mĩ ""Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng"" và Tuyên ngôn nhân quyền (quyền con người) và dân quyền (quyền công dân) của Cách mạng Pháp năm 1789 ""Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi"". Tuy nhiên không phải ở các nước phương Tây đều có bình đẳng, có nước tình trạng bất bình đẳng còn được ghi vào pháp luật. Năm 1948, Liên hợp quốc ra tuyên ngôn toàn thế giới về ""nhân quyền"", khẳng định ở Điều 1 ""Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm chất và các quyền""... Hai công ước quốc tế về quyền con người năm 1966 mà Việt Nam tham gia, lại một lần nữa đề cập đến quyền bình đẳng. Nhân dân tiến bộ trên thế giới vẫn phải tiếp tục cuộc đấu tranh cho quyền bình đẳng vì quyền này gắn liền với chế độ kinh tế, chính trị và xã hội. Quyền bình đẳng phải được cụ thể hóa thành quyền: bình đẳng của công dân trước pháp luật; bình đẳng dân tộc; bình đẳng của phụ nữ với nam giới; bình đẳng trước tòa án." | Từ điển Luật học trang 50 |
388 | Bình đẳng dân tộc | "1. Quyền của các dân tộc trong một quốc gia không bị phân biệt theo trình độ phát triển, màu da, đa số, thiểu số … đều có quyền và nghĩa vụ như nhau. Quyền bình đẳng dân tộc ở Việt Nam được ghi trong các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và 1992. Điều 8 - Hiến pháp năm 1946 quy định: ""ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, những quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện để chóng tiến kịp trình độ chung"". Điều 5 - Hiến pháp năm 1992 quy định: ""Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc ..."". 2. Quyền của các dân tộc đã hợp thành quốc gia (quyền của quốc gia) không phân biệt lớn, nhỏ, trình độ phát triển, chế độ chính trị, kinh tế... có địa vị quốc tế bình đẳng với các quốc gia khác, được tôn trọng độc lập, lãnh thổ toàn vẹn, chủ quyền... Chủ nghĩa thực dân, đế quốc đã chà đạp lên quyền bình đẳng của các dân tộc, áp bức các quốc gia nhỏ, kém phát triển, thi hành chính sách thực dân cũ và mới để bóc lột, chia rẽ các dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tố cáo tội ác của chúng và nêu rõ trong Tuyên ngôn độc lập ngày 2.9.1945 ""Tất cả các dân tộc đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do"". (Xt. Quyền dân tộc cơ bản)." | Từ điển Luật học trang 51 |
389 | Bình đẳng giới | là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. | 73/2006/QH11 |
390 | Bình đẳng trước pháp luật | "Một nguyên tắc pháp lí cơ bản đã được khẳng định tại Điều 51, 52 - Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ""Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật"". Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật có vai trò rất quan trọng, bảo đảm cho xã hội công bằng, phát luật được tôn trọng, chống đặc quyền đặc lợi, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền. Tên cơ sở nguyên tắc pháp lí cơ bản này, đã được khẳng định trong Hiến pháp. Điều 4 - Bộ luật tố tụng hình sự đã đề ra nguyên tắc phải ""bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật"", cụ thể là tố tụng hình sự phải được tiến hành theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội; bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lí theo pháp luật." | Từ điển Luật học trang 52 |
391 | Bình đẳng trước tòa án | "(cg. Quyền bình đẳng trước toà án), quyền đưa ra chứng cứ, đưa ra yêu cầu và tranh luận trước toà án của kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, luật sư, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án hay người đại diện hợp pháp của những người này (Điều 20 - Bộ luật tố tụng hình sự). Chủ tọa phiên toà phải bảo đảm cho các chủ thể nói trên sử dụng quyền của họ. (Xt. Cơ quan tiến hành tố tụng; Người tiến hành tố tụng; Người tham gia tố tụng)." | Từ điển Luật học trang 52 |
392 | BKN | (Broken): Năm đến bảy phần mây (chỉ lượng mây). | 12/2007/QĐ-BGTVT |
393 | Blốc | là tờ tem được in một hoặc nhiều con tem, phần xung quanh có in chữ, hình vẽ trang trí hoặc để trống. | 16/2005/QĐ-BBCVT |
394 | BM-CLTLG | Ký hiệu các biểu mẫu của Quy trình Chỉnh lý tài liệu giấy. | 128/QĐ-VTLTNN |
395 | BMP | Better Management Practices - Thực hành quản lý tốt hơn | 70/2008/QĐ-BNN |
396 | Bộ bản đồ chuẩn về biên giới, biển đảo | "là bộ bản đồ thể hiện đầy đủ kết quả giải quyết đường biên giới trên đất liền, ranh giới trên biển và các yếu tố liên quan đến biển đảo giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước láng giềng hoặc thể hiện theo chủ trương của Nhà nước Việt Nam; bộ bản đồ này dùng để hướng dẫn và thẩm định việc thể hiện đường biên giới quốc gia, biển đảo trên bản đồ." | 06/2006/TTLT-BTNMT-BNV-BNG-BQP |
397 | Bộ chỉ thị môi trường | Là tập hợp các chỉ thị môi trường. | 09/2009/TT-BTNMT |
398 | Bộ chỉ thị môi trường cơ bản | Là tập hợp các chỉ thị môi trường cơ bản được chọn lọc từ bộ chỉ thị môi trường đầy đủ. | 09/2009/TT-BTNMT |
399 | Bộ chỉ thị môi trường đầy đủ | Là toàn bộ các chỉ thị môi trường, được sử dụng khi có đầy đủ, toàn diện các cơ sở dữ liệu về môi trường để xây dựng bộ chỉ thị này. | 09/2009/TT-BTNMT |
400 | Bộ chuyển mạch điện áp | Là khóa chuyển mạch, mạch logic hoặc rơ le trung gian có chức năng lựa chọn điện áp. | 27/2009/TT-BCT |