Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 1.006 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
101Tạm ngừng thời hiệuTrường hợp đối với thời hiệu đang trong tiến trình phát sinh, không tính một khoảng thời gian do pháp luật quy định, thời gian trước đó được tính và lại tính từ sau khi hết thời gian không tính. Vd. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế là 10 năm, thừa kế đã mở, người chưa thành niên trong diện thừa kế đã có người đại diện, nhưng ít lâu sau, người đại diện chết, chưa cử được người thay thì thời gian tạm ngừng thời hiệu là 1 năm để có điều kiện cử người thay đại diện khác (Điều 648 - Bộ luật dân sự). Tạm ngừng thời hiệu khác với gián đoạn thời hiệu (x. Thời hiệu).Từ điển Luật học trang 449
102Tạm nhập tái xuấtlà việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực Hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.15/2006/QĐ-BNN
103Tạm nhập, tái xuất hàng hóalà việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.36/2005/QH11
104Tầm nhìn đường cất hạ cánh(Runway visual range): Khoảng cách mà người lái khi đang ở trên trục đường cất hạ cánh có thể nhìn thấy những dấu hiệu kẻ trên lớp phủ đường cất hạ cánh, đèn lề hoặc đèn tim đường cất hạ cánh.12/2007/QĐ-BGTVT
105Tầm nhìn ngang khí tượng (Visibility)"Tầm nhìn đối với hàng không được định nghĩa như sau: a) Khoảng cách lớn nhất mà vật màu đen có kích thước rõ ràng nằm gần mặt đất có thể được nhìn, nhận ra trên nền trời sáng; b) Khoảng cách lớn nhất mà nguồn sáng trong khu vực lân cận có cường độ 1000 candelas có thể nhìn, nhận ra trên nền trời tối."12/2007/QĐ-BGTVT
106Tầm nhìn thịnh hành(Prevailing visibility): Là trị số tầm nhìn chiếm bằng hoặc hơn nửa vòng tròn nằm ngang hoặc một nửa bề mặt cảng hàng không, sân bay. Vùng này có thể là những phân khu liên tục hoặc không liên tục.12/2007/QĐ-BGTVT
107Tầm nhìn xalà khoảng cách tối thiểu nhìn thấy ánh sáng đèn vào ban đêm và nhìn thấy dấu hiệu, cờ hiệu bằng mắt thường trong điều kiện thời tiết bình thường vào ban ngày.30/2004/QĐ-BGTVT
108Tâm pha (Phase center)Là nơi chuyển các tín hiệu sóng thành các tín hiệu mạch điện.06/2009/TT-BTNMT
109Tầm phủ thông báo tin tức hàng không(AIS coverage) là phạm vi cung cấp tin tức hàng không cho chặng bay đầu tiên của các chuyến bay xuất phát từ Việt Nam.21/2007/QĐ-BGTVT
110Tam quyền phân lập"(cg. Phân chia ba quyền), thuyết của một số nhà tư tưởng phương Tây chủ trương quyền lực nhà nước phải được phân chia làm ba quyền (lập pháp, hành pháp, tư pháp) do ba tổ chức độc lập với nhau nắm giữ và kiểm soát lẫn nhau thì mới có dân chủ. Ra đời ở thế kỷ 18, thuyết này phản ánh cuộc đấu tranh của tầng lớp thị dân (tiền thân của giai cấp tư sản) chống lại tình trạng độc đoán, chuyên quyền do quyền lực tập trung tất cả vào tay một người (vua) hay một nhóm người quý tộc trong nhà nước phong kiến, và đã có tác dụng thúc đẩy các cuộc cách mạng tư sản lật đổ giai cấp phong kiến. Giai cấp tư sản Pháp đã ghi việc ""phân chia ba quyền"" trong Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789 là một nguyên tắc hiến pháp của việc tổ chức nhà nước. Nhưng mặt khác cũng có nhiều luật gia phương Tây quan niệm đây chỉ là nguyên tắc phân công trong bộ máy nhà nước tư sản, vì quyền lực nhà nước nào cũng là quyền lực giai cấp có tính thống nhất không thể phân chia. Quyền lực nhà nước Việt Nam thuộc về nhân dân, tập trung và thống nhất vào quốc hội, quốc hội phân công cho các cơ quan nhà nước thực hiện (xt. Quyền lực nhà nước)"Từ điển Luật học trang 446
111Tâm thần học tư phápMôn học khoa học nghiên cứu về các dạng bệnh tâm thần của con người cùng những ảnh hưởng, sự chi phối của các bệnh ấy đối với hành vi gây nguy hiểm cho xã hội của con người. Người bị bệnh tâm thần, không làm chủ được hành vi của mình mà gây nguy hiểm cho xã hội thì không bị coi là người phạm tội hình sự. Đối với họ phải áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc.Từ điển Luật học trang 451
112Tạm trúCư trú tạm thời, trong một thời gian ngắn tại một nơi nhất định. Người đến tạm trú ở nơi nào phải đến khai báo với chính quyền các địa phương về tên họ, nghề nghiệp, nơi cư trú thường xuyên, lý do và thời gian tạm trú. Hết thời gian tạm trú phải đến đăng ký lại nếu muốn tiếp tục tạm trú. Chính quyền địa phương không được cho phép những người phạm tội đang bị tòa án tuyên phạt cấm lưu trú đến tạm trú tại những nơi tòa án cấm lưu trú. Những người phạm tội đang bị truy nã thì chính quyền địa phương không cho phép tạm trú mà phải bắt ngay đến nơi giam giữ. Trong thời gian bầu cử quốc hội, những người tạm trú có quyền xin đăng ký tham gia bầu cử tại địa phương nơi mình tạm trú.Từ điển Luật học trang 449
113Tạm ướcSự thỏa thuận tạm thời giữa hai hay nhiều quốc gia về những vấn đề cần phải được giải quyết mà hoàn cảnh hiện tại chưa cho phép đạt được sự thỏa thuận dứt điểm, thì phải có một điều ước quốc tế để thay cho tạm ước. Vd. Tạm ước ngày 14.9.1946, giữa nước Việt Nam dân chủ cộng hòa với cộng hòa PhápTừ điển Luật học trang 449
114Tạm ước Việt - PhápLà thỏa ước tạm thời hai bên Việt - Pháp, ký tại Pari ngày 14.9.1946 có 11 khoản (điều) với nội dung: - Về chính trị: Hai bên thừa nhận cho kiều dân thuộc phía bên kia được cư trú trên lãnh thổ của mình, được hưởng mọi quyền lợi tự do dân chủ như người bản xứ. Pháp phải trả tự do cho những người Việt Nam bị bắt giữ vì lý do kháng chiến. Việt Nam không bắt giữ truy tố những người thân Pháp. - Về kinh tế: Hai bên thừa nhận cho kiều dân thuộc phía bên cư trú trên lãnh thổ của mình được hưởng những địa vị pháp lí, quyền tư hữu tài sản, quyền lao động, nộp thuế giống như người dân bản xứ. Việt Nam trả lại tài sản cho chủ sở hữu người Pháp bị tịch thu, tiến tới xác định và thực hiện một chế độ thuế quan, tiền tệ thống nhất cho cả 3 nước Đông Dương. - Về văn hóa: Cho phép mở trường học Pháp và dạy theo chương trình của Pháp tại Việt Nam. - Về quân sự: Đình chỉ xung đột quân sự giữa hai bên. Đàm phán Việt - Pháp sẽ được nối lại, chậm nhất vào tháng 1.1947 để bàn về một hiệp định chung, dứt khoát về những vấn đề như: ngoại giao, liên hiệp Pháp, liên bang Đông Dương, Nam Bộ, vv. Việt Nam ký với Pháp tạm ước ngày 14.9.1946 với nhiều nhân nhượng nhằm mục đích tránh khỏi tai họa chiến tranh mà cả hai nước vừa thoát ra khỏi trong cuộc Chiến tranh thế giới II (1939 - 1945) Pháp ký với Việt Nam Tạm ước ngày 14.9.1946 với lý do chuẩn bị thêm điều kiện chính trị và thực lực để trở lại Việt Nam với những đặc quyền, đặc lợi như cũ vì Pháp không đủ sức để thôn tính nhanh chóng Việt Nam.Từ điển Luật học trang 449
115Tâm xoáy thuận nhiệt đới
116Tạm xuất tái nhậplà việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực Hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam.15/2006/QĐ-BNN
117Tạm xuất, tái nhập hàng hóalà việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam.36/2005/QH11
118Tần suất rủi rolà khả năng, xác suất rủi ro có thể xảy ra.1700/QĐ-TCHQ
119Tận thulà việc thu gom cây gỗ nằm, cành, ngọn, gốc, rễ.40/2005/QĐ-BNN
120Tận thu gỗlà việc thu gom cây gỗ nằm, gỗ khô mục, lóc lõi, gỗ cháy, cành, ngọn, gốc, rễ cây với mọi kích thước, chủng loại.186/2006/QĐ-TTg