Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 1.006 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
941Tự hủy hoại thân thểLà một trong những tội phạm hình sự thuộc loại tội vi phạm chức trách quân nhân. Tự hủy hoại thân thể là tự mình hoặc nhờ người khác gây ra cho cơ thể mình những thương tật, bệnh tật tạm thời hay vĩnh viễn nhằm thoái thác một nghĩa vụ quân sự hoặc nhiệm vụ chiến đấu.Từ điển Luật học trang 552
942Tự khắc phục hậu quả trong hoạt động xây dựnglà việc người có hành vi vi phạm quy định pháp luật về xây dựng gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của người khác, về môi trường, trật tự, an toàn xã hội, đã tự nhận trách nhiệm và tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả mà được bên bị thiệt hại chấp nhận cũng như pháp luật cho phép04/2007/TTLT-BXD-BCA
943Tự kiểm định chất lượng dạy nghềLà hoạt động tự đánh giá của chính cơ sở dạy nghề căn cứ vào hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành để chỉ ra các mặt mạnh, mặt yếu để từ đó xây dựng kế hoạch và các biện pháp thực hiện nhằm đáp ứng mục tiêu dạy nghề đã đề ra.08/2008/QĐ-BLĐTBXH
944Tư liệu hóa và xây dựng hồ sơ bảo quảnLà việc ghi chép, mô tả chi tiết, chụp ảnh, quay phim về các biện pháp kỹ thuật, vật liệu, qui trình bảo quản hiện vật và lập hồ sơ khoa học của hiện vật.47/2008/QĐ-BVHTTDL
945Tư liệu Khí tượng thủy văn"là dữ liệu, mẫu vật được thu thập, khai thác từ công trình KTTV và xử lý, lưu trữ dưới nhiều hình thức, gồm: - Các tư liệu điều tra cơ bản KTTV, môi trường không khí và nước ghi trên giấy hoặc trên các vật mang tin khác; - Các loại biểu đồ, bản đồ, ảnh thu từ vệ tinh, các loại phim, ảnh về KTTV; - Các thông số kỹ thuật về phương tiện đo đạc KTTV; - Các tài liệu về vị trí, ký hiệu và trị số mốc độ cao của công trình KTTV; - Các loại ấn phẩm về KTTV được phát hành nội bộ."24/2006/QĐ-BTNMT
946Tư liệu khí tượng thủy văn chuyên khảo"là tư liệu được xử lý, hệ thống hóa, tổng hợp, đúc kết thành quy luật hoặc kết luận khoa học trên cơ sở tư liệu gốc, tư liệu thứ cấp hoặc cả hai; là sản phẩm của đề tài, chương trình nghiên cứu, biên soạn tiêu chuẩn về KTTV; là tư liệu KTTV và tư liệu có liên quan mật thiết với tư liệu KTTV được thu thập trao đổi, hợp tác trong và ngoài nước."24/2006/QĐ-BTNMT
947Tư liệu Khí tượng thủy văn gốclà tư liệu do phương tiện đo, do con người quan trắc hoặc kết hợp giữa phương tiện đo với con người thu thập và ghi nhận trên các vật mang tin phổ thông, hiện đại trong quá trình quan trắc, điều tra, khảo sát KTTV.24/2006/QĐ-BTNMT
948Tư liệu khí tượng thủy văn hiện hànhlà tư liệu còn giá trị tra cứu cho yêu cầu hiện tại của cơ quan, đơn vị.24/2006/QĐ-BTNMT
949Tư liệu khí tượng thủy văn lưu trữ"là tư liệu đã kết thúc quá trình hình thành, có đầy đủ giá trị pháp lý quy định ở Điều 7 của ""Quy chế giao nộp, lưu trữ, bảo quản, khai thác tư liệu khí tượng thủy văn"" ban hành năm 1997 và đạt yêu cầu chuyên môn theo tiêu chuẩn hiện hành thuộc lĩnh vực KTTV."24/2006/QĐ-BTNMT
950Tư liệu Khí tượng thủy văn thứ cấplà tư liệu đã được xử lý, chỉnh biên hoặc tính toán từ tư liệu gốc theo quy trình, quy phạm, hướng dẫn kỹ thuật và được trình bày trên các vật mang tin.24/2006/QĐ-BTNMT
951Tự nguyện khắc phục hậu quảLà việc người có hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán gây thiệt hại về tài sản, về kinh tế, trật tự, ổn định xã hội đã tự nhận trách nhiệm và tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả mà được bên bị thiệt hại chấp nhận cũng như pháp luật cho phép.46/2009/TTLT-BTC-BCA
952Tự nguyện thi hành quyết địnhTrong thời hạn thi hành quyết định, cá nhân, tổ chức và các đối tượng liên quan chấp nhận thi hành các nội dung của quyết định có hiệu lực pháp luật.18/2008/QĐ-UBND
953Tư pháp"1. Theo thuyết tam quyền phân lập, tư pháp là một trong ba quyền của quyền lực nhà nước: lập pháp (làm pháp luật, ban hành pháp luật); hành pháp (thi hành pháp luật) và tư pháp (giữ gìn, bảo vệ pháp luật, xử lý các việc vi phạm pháp luật). Theo quan điểm của nhà nước Việt Nam, tư pháp chỉ công việc tổ chức giữ gìn, bảo vệ pháp luật. 2. Từ chung chỉ các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử hoặc tên cơ quan làm các nhiệm vụ về hành chính tư pháp, vd. bộ tư pháp, sở tư pháp... 3. Tư pháp còn gọi là luật tư. Các nhà luật học phương Tây chia các ngành luật của mỗi quốc gia thành hai hệ thống: a) Công pháp hay luật công gồm các ngành luật điều chỉnh quan hệ giữa nhà nước và tư nhân, tổ chức của tư nhân (hiến pháp, hành chính...). b) Tư pháp hay luật tư gồm các ngành luật điều chỉnh các quan hệ giữa tư nhân, tổ chức của tư nhân với nhau (luật dân sự, thương mại...). Luật học Việt Nam không thừa nhận cách phân chia này."Từ điển Luật học trang 548
954Tư pháp quốc tế(cg. Quốc tế tư pháp), ngành luật điều chỉnh các quan hệ có yếu tố nước ngoài (yếu tố quốc tế) về tư pháp như dân sự, hôn nhân gia đình, lao động… hoặc có khách thể là vật tồn tại ở nước ngoài. Nguồn của tư pháp quốc tế là các điều ước quốc tế, tập quán quốc tế và tư pháp luật của trong nước.Từ điển Luật học trang 549
955Tự quảnLà tự đặt kế hoạch hành động, tự giám sát công việc, tự đánh giá kết quả công việc, hành vi xử sự của mình mà không cần có sự điều hành, chỉ huy của người quản lý cấp trên hoặc của bất cứ người nào khác. Trong lĩnh vực luật lao động, tự quản là một khái niệm về việc giao cho tập thể người lao động tự quản lý, tự điều hành lấy các xí nghiệp. Trong đời sống xã hội, hình thức tự quản thường được áp dụng nhằm mục đích phát huy tính chủ động, sáng tạo đối với người chưa trưởng thành, Vd. giờ tự quản của học sinh, trẻ em trong lớp hoặc nhằm khuyến khích sự tự giác hoàn lương của những người bị giam giữ như giờ tự quản của phạm nhân.Từ điển Luật học trang 552
956Tu sửa cấp thiết di tíchlà hoạt động sửa chữa nhỏ nhằm gia cố, gia cường các bộ phận di tích để kịp thời ngăn chặn di tích khỏi bị sập đổ trước khi tiến hành công tác tu bổ toàn diện.05/2003/QĐ-BVHTT
957Tự trịTheo nghĩa chung là quyền tự quyết định vận mệnh của mình, đồng thời là quyền năng tự xây dựng pháp luật cho bản thân mình. Theo nghĩa rộng tự trị là chế độ quản lý nhà nước, quản lý xã hội ở một khu vực, ở một nước thuộc nhà nước liên bang hoặc nhà nước đơn nhất mà tại đó chính quyền ở cấp trung ương cho phép khu vực đó, nước đó được quyền quyết định lập pháp, tư pháp, định đoạt về một số lĩnh vực mà không cần đến sự phê chuẩn, sự thông qua của chính quyền trung ương như tự thành lập lấy bộ máy chính quyền lập pháp, tư pháp của địa phương, có ngân sách riêng, vv. nhưng không có quyền có quân đội riêng, có quan hệ ngoại giao như một quốc gia độc lập. Chính quyền nhà nước cấp trung ương có quyền sửa đổi các thể chế do chính quyền khu tự trị hay nước tự trị ban hành vượt quá khuôn khổ tự trị hoặc mâu thuẫn với thể chế chung của quốc gia. Khu tự trị hoặc nước cộng hòa tự trị thường được thành lập ở các nơi mà đa số cư dân là công dân thuộc các dân tộc thiểu số.Từ điển Luật học trang 553
958Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và phát luật"Hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật thể hiện ở các bài viết, bài nói, ở các chủ trương và hoạt động thực tiễn, trong giai đoạn một phần tư thế kỷ từ khi hoạt động cách mạng ở nước ngoài, nhất là sau khi tiếp thu được chủ nghĩa Mac - Lênin, đặc biệt là giai đoạn từ khi về nước, cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc Cách mạng tháng Tám thành công, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật là một bộ phận cấu thành hữu cơ của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Đảng cộng sản Việt Nam đã ghi trong Nghị quyết Đại hội ""kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh"" để giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Điều này cũng được ghi vào Điều 4 - Hiến pháp năm 1992 về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội (Điều 4). Từ các kết quả nghiên cứu bước đầu, qua các tài liệu lưu trữ, các bài viết và từ thực tiễn sinh thời của Người, có thể thấy mấy nét lớn của Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật như sau: 1. Tiến hành cách mạng để giành chính quyền về tay nhân dân, tiến dần từ chế độ dân chủ nhân dân lên chủ nghĩa xã hội bằng cách phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội. 2. Xây dựng lực lượng cách mạng theo chính sách đại đoàn kết dân tộc bằng các hình thức Mặt trận dân tộc thống nhất phù hợp với các bước phát triển của cách mạng: thành lập Mặt trận Việt Minh (Việt Nam độc lập đồng minh) để giành chính quyền, không ngừng chăm lo, kiện toàn mặt trận để làm chỗ dựa, làm cơ sở của chính quyền (củng cố, mở rộng Mặt trận Việt Minh sau Cách mạng tháng Tám), thành lập mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt) từ năm 1946, thống nhất Mặt trận Việt Minh, Liên Việt...), thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam trong bước quá độ hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở Miền Nam... 3. Chăm lo củng cố, kiện toàn chính quyền nhân dân trên cơ sở ""tất cả quyền lực thuộc về nhân dân"" ghi ở Điều 1 Hiến pháp năm 1946. 4. Xây dựng hệ thống pháp luật để ""thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân"" (ghi ở Lời nói đầu Hiến pháp năm 1946): ban hành hàng loạt sắc lệnh về tổ chức bộ máy nhà nước, về các quyền dân chủ, kinh tế, văn hóa xã hội của nhân dân, về trừng trị các tội phá hoại... trong thời gian 1945 - 1946, thông qua Hiến pháp năm 1946, ban hành các sắc lệnh luật đáp ứng các yêu cầu của kháng chiến, kiến quốc, thông qua Hiến pháp năm 1959.. 5. Giáo dục cán bộ, đảng viên, nhân dân nhà nước về đạo đức ""Cần - Kiệm - Liêm - Chính"", ""Chí công vô tư"", chống quan liệu, tham ô, lãng phí... Đặc biệt là giáo dục cán bộ tư pháp về trách nhiệm nêu cao tấm gương ""phụng công thủ pháp - chí công vô tư"", về phương châm xử lý cán bộ vi phạm pháp luật ""không được vì công mà quên tội, không được vì tội mà quên công"". Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật là sự quán triệt những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước và cách mạng, vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, vừa kế thừa và phát triển truyền thống đoàn kết, nhân ái, yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc đồng thời tham khảo kinh nghiệm và thành tựu của luật học thế giới."Từ điển Luật học trang 549
959Tư vấn (Colsultation)Trao đổi ý kiến giữa nhân viên dự báo khí tượng và người khai thác tàu bay, tổ lái về những điều kiện thời tiết hiện tại hay dự kiến sẽ xuất hiện có liên quan đến hoạt động bay.12/2007/QĐ-BGTVT
960Tư­ vấn chuyển giao công nghệlà hoạt động hỗ trợ các bên trong việc lựa chọn công nghệ, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ80/2006/QH11