Bản án số 03/2019/DS-ST ngày 12/08/2019 của TAND TX. Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên về tranh chấp kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại tài sản
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- VB liên quan
- Lược đồ
- Đính chính
- Án lệ
- BA/QĐ cùng nội dung
- Tải về
-
Bản án số 03/2019/DS-ST
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Thuộc tính Bản án 03/2019/DS-ST
Tên Bản án: | Bản án số 03/2019/DS-ST ngày 12/08/2019 của TAND TX. Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên về tranh chấp kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại tài sản |
---|---|
Quan hệ pháp luật: | Đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản |
Cấp xét xử: | Sơ thẩm |
Tòa án xét xử: | TAND TX. Phổ Yên (TAND tỉnh Thái Nguyên) |
Số hiệu: | 03/2019/DS-ST |
Loại văn bản: | Bản án |
Ngày ban hành: | 12/08/2019 |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Áp dụng án lệ: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem áp dụng án lệ. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Đính chính: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem đính chính. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Thông tin về vụ/việc: | ông L yêu cầu anh C bồi thường thiệt hại tài sản |
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
Tải văn bản
TOÀ ÁN NHÂN DÂN THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
BẢN ÁN 03/2019/DS-ST NGÀY 12/08/2019 VỀ TRANH CHẤP KIỆN YÊU CẦU BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TÀI SẢN
Ngày 12 tháng 08 năm 2019, tại Toà án nhân thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, xét xử công khai sơ thẩm vụ án Dân sự thụ lý số 10/2019/TLST-DS ngày 22 tháng 04 năm 2019, về “Kiện Yêu cầu bồi thường thiệt hại tài sản”, theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 03/2019/QĐXX-ST ngày 8 tháng 7 năm 2019, giữa các đương sự:
Nguyên đơn: ông Tạ Hải L, sinh năm 1959 (có mặt)
HKTT: xóm T, xã P, thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên.
Bị đơn: anh Nguyễn Hữu C, sinh năm 1990 (có mặt)
HKTT: xóm T, xã P, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Người có quyền và nghĩa vụ liên quan:
1, Bà Lê Thị K, sinh năm 1958 - là vợ ông L (có mặt)
2, Bà Nguyễn Thị Huyền, sinh năm 1969 - là mẹ đẻ anh C (có mặt)
3, Chị Phạm Thị H, sinh năm 1992 - là vợ anh C (vắng mặt)
Đều HKTT: xóm T, xã P, thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên.
Hội đồng định giá tài sản thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên:
1, Bà Nguyễn Thị H - chuyên viên phòng TCKH thị xã Phổ Yên, Chủ tịch hội đồng định giá (có mặt).
2, Ông Phạm Minh H - chuyên viên phòng Kinh tế thị xã Phổ Yên, thành viên hội đồng định giá (vắng mặt).
3, Ông Hoàng Công H - Phó Chi cục thú y thị xã Phổ Yên, thành viên hội đồng định giá (có mặt).
Người làm chứng:
1, Ông Ngô Duy Đ, trưởng xóm T, xã P, thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên (vắng mặt).
2, Ông Nguyễn Mạnh H, Công an viên xóm T, xã P, thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên
3, Ông Lương Đình H, sinh năm 1965 (vắng mặt).
Trú tại: xóm T, xã P, thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên.
4, Anh Phạm Tín V, sinh năm 1984 (vắng mặt).
Trú tại: xóm C, xã Q, Đại Từ, Thái Nguyên.
5, Anh Hoàng Văn T (vắng mặt).
Trú quán: xóm T, xã P, thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên.
6, Bà Tô Thị H, sinh năm 1952 (vắng mặt).
Trú tại: xóm 9, thị trấn Q, Đại Từ, Thái Nguyên
7, Bà Nguyễn Thị B, sinh năm 1958 (có mặt).
8, Bà Vương Thị N, sinh năm 1968 (có mặt).
9, Anh Lê Xuân H, sinh năm 1981 (vắng mặt).
Cùng trú tại: xóm T, xã P, thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên
10, Bà Nguyễn Thị H, sinh năm 1972 (có mặt).
Trú tại: xóm 7, xã P, thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Tại đơn khởi kiện ngày 30 tháng 11 năm 2017 và đơn khởi kiện bổ xung ngày 09 tháng 01 năm 2018 cùng các lời khai trong quá trình giải quyết vụ án cũng như tại phiên tòa sơ thẩm, nguyên đơn ông Tạ Hải L, người có quyền và nghĩa vụ liên quan bà Lê Thị K trình bày:
Khoảng 11 giờ ngày 18/7/2017 ông L buộc 04 con trâu to và 01 cặ p trâu mẹ + nghé con mới được 18 ngày tuổi vào vườn, ông buộc trâu cách vườn nhà chị H (mẹ anh C) khoảng 30m và đi về nhà xúc xe phân. Khoảng 25 phút sau ông đi ra chỗ buộc trâu thì thấy 04 con trâu to buộc chạc cổ vẫn còn, trâu mẹ bị đứt chạc, ông đi tìm thì thấy trâu mẹ và nghé con đang trên đường chạy về từ phía vườn nhà anh C. Ông thấy nghé con đã bị chém sả mông và què chân sau ngã ở bờ hào. Ông lùa trâu nghé về để băng bó xong đi sang nhà chị H. Tại nhà chị H, ban đầu C không thừa nhận chém trâu của ông, ông đi về làm đơn ra xóm. Khi công an và trưởng xóm đến nhà C thì C đã nhận dùng dao chém trâu nghé của gia đình ông, nhận trách nhiệm bồi thường trước chính quyền và gia đình ông là 10.000.000đ (mười triệu đồng), nhưng ông chỉ đề nghị bồi thường 8.000.000đ (tám triệu đồng), lý do trâu nhà ông cũng sang vườn nhà anh C. C hẹn 2 ngày sau sẽ bồi thường tiền, nhưng 2 tuần sau C và gia đình lại không đồng ý bồi thường, chỉ hỗ trợ gia đình ông 2.000.000đ (hai triệu) tiền thuốc. Lý do C cho rằng cả đàn trâu của nhà ông sang vườn nhà C phá hoại cây ăn quả của vườn nhà C. Nhưng trâu của gia đình ông buộc chạc to cho nên không thể đứt chạc đi sang vườn nhà C được, riêng cặp mẹ con trâu mới đẻ thì buộc chạc mũi và bị đứt chạc do trâu con quấn chạc mũi trâu mẹ bị đứt. Trâu mẹ mới chỉ ăn mấy mầm sắn giáp bờ 2 nhà, còn trâu nghé chưa biết ăn.
Về giá trâu ông cho rằng trâu mới đẻ đã có giá là 10.000.000đ (mười triệu), trâu của ông được 18 ngày ông chỉ tính giá như trâu mới đẻ. Sau khi trâu bị chém ông đã chạy chữa đến đầu tháng 12/2018, chi phí hết 2.400.000đ tiền thuốc nhưng vết thương trâu nghé không khỏi nên phải bán trâu đi được 500.000đ (năm trăm ngàn đồng).
Tại phiên tòa ông L, bà K đề nghị bồi thường trâu nghé, tiền chi phí thuốc, công chăm sóc theo giá hội đồng định giá đã định giá.
Việc anh C cho rằng hòa giải tại xóm ông nhất trí bồi thường thiệt hại về cây cối cho gia đình anh C số tiền 2.000.000đ do trâu phá hoại vườn là đúng, bởi ông cho rằng trâu ăn một ngọn cỏ cũng là phá hoại, trâu của ông cũng đã sang vườn nhà anh C nhưng không phá gì, nhưng ông nghĩ vì tình cảm nên nhất trí trừ đi 2.000.000đ cho anh C. Nay do không hòa giải được nên ông không nhất trí bồi thường thiệt hại về cây cối cho nhà anh C số tiền 2.000.000đ.
Tại bản tự khai, biên bản hòa giải, tại phiên tòa bị đơn anh Nguyễn Hữu C trình bày: Vườn của nhà anh trồng bưởi, nhãn (trồng đã 3 năm), mí a (chưa cho thu hoạch), ông L nuôi nhiều trâu và trâu nhà ông Long hay sang vườn nhà anh phá hoại, đã nhiều lần anh phải nhắc, đuổi trâu đi, ông L lại xin gia đình anh.
Buổi trưa ngày 18/7/2017 khi anh đang dọn vườn thì trâu nhà ông L lại chạy sang vườn nhà anh và phá vườn (khoảng 6,7 con). Do nóng giận nhiều lần bị trâu phá vườn, anh phi con dao làm vườn đang cầm ở tay vào đàn trâu thì trúng vào mông con trâu nghé, anh không xác định có làm bị thương trâu nghé hay không.
Sau sự việc anh đã sang xin lỗi ông L, ông L yêu cầu bồi thường 12.000.000đ, ông nội và mẹ anh xin bồi thường 7.000.000đ thì ông L không nhất trí, yêu cầu bồi thường 10.000.000đ nhưng trừ 2.000.000đ bồi thường cây cối cho gia đình anh, còn lại 8.000.000đ. Anh đồng ý bồi thường 8.000.000đ nhưng ông nội và mẹ không đồng ý. Nay ông L lại yêu cầu bồi thường 13.400.000đ anh không đồng ý, yêu cầu giải quyết theo quy định của pháp luật.
Tại phiên tòa anh L chỉ nhất trí bồi thường tiền thuốc chữa vết thương cho trâu là 2.000.000đ.
Sau khi xảy ra sự việc 5 ngày anh có báo với chính quyền xóm, xã về việc vườn bị trâu nhà ông L phá hoại, xóm xã có cử người về xem xét và có lập biên bản về vườn bị phá hoại, thống kê tài sản bị thiệt hại. Về thiệt hại cây cối trong vườn đến nay anh không có đề nghị gì, nhưng anh yêu cầu xem xét lỗi của ông L do đã thả trâu sang vườn nhà anh và phá hoại cây cối.
Tại bản tự khai, tại phiên tòa người có quyền và nghĩ a vụ liên quan bà Nguyễn Thị H (mẹ anh C) trình bày: vườn nhà bà giáp vườn nhà ông L, nhà ông L nuôi một đàn trâu, chăn nhưng không trông nom nên thường sang vườn nhà bà phá hoại cây ăn quả gia đình trồng. Sự việc buổi trưa ngày 18/7/2017, trâu nhà ông L lại sang vườn phá cây thì bị C (là con trai bà) đuổi ném dao theo không may trúng vào con trâu nghé.
Nay ông L yêu cầu anh C bồi thường con trâu nghé bà không đồng ý. Bà không yêu cầu giải quyết bồi thường về cây cối đã bị trâu của gia đình ông L phá hoại.
Người có quyền và nghĩa vụ liên quan chị Phạm Thị H (vợ anh C) vắng mặt, không có ý kiến trình bày.
Những người làm chứng trình bày:
- Ông Ngô Duy Đ, trưởng xóm T trình bày: Buổi trưa ngày 18/7/2017 ông Tạ Hải L có đơn trình báo công an xóm về việc con trâu nghé gia đình ông bị anh C chém. Xóm đã phối hợp cùng công an xóm giải quyết. Quá trình hòa giải anh C thừa nhận đã chém con trâu nghé nhà ông L, hai bên thỏa thuận mức giá bồi thường là 10.000.000đ, ông L thống nhất trừ 2.000.000đ do anh C bị thiệt hại về cây cối do bị trâu phá hoại, do vậy xóm đã không lập biên bản hiện trường về thiệt hại cây cối bị trâu nhà ông L phá hoại. Còn về thiệt hại cây cối nhà anh C là có nhưng không được kiểm đếm và không lập biên bản do gia đình không yêu cầu.
Trước khi xảy ra sự việc trâu nhà ông L bị anh C chém, chính quyền xóm không nhận được tin báo cũng như đơn đề nghị của gia đình anh C về việc trâu nhà ông L thường xuyên sang vườn nhà anh C phá hoại cây cối.
- Ông Nguyễn Mạnh H, công an viên xã P trình bày: hồi 12 giờ 30’, ngày 18/7/2017 công an xóm T nhận được đơn trình báo cùa ông Tạ Hải L về việc con trâu nghé 18 ngày tuổi của ông bị anh Nguyễn Hữu C dùng dao chém. Ông cùng trưởng xóm đến hiện trường lập biên bản sự việc và xem xét vết thương trên thân con trâu nghé, thấy phía mông bên phải (vị trí tam sơn) có vết rách dài khoảng 23cm, rộng 1,3cm; chân sau (bên phải) bị co do bị chém.
Về hiện trường: giáp đất nhà ông L và anh C nơi có vết máu của trâu bị chém thấy có vài ngọn sắn, một số ngọn cỏ voi ở bờ rào bị trâu ăn. Về thiệt hại cây cối, anh C xác định trâu đã sang bên vườn anh và bị anh đuổi ra khỏi vườn. Quá trình đuổi trâu anh đã quăng dao và trúng vào con trâu nghé, thiệt hại về cây cối không xác định do anh C không yêu cầu.
Một thời gian sau khi sự việc xảy ra ông L có đơn trình báo về việc con trâu nghé sau khi bị chém đã chữa trị nhưng không khỏi, ông báo công an xóm đề nghị được bán trâu và ông đã đồng ý. Nhưng ông bán cho ai, giá bao nhiêu ông không nắm được.
- Anh Phạm Tín V khai: thời gian cuối năm 2017 anh có bán thuốc thú y cho ông Tạ Hải L. Ông L nói trâu nhà ông bị chém nên anh bán cho ông L thuốc như ông L trình bày. Hóa đơn ông L xuất trình tại Tòa án là do anh kê, trị giá tiền thuốc là 1.680.000đ. Anh xác định ông L đến quầy của anh mua thuốc, anh không đến khám bệnh cho trâu.
- Ông Hoàng Văn T trình bày: ông làm nông nghiệp nhưng thỉnh thoảng có buôn trâu. Về thời gian ông không nhớ, ông có mua của ông L 01 con trâu nghé với giá tiền là 500.000đ, trâu đang bị ốm, ông L nói trước đó trâu nghé bị thương, ông mua về đến nhà thì chết nên đã thịt.
- Bà Tô Thị H trình bày: bà có điều trị 01 con trâu nghé mới 18 ngày tuổi bị chém của nhà ông L, gồm: khâu vết thương, điều trị kháng sinh. Tổng số tiền điều trị và tiền thuốc là 500.000đ, ông L đã thanh toán đủ.
- Ông Lương Đình H trình bày: ông được biết ông L bán trâu cho anh S (tức T) là người buôn trâu với giá 2.500.000đ, khi bán con trâu vẫn còn sống.
Tại phiên toà, đại diện VKS nhân dân thị xã Phổ Yên phát biểu quan điểm:
- Việc tuân theo pháp luật trong thời gian chuẩn bị xét xử: Thẩm phán được phân công thụ lý giải quyết vụ án đã thực hiện đúng, đầy đủ quy định tại Điều 26, 35, 39 Bộ luật tố tụng Dân sự về thẩm quyền thụ lý; Điều 68 về xác định tư cách tham gia tố tụng; Điều 96, 97 BLTTDS về xác minh, thu thập, giao nhận chứng cứ; Điều 195, 196 BLTTDS về việc thụ lý, giao nhận Thông báo thụ lý vụ án cho VKS và đương sự; Điều 203 về thời hạn chuẩn bị xét xử; Điều 205, 208, 209, 210, 211 BLTTDS về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
- Việc tuân theo pháp luật của Hội đồng xét xử, Thư ký tại phiên tòa: Hội đồng xét xử đã tuân theo đúng các quy định của BLTTDS về việc xét xử sơ thẩm vụ án.
- Việc tuân theo pháp luật tố tụng của người tham gia tố tụng dân sự trong quá trình giải quyết vụ án, kể từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án.
Đối với đương sự: Từ khi thụ lý vụ án nguyên đơn, bị đơn, đã thực hiện đúng quy định tại Điều 70, Điều 71, Điều 72, Điều 75,76, 86 BLTTDS năm 2015 và cũng tại phiên tòa hôm nay nguyên đơn, bị đơn, người có quyền nghĩa vụ liên quan đã thực hiện đúng quy định tại Điều 234 BLTTDS năm 2015.
Ý kiến giải quyết vụ án:
Về Căn cứ điều áp dụng điều 584, 585, 589 Bộ luật Dân sự, điều 26, 35, 39, 266 BLTTDS năm 2015; điều 26 nghị quyết 326 của UBTVQH ngày 30/12/2016, đề xuất:
- Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông L
- Về số tiền yêu cầu bồi thường: chấp nhận giá trị thiệt hại con trâu nghé bằng 50% giá trị con trâu nghé phát triển bình thường và tiền thuốc chữa trị, trừ đi số tiền ông L đã bán trâu và một phần lỗi của ông L do để trâu sang phá hoại cây cối nhà anh C.
- Về án phí, chi phí tố tụng khác: ông L, anh C phải chịu án phí dân sự sơ thẩm và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên toà, căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà, sau khi nghe phát biểu của đại diện Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử nhận định:
[1]. Về tố tụng:
[1.1]. Thủ tục thụ lý đơn khởi kiện: Ông Tạ Hải L khởi kiện yêu cầu anh Nguyễn Hữu C bồi thường thiệt hại tài sản là trị giá 01 con trâu nghé 18 ngày tuổi cùng các chi phí chăm sóc trâu, lý do anh C đã chém trâu của gia đình ông. Sự việc xảy ra tại xóm T, xã P, thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên, anh C và ông L đều có hộ khẩu tại xóm T, xã P, thị xã Phổ Yên. Căn cứ quy định tại điều 26, 35, 39, 40 Bộ luật tố tụng Dân sự, vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Tại phiên tòa ngày 8/8/2018, đại diện Viện kiểm sát nhân dân thị xã Phổ Yên, ông Tạ Hải L đề nghị chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án đến Công an thị xã Phổ Yên giải quyết, do có dấu hiệu về hành vi “Hủy hoại tài sản”. Tòa án nhân dân thị xã Phổ Yên đã có Quyết định chuyển vụ án số 04/QĐ-CVA ngày 8/8/2018 đến Công an thị xã Phổ Yên giải quyết theo thẩm quyền. Ngày 10/10/2018 Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thị xã Phổ Yên đã có thông báo số 987/CSĐT, thông báo về việc không khởi tố vụ án hình sự, lý do “Hành vi không cấu thành tội phạm”. Ngày 11/4/2019 ông Tạ Hải L tiếp tục có đơn khởi kiện vụ án Dân sự tại Tòa án. Tòa án nhân dân thị xã Phổ Yên tiếp tục thụ lý, giải quyết vụ án theo thẩm quyền.
[1.2]. Về sự vắng mặt của người có quyền và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng tại phiên tòa: Tại phiên tòa ngày hôm nay vắng mặt người có quyền và nghĩa vụ liên quan, chị Phạm Thị H (vợ anh C); những người làm chứng là ông Lương Đình H, anh Phạm Tín V, anh Hoàng Văn T, bà Tô Thị H, anh Lê Xuân H. Người có quyền và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng đã được thông báo hợp lệ nhưng vắng mặt, căn cứ điều 227, 229 Bộ luật tố tụng dân sự, Hội đồng xét xử quyết định xét xử vắng mặt người có quyền nghĩa vụ liên quan; người làm chứng trên là đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.
[1.2] Về quan hệ pháp luật tranh chấp: Tòa án thụ lý vụ án, xác định quan hệ pháp luật phải giải quyết là “Kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại tài sản” là có căn cứ.
[2]. Về nội dung:
[2.1] Theo lời trình bày của nguyên đơn, khoảng 11 giờ ngày 18/7/2017 ông Tạ Hải L buộc đàn trâu của gia đình ở vườn, cách vườn của 1 hộ gia đình khác là vườn nhà anh Nguyễn Hữu C. Ông L cho rằng, sau khi buộc trâu ông quay về nhà để xúc phân, khoảng 25 phút sau ra không thấy trâu ở nơi buộc và thấy cặp trâu mẹ con chạy từ hướng vườn nhà anh C về, trâu nghé bị chém vào mông.
Anh Nguyễn Hữu C thừa nhận do đàn trâu nhà ông L sang nhà anh phá vườn cây nhiều lần, đã nhắc ông L nhưng không được. Lần này do nóng giận nên anh đã đuổi trâu và quăng dao theo nên trúng con trâu nghé. Vết thương con trâu nghé được xác định là do anh C gây nên.
Sau khi trâu bị thương ông L đã gọi bác sỹ thú y đến khâu vết thương (bà Tô Thị S), mua thuốc về điều trị (của anh Phạm Tín V). Nhưng ông L cho rằng ông chạy chữa đến ngày 18/12/2017 do trâu không khỏi nên đã bán trâu cho anh Hoàng Văn S với giá 500.000đ. Anh C cho rằng ông L bán trâu giá 2.500.000đ.
Quá trình hòa giải tại xóm ông L yêu cầu bồi thường số tiền 10.000.000đ, trừ 2.000.000đ do lỗi để trâu phá hoại vườn nhà anh C, anh C nhất trí. Do hai gia đình đã thỏa thuận bồi thường nên công an và xóm đã không lập biên bản hiện trường cây cối bị trâu phá hoại, chỉ xác định vết thương của trâu. Nhưng sau đ ó thỏa thuận không được anh C không thực hiện, ông L khởi kiện vụ án Dân sự tại Tòa án.
[2.2] Tại phiên tòa ông L, người liên quan bà Lê Thị K (vợ ông L) yêu cầu bồi thường về con trâu nghé theo như kết quả định giá, không nhất trí bồi thường về cây cho gia đình anh C.
Anh C không nhất trí với yêu cầu của ông L
[2.3] Hội đồng xét xử xét thấy: Việc anh C dùng dao “quăng” vào con trâu và gây vết thương ở mông (vị trí tam sơn) cho con trâu nghé 18 ngày tuổi của gia đình ông L là sự thực và được anh C thừa nhận. Sau khi trâu bị thương ông L đã có thời gian chữa trị cho trâu, đây là sự thực, được thừa nhận, không phải chứng minh.
Ông L cho rằng chữa trị được một thời gian, do vết thương quá nặng nên không chữa được nên ông đã báo công an viên xóm cho bán trâu và được chấp nhận, ông đã bán trâu cho ông Hoàng Văn T với giá 500.000đ. Ông H - Công an viên xóm T xác nhận có sự việc ông L báo công an đề nghị bán trâu, ông đồng ý, nhưng không đến xem xét cụ thể. Như vậy, ông L không tự ý bán trâu, người mua trâu, giá trâu cũng được người mua xác nhận, cần chấp nhận việc ông L đã bán trâu giá 500.000đ. Việc anh C cho rằng có người biết con trâu ông L bán giá 2.500.000đ là không có cơ sở.
Về giá trị con trâu nghé: Hội đồng định giá tài sản thị xã Phổ Yên ngày 12/6/2018 đã tham khảo ý kiến của đại diện UBND xã P, chính quyền xóm T , các ban ngành liên quan đã xác định giá trị tài sản thiệt hại như sau:
- Con trâu nghé 18 ngày tuổi là 4.393.300đ.
- Thuốc điều trị vết thương: 1.100.000đ
- Công chăm sóc: 20.000đ x 160 ngày = 3.200.000đ
Tổng cộng: 8.693.300đ Tại phiên tòa ngày hôm nay, Hội đồng định giá tài sản Ủy ban nhân dân thị xã Phổ Yên giải thích về kết quả định giá như sau:
- Về Biên bản định giá ngày 12/6/2018 của Hội đồng định giá tài sản thị xã Phổ Yên đã định giá về giá trị con trâu nghé 18 ngày tuổi dựa trên các tính toán: theo tham khảo về giá thực tế tại địa phương, không xác định được giá trị của 01 con trâu nghé 18 ngày tuổi. Tính đến thời điểm ngày ông L bán trâu, con trâu nghé được 5 tháng 28 ngày. Hội đồng định giá xác định giá trị của 01 con trâu độ tuổi 5 tháng 28 ngày (ở điều kiện chăm sóc, phát triển bình thường) trừ đi công chăm sóc (bao gồm: thuốc thú y, thức ăn, công chăm sóc), định giá 01 con trâu con 18 ngày tuổi trị giá 4.393.300đ.
- Về định giá theo yêu cầu của Công an thị xã Phổ Yên: căn cứ Công văn số 82/CSĐT ngày 04/9/2018 của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thị xã Phổ Yên, về Yêu cầu định giá tài sản. Nội dung yêu cầu“Xác định giá trị thiệt hại đối với con trâu con, bị thương ở vùng mông bên phải, vết thương dài khoảng 23cm, rộng khoảng 13cm”.
Theo yêu cầu định giá như vậy, đối chiếu với quy định về nguyên tắc, căn cứ định giá tài sản trong tố tụng hình sự thì không có đủ cơ sở để định giá. Tại Công văn số 04/HĐĐGTS, ngày 21/9/2018 của Hội đồng định giá tài sản Ủ y ban nhân dân thị xã Phổ Yên đã trả lời: “... con trâu nghé hiện tại không còn ... hồ sơ liên quan không xác định được thời gian điều trị để vết thương của con trâu nghé khỏi. Biên bản ghi lời khai không có đủ cơ sở để xác định giá trị của vết thương. Do vậy, Hội đồng định giá trong tố tụng thị xã Phổ Yên không có đủ cơ căn cứ xác định được giá trị thiệt hại của vết thương vùng mông của con trâu nghé ...”.
Đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại của ông L, Hội đồng xét xử thấy cần chấp nhận các khoản bồi thường sau:
- Trị giá con trâu nghé là: 4.393.300đ
- Tiền thuốc điều trị vết thương: 1.100.000đ
- Công chăm sóc trâu nghé bị thương (từ ngày 18/7/2017 đến ) là 160 ngày x 20.000đ/ngày = 3.200.000đ Cộng: 8.693.300đ Tuy nhiên, Hội đồng xét xử cũng xét thấy: việc ông L chăn trâu đã để trâu chạy sang vườn nhà anh C là sự thực. Về thiệt hại, do khi xảy ra sự việc, giữa 2 gia đình tự thỏa thuận bồi thường được, do vậy chính quyền xóm đã không tiến hành công tác kiểm đếm thiệt hại là cây cối trong vườn nhà anh C, bà H mà chỉ xem xét về vết thương của con trâu bị chém; Quá trình giải q uyết vụ án tại Tòa án, anh C, bà H cũng không có yêu cầu phản tố đối với thiệt hại cây cối trong vườn của gia đình, cho rằng đã bị đàn trâu của gia đình ông L phá hoại, nhưng yêu cầu xem xét về lỗi của ông L khi để trâu của gia đình vào vườn nhà anh C phá hoại nhiều lần, gây bức xúc và dẫn đến sự việc anh C quăng dao vào con trâu nghé, gây thương tích cho trâu. Yêu cầu này hoàn toàn phù hợp, cần chấp nhận. Trước đó, ông L thỏa thuận lỗi thiệt hại là 2.000.000đ (hai triệu đồng), nay cần thiết buộc ông L có trách nhiệm với lỗi của mình là 2.000.000đ Sau khi chữa trị cho trâu không khỏi, ông L đã bán trâu cho anh Hoàng Văn T được 500.000đ, đây là trị giá một phần của con trâu ông L đang sử dụng, cũng cần trừ vào số tiền anh C có trách nhiệm phải bồi thường.
Như vậy: Số tiền thực tế ông L được bồi thường là: 8.693.300đ - (500.000đ + 2.000.000đ) = 6.193.300đ (sáu triệu một trăm chín mươi ba ngàn ba trăm đồng) Quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân thị xã Phổ Yên về mức bồi thường cho ông Tạ Hải L là có căn cứ, cần chấp nhận.
Về chi phí định giá, thẩm định: do ông L và anh C cùng có lỗi đối với thiệt hại nên cùng phải chịu chi phí định giá tài sản.
Về án phí: anh Nguyễn Hữu C phải chịu án phí đối với khoản tiền phải bồi thường. Cụ thể: (6.193.300đ x 5%) = 309.600đ Ông Tạ Hải L phải chịu án phí đối với số tiền không được chấp nhận là 300.000đ án phí DSST.
Vì các lẽ trên
QUYẾT ĐỊNH:
Áp dụng điều 26, 35, 39, 40, 220 BLTTDS năm 2015; điều 5, 584, 585, 589,603 của BLDS năm 2015. Nghị quyết số 326/2016/UBNTQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.
Tuyên xử:
1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Tạ Hải L. Buộc anh Nguyễn Hữu C có trách nhiệm bồi thường thiệt hại tài sản (01 con trâu con) cho ông Tạ Hải L số tiền 6.193.300đ (sáu triệu một trăm chín mươi ba ngàn ba trăm đồng).
Về chi phí định giá: ông Tạ Hải L, anh Nguyễn Hữu C mỗi người phải chịu 1.000.000đ (một triệu đồng) tiền chi phí định giá tài sản. Ông L đã nộp tạm ứng chi phí định giá 2.000.000đ (hai triệu đồng), được hoàn trả lại 1.000.000đ do anh C có trách nhiệm trả.
Kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án, mà người phải thi hành án không thanh toán các khoản tiền trên thì còn phải chịu lãi xuất chậm trả tại thời điểm thanh toán theo quy định tại điều 357 và 468 của BLDS.
2. Án phí:
- Anh Nguyễn Hữu C phải chịu 309.600đ án phí DSST - Ông Tạ Hải L phải chịu án phí về khoản bồi thường không được chấp nhận là 300.000đ. Được trừ vào khoản tạm ứng án phí đã nộp là 300.000đ tại biên lai thu số 0008437 ngày 09/01/2018 của Chi cục thi hành án dân sự thị xã Phổ Yên.
Án xử công khai sơ thẩm, các đương sự có mặt có quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án; đương sự vắng mặt có quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận tống đạt bản án hoặc bản án được niên yết.
Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6,7 và 9 Luật thi hành án dân sự, thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự./.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!