Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Hiển thị 1-20 trong 205 thuật ngữ
Stt | Thuật ngữ | Mô tả / Định nghĩa | Nguồn |
---|---|---|---|
181 | Vùng kinh tế - xã hội | là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, gồm một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các hoạt động kinh tế - xã hội tương đối độc lập, thực hiện sự phân công lao động xã hội của cả nước. Đây là loại vùng phục vụ việc hoạch định chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo lãnh thổ cũng như để quản lý các quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên mỗi vùng của đất nước. | 92/2006/NĐ-CP |
182 | Vùng kinh tế trọng điểm | là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia gồm một số tỉnh, thành phố hội tụ được các điều kiện và yếu tố phát triển thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn, giữ vai trò động lực, đầu tàu lôi kéo sự phát triển chung của cả nước. | 140/2006/NĐ-CP |
183 | Vùng neo đậu | là phần giới hạn thuộc vùng nước cảng biển để tàu thuyền neo đậu chờ cập cầu, cập tàu chứa dầu khí, chờ vào khu chuyển tải, chờ đi qua luồng hoặc thực hiện các dịch vụ hàng hải liên quan khác. | 71/2006/NĐ-CP |
184 | Vùng nước bến thủy nội địa | là các vùng nước trước bến và vùng neo đậu phương tiện, luồng vào bến (nếu có). | 07/2005/QĐ-BGTVT |
185 | Vùng nước cảng | "là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch; vùng để xây dựng luồng cảng biển và các công trình phụ trợ khác." | 71/2006/NĐ-CP |
186 | Vùng nước cảng thủy nội địa | là các vùng nước trước cầu cảng, vùng neo đậu phương tiện và luồng vào cảng, vùng nước giành cho dịch vụ cung ứng, vùng chuyển tải hàng hóa (nếu có). | 07/2005/QĐ-BGTVT |
187 | Vùng nước đậu tàu | là vùng nước trước cầu bến, vùng nước bố trí neo đậu tàu, luồng vào khu neo đậu tàu và vùng nước dành cho cung ứng, dịch vụ hậu cần. | 27/2005/QĐ-BTS |
188 | Vùng nước lịch sử | Vịnh, eo biển, vùng biển nằm sát bờ biển của quốc gia có biển đã thực hiện việc kiểm soát vùng nước đó trong một thời kỳ lịch sử lâu dài, có ý nghĩa đặc biệt về mặt kinh tế và quân sự đối với nước đó. Chế độ pháp lý đối với vùng nước lịch sử là chế độ pháp lý của vùng nước nội thủy. Vùng nước lịch sử của các quốc gia được thừa nhận về mặt lý luận cũng như về mặt công pháp quốc tế. | Từ điển Luật học trang 572 |
189 | Vùng nuôi tôm | là một vùng đất để nuôi trồng thuỷ sản, có từ 02 cơ sở nuôi tôm trở lên, không phân biệt địa giới hành chính và hình thức nuôi, cùng sử dụng chung nguồn nước cấp và hệ thống thải nước. | 06/2006/QĐ-BTS |
190 | Vùng nuôi tôm an toàn | là vùng nuôi tôm có 100% số cơ sở nuôi tôm trong vùng áp dụng GAP hoặc CoC, trong đó có ít nhất 80% số cơ sở đã được cấp Giấy Chứng nhận cơ sở nuôi tôm an toàn và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vùng nuôi tôm đạt tiêu chuẩn GAP hoặc CoC (gọi chung là Giấy Chứng nhận vùng nuôi tôm an toàn). | 06/2006/QĐ-BTS |
191 | Vùng phi hạt nhân | Vùng bao gồm hai hoặc nhiều hơn quốc gia có sự tiếp giáp biên giới quốc gia với nhau cùng cam kết và tuyên bố là không vũ trang, không làm nơi chứa đựng, tàng trữ, không nghiên cứu sản xuất, không tiến hành thử nghiệm vũ khí bao gồm cả thử nghiệm ở mặt đất, trong khí quyển hay dưới lòng đất, không sử dụng vũ khí hạt nhân. Vùng phi hạt nhân được thành lập bằng một hiệp ước giữa các nước thành viên và được công bố công khai. Việc ngày càng có nhiều nước cùng cam kết là lãnh thổ của họ, bao gồm vùng đất, vùng trời, vùng biển, là vùng phi hạt nhân chứng tỏ cuộc đấu tranh gìn giữ hòa bình, ngăn ngừa cho thế giới tránh khỏi thảm họa của vũ khí hạt nhân là xu thế tất yếu. Các nước có vũ khí hạt nhân phải tôn trọng các Hiệp ước về vùng phi hạt nhân dưới hình thức là nghị định thư kèm theo hiệp ước đó. | Từ điển Luật học trang 572 |
192 | Vùng phục hồi sinh thái | Là vùng được quản lý, bảo vệ và tổ chức các hoạt động nhằm duy trì chất lượng các hệ sinh thái, nguồn lợi sinh vật hiện có, đảm bảo khả năng phục hồi hệ sinh thái, đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản tự nhiên. | 54/2007/QĐ-UBND |
193 | Vùng quay trở tàu | là phần giới hạn thuộc vùng nước cảng biển để tàu thuyền quay trở. | 71/2006/NĐ-CP |
194 | Vùng than | là một phần của bể than được phân định quy ước chủ yếu theo yếu tố địa lý và các yếu tố địa chất. | 25/2007/QĐ-BTNMT |
195 | Vùng thông báo bao | là khu vực trên không có giới hạn xác định mà tại đó một quốc gia cung cấp các dịch vụ quản lý hoạt động bay. | 63/2005/QĐ-BGTVT |
196 | Vùng thông báo bay (FIR) | Một vùng trời có giới hạn xác định trong đó có cung cấp dịch vụ thông báo bay và dịch vụ báo động. | 12/2007/QĐ-BGTVT |
197 | Vùng tiếp giáp lãnh hải | Vùng biển nằm kề sát với ranh giới phía ngoài lãnh hải của quốc gia có biển, Công ước về luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc công nhận các quốc gia có biển được quy định chiều rộng vùng tiếp giáp lãnh hải là 12 hải lý và chạy song song với đường cơ sở của quốc gia đó. Nước ven biển có quyền tiến hành việc kiểm soát người và tàu thuyền nước ngoài trên vùng tiếp giáp lãnh hải thuộc chủ quyền của mình nhằm ngăn ngừa những vụ vi phạm pháp luật hải quan, tài chính, y tế hay nhập cư bất hợp pháp hoặc đuổi bắt, trừng trị những vụ vi phạm pháp luật đã xảy tra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải nước mình. Ngày 12/5/1957 Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra tuyên bố quy định vùng tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam có chiều rộng là 12 hải lý tính từ mép phía ngoài của lãnh hải nhằm bảo đảm an ninh, chủ quyền của Việt Nam. | Từ điển Luật học trang 573 |
198 | Vùng tìm kiếm, cứu nạn (Search and rescue region) | là khu vực có kích thước xác định trong đó được cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn. | 26/2007/QĐ-BGTVT |
199 | Vùng tránh bão | là phần giới hạn thuộc vùng nước cảng biển để tàu thuyền neo đậu tránh bão. | 160/2003/NĐ-CP |
200 | Vùng trời | Khoảng không bên trong đường biên giới quốc gia. Giới hạn bên ngoài vùng trời của một quốc gia được xác định bởi mặt phẳng thẳng đứng, vuông góc từ đường biên giới quốc gia trên đất liền, từ ranh giới phía ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải của đất liền và các hải đảo hướng lên khoảng không vũ trụ. Đa số các nước trên thế giới xác định độ cao cùng vùng trời là 100 đến 110 km từ mực nước biển trở lên. Vùng trời là một trong ba bộ phận hợp thành lãnh thổ quốc gia: vùng đất, vùng biển, vùng trời. Khái niệm và các chế định pháp lý của vùng trời được hình thành từ cuối thế kỷ thứ 19 khi xuất hiện các thiết bị bay. Các quốc gia đều có chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và toàn vẹn đối với vùng trời của mình. Xâm phạm vùng trời được công pháp quốc tế thừa nhận là xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia. | Từ điển Luật học trang 573 |