Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 1.006 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
981Tuyên bố mất tích"1. Khi một người biệt tích trong 6 tháng liền thì những người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt và quyết định quản lý tài sản của người đó (Điều 84 - Bộ luật dân sự). 2. Điều 85 - Bộ luật dân sự quy định việc quản lý tài sản của người vắng mặt như sau: a. Tài sản đã được người vắng mặt ủy quyền quản lý thì người được ủy quyền tiếp tục quản lý. b. Tài sản chung thì chủ sở hữu chung còn lại quản lý. c. Tài sản do vợ chồng đang quản lý thì vợ hoặc chồng tiếp tục quản lý; nếu vợ hoặc chồng đã chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì con đã thành niên hoặc cha mẹ của người vắng mặt quản lý. Nếu không có những người thuộc điểm a, b, c thì tòa án chỉ định một trong những người thân thích của người vắng mặt quản lý, nếu không có người thân thích thì cử người khác quản lý. 3. Theo các Điều 86, 87 - Bộ luật dân sự thì người quản lý tài sản của người vắng mặt có các quyền và nghĩa vụ: a. Giữ gìn, bảo quản tài sản của người vắng mặt. b. Cho bán ngay tài sản có nguy cơ bị hư hỏng. c. Trích một phần tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ của người vắng mặt. d. Giao lại tài sản khi người vắng mặt trở về. đ. Phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi trong việc quản lý. 4. Khi một người biệt tích đã 2 năm mà đã áp dụng biện pháp tìm kiếm mà không có kết quả thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, tòa án tuyên bố nguời đó. Tài sản của người bị tuyên bố mất tích vẫn được giao lại cho những người nói ở phần 2 quản lý. Sau khi tòa án đã tuyên bố mất tích thì chồng hoặc vợ người đó có quyền xin ly hôn. 5. Nếu người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó, tòa án hủy quyết định tuyên bố mất tích. Người đó được nhận lại tài sản, nhưng nếu vợ hoặc chồng người đó đã được tòa án cho ly hôn thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực."Từ điển Luật học trang 545
982Tuyên bố một người đã chết"1. Theo Điều 91 - Bộ luật dân sự thì người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong các trường hợp sau đây: a. Sau 3 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của tòa án có hiệu lực mà vẫn không có tin tức là còn sống. b. Mất tích trong chiến tranh, sau 5 năm kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức là còn sống. c. Bị tai nạn hoặc thảm họa thiên tai mà sau 1 năm kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt mà vẫn không có tin tức là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. d. Biệt tích đã 5 năm mà không có tin tức là còn sống hoặc đã chết. 2. Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết; nếu không xác định được ngày đó thì ngày mà quyết định của tòa án tuyên bố người đó là đã chết có hiệu lực pháp luật được coi là ngày người đó chết. 3. Tài sản của người bị tuyên bố đã chết được chia theo pháp luật về thừa kế. 4. Khi một người bị tuyên bố đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó đã chết. Tài sản thừa kế đã chia mà vẫn còn thì được trả lại cho người đó. Nếu vợ hoặc chồng của người đó đã kết hôn với người khác thì hôn nhân này vẫn có hiệu lực."Từ điển Luật học trang 546
983Tuyên bố một người mất tích"Là trường hợp khi một người biệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn hai năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng."33/2005/QH11
984Tuyến dẫn tàulà tuyến hành trình của tàu thuyền do hoa tiêu dẫn từ vùng đón trả hoa tiêu vào cầu cảng, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển của một cảng biển hoặc cảng dầu khí ngoài khơi thuộc vùng hoa tiêu bắt buộc.173/2007/NĐ-CP
985Tuyến du lịchlà lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không.44/2005/QH11
986Tuyển dụnglà việc tuyển người vào làm việc trong biên chế của cơ quan nhà nước thông qua thi hoặc xét tuyển.117/2003/NĐ-CP
987Tuyển dụng công chức dự bịlà việc tuyển người vào làm việc theo chế độ công chức dự bị thông qua thi hoặc xét tuyển.115/2003/NĐ-CP
988Tuyến đường sắtlà một khu đoạn hoặc nhiều khu đoạn liên tiếp tính từ ga đường sắt đầu tiên đến ga đường sắt cuối cùng.35/2005/QH11
989Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945"Văn kiện pháp lý, có tính chất cương lĩnh của ""Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam"" do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại quảng trường Ba Đình lịch sử ngày 2/9/1945, sau khi nhân dân Việt Nam lật đổ chế độ thực dân, phong kiến, thiết lập nền cộng hòa dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á. Mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chủ tịch đã viện dẫn: ""Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc"" (Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776) và ""Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi"" (Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791). Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 đã điểm lại quá trình đấu tranh gian khổ của dân tộc Việt Nam chống lại ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến và khẳng định Việt Nam đã ""thoát ly hẳn quan hệ với thực dân Pháp, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam"" và trịnh trọng tuyên bố rằng: ""Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy"". Sau ""Nam quốc sơn hà"" của Lý Thường Kiệt và ""Đại cáo bình Ngô"" của Nguyễn Trãi, Tuyên ngôn độc lập được coi là bản tuyên ngôn độc lập được coi là bản tuyên ngôn thứ ba của Việt Nam."Từ điển Luật học trang 547
990Tuyên ngôn về các nguyên tắc của Luật quốc tế"Văn bản đã được Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua bằng Nghị quyết 2625 ngày 24/10/1970. Nội dung của Tuyên ngôn nêu lên 7 nguyên tắc của Luật quốc tế về quan hệ giữa các quốc gia: 1) Kiềm chế việc đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực; 2) Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình; 3) Không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác; 4) Hợp tác giữa các quốc gia; 5) Tôn trọng quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc; 6) Tôn trọng quyền bình đẳng và chủ quyền của các quốc gia; 7) Nghiêm chỉnh chấp hành các nghĩa vụ quốc tế. Tuyên ngôn về các nguyên tắc của luật quốc tế ngày 20/10/1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc là thành tựu của quá trình đấu tranh lâu dài của các nước nhỏ, yếu, chậm phát triển chống lại sự nô dịch, xâm lược của các nước lớn, đánh dấu bước phát triển mới của công pháp quốc tế nhằm mục đích thiết lập một nền hòa bình, hữu nghị, lâu dài giữa các nước trên thế giới. Trong thực tiễn các nước mạnh, giàu thường vi phạm các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc công nhận. Cuộc đấu tranh nhằm thực thi các nguyên tắc của luật quốc tế còn vấp phải nhiều trở lực lớn trong một thời gian dài."Từ điển Luật học trang 548
991Tuyến nước ngoàilà tuyến hàng hải từ cảng biển Việt Nam đến một hoặc một số cảng biển nước ngoài và ngược lại.57/2001/NĐ-CP
992Tuyên truyền pháp luật"Phổ biến tinh thần và nội dung cơ bản của các văn bản pháp luật một cách trực tiếp hoặc qua các hình thức tác phẩm văn hóa, nghệ thuật trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tác động tới những đối tượng nhất định, trong đông đảo các tầng lớp nhân dân để nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật, nếp sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Theo Khoản 2 Điều 112 của Hiến pháp năm 1992 thì Chính phủ có nhiệm vụ ""tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục hiến pháp và pháp luật trong nhân dân""."Từ điển Luật học trang 548
993Tuyên truyền viên đồng đẳnglà người tự nguyện thực hiện công tác tuyên truyền, vận động và giúp đỡ cho các đối tượng có cùng cảnh ngộ, lối sống như mình hiểu và thực hiện các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS.108/2007/NĐ-CP
994Tuyệt chủng (Extinct-EX)một taxon được coi là tuyệt chủng khi không còn nghi ngờ là cá thể cuối cùng của taxon đó đã chết.82/2008/QĐ-BNN
995Tuyệt chủng ngoài thiên nhiên(Extinct in the wild-EW): một taxon được coi là tuyệt chủng ngoài thiên nhiên khi chỉ còn thấy trong điều kiện gây trồng, nuôi nhốt hoặc chỉ là một (hoặc nhiều) quần thể đã tự nhiên hóa trở lại bên ngoài vùng phân bố cũ.82/2008/QĐ-BNN
996Tuynel kỹ thuậtlà đường ngầm để lắp đặt các hệ thống đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật. Tuynel kỹ thuật phải đảm bảo các yêu cầu về thông hơi, chiếu sáng, phòng chống cháy nổ, thoát nước và có tiết diện tối thiểu để đảm bảo cho con người có thể thực hiện các nhiệm vụ lắp đặt, sửa chữa và bảo trì công trình.56/2009/QĐ-UBND
997TWR(Tower): Đài kiểm soát tại sân bay.12/2007/QĐ-BGTVT
998Tỷ giá hối đoáilà tỷ lệ giữa giá trị của đồng Việt Nam với giá trị của đồng tiền nước ngoài10/2003/QH11
999Tỷ giá quy đổi trạng thái của một ngoại tệlà tỷ giá bán giao ngay chuyển khoản giữa ngoại tệ đó với đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng vào cuối ngày làm việc.1081/2002/QĐ-NHNN
1000Tỷ lệ chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếulà số lượng cổ phiếu phổ thông mà chủ sở hữu trái phiếu nhận được khi thực hiện chuyển đổi một trái phiếu thành cổ phiếu.52/2006/NĐ-CP