Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Hiển thị 1-20 trong 1.006 thuật ngữ
Stt | Thuật ngữ | Mô tả / Định nghĩa | Nguồn |
---|---|---|---|
761 | Tống đạt | Là việc thông báo, giao nhận các văn bản của Tòa án và Cơ quan thi hành án dân sự do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật. | 61/2009/NĐ-CP |
762 | Tổng diện tích các điểm kinh doanh | Là tổng diện tích số điểm kinh doanh đơn vị quy chuẩn (tương ứng với tiêu chí quy mô số ĐKD của chợ). | 13/2006/QĐ-BXD |
763 | Tổng đốc | "Chức quan đứng đầu bộ máy cai trị các đơn vị hành chính lớn gọi là ""trấn"", về sau vua Minh mạng đổi gọi là ""tỉnh"" trực tiếp chịu sự lãnh đạo của hoàng đế và triều đình theo phương pháp trung ương tản quyền. Năm 1802, Gia Long đặt hai chức quan ""tổng trấn"", một ở Bắc thành và một ở Gia Định, có toàn quyền thay mặt vua để cai trị hai phần Bắc, Nam của đất nước. Bắc thành hồi đó có 11 trấn kể từ Ninh Bình trở ra, Gia Định thành có 5 trấn từ Bình Thuận trở vào. Năm 1824, vua Minh mạng bãi bỏ chức ""tổng trấn"" và thiết lập các chức quan gọi là ""tổng đốc liên tỉnh"" để thay mặt triều đình cai trị các khu vực hành chính gồm 2 hoặc 3 tỉnh (tỉnh là từ mới thay cho trấn). Vd. hồi đó có các chức quan tổng đốc liên tỉnh sau đây: Sơn - Hưng - Tuyên tổng đốc, Hải An tổng đốc, Nam Ngãi tổng đốc... Tỉnh là một danh từ thông dụng ở Trung Hoa để chỉ những phân khu hành chính. Thời vua Minh mạng và nhất là về sau này, sau khi chức tổng đốc liên tỉnh bị bãi bỏ, vị quan đứng đầu mỗi tỉnh gọi là ""tổng đốc"" cai trị một tỉnh lớn và ""tuần vũ"" hoặc ""tuần phủ"" cai trị một tỉnh nhỏ. Ví dụ như ở Bắc Kỳ có Hà Đông, Thái Bình, Nam Định; ở Trung Kỳ có Thanh Hóa, Nghệ An... là những tỉnh lớn thì có chức tổng đốc, còn Sơn Tây, Ninh Bình, Vĩnh Yên, Hà Tĩnh là những tỉnh nhỏ thì có chức tuần phủ. Trong tổ chức tư pháp ở Việt Nam hồi thuộc Pháp thì trong thành phần tòa nhì của Tòa thượng thẩm Hà Nội ngoài các thẩm phán người Pháp còn có hai vị quan người Việt Nam làm tổng đốc hoặc tuần phủ tham gia." | Từ điển Luật học trang 526 |
764 | Tổng động viên | Việc huy động toàn bộ nhân lực, vật lực, tài lực, trí lực của đất nước để phục vụ cho việc chuẩn bị và tiến hành chiến tranh tổng lực. Theo Khoản 6 - Điều 103 - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, tổng động viên là do Chủ tịch nước ra lệnh căn cứ theo nghị quyết của Ủy ban thường vụ quốc hội. | Từ điển Luật học trang 527 |
765 | Tổng dư nợ | Bao gồm dư nợ cho vay thông thường và dư nợ thanh toán thay. | 06/2008/QĐ-NHNN |
766 | Tổng khoáng hóa (M) | là tổng hàm lượng chất rắn hòa tan có trong nước. | 69/2007/QĐ-UBND |
767 | Tổng Kiểm toán Nhà nước | "Tổng Kiểm toán Nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán Nhà nước, chịu trách nhiệm về tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước trước pháp luật, trước Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ. Tổng Kiểm toán Nhà nước do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội sau khi trao đổi thống nhất với Thủ tướng Chính phủ; tiêu chuẩn Tổng Kiểm toán Nhà nước do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định. Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán Nhà nước là bảy năm, có thể được bầu lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ." | 37/2005/QH11 |
768 | Tổng mệnh giá | là tổng các mệnh giá của các giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành trong một năm hoặc trong một đợt phát hành. | 02/2004/QĐ-NHNN |
769 | Tổng mức dự trữ quốc gia | là tổng giá trị quỹ dự trữ quốc gia. | 17/2004/PL-UBTVQH11 |
770 | Tổng mức tăng dự trữ quốc gia | là tổng số tiền bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm được Quốc hội thông qua dành cho việc tăng quỹ dự trữ quốc gia. | 17/2004/PL-UBTVQH11 |
771 | Tổng sản phẩm trong nước (GDP) | là giá trị mới của hàng hoá và dịch vụ được tạo ra của toàn bộ nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định, được tính theo giá thực tế, theo số liệu do Tổng cục Thống kê công bố. | 231/2006/QĐ-TTg |
772 | Tổng tải trọng toa xe | là tổng của tải trọng thiết kế và tự trọng toa xe. | 38/2007/QĐ-BGTVT |
773 | Tổng thầu | "là nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư nhận thầu toàn bộ một công việc hoặc toàn bộ các công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình. Tổng thầu có những hình thức chủ yếu sau: a- Tổng thầu thiết kế b- Tổng thầu xây lắp; c- Tổng thầu thiết kế và xây lắp; d- Tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và xây lắp (tổng thầu EPC); e- Tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và xây lắp (tổng thầu chìa khoá trao tay)." | 19/2003/QĐ-BXD |
774 | Tổng thầu xây dựng | "là nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để nhận thầu toàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình. Tổng thầu xây dựng bao gồm các hình thức chủ yếu sau: tổng thầu thiết kế; tổng thầu thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình; tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình" | 16/2003/QH11 |
775 | Tổng thống | Người đứng đầu nhà nước cộng hòa tư sản, là nguyên thủ quốc gia, thay mặt quốc gia về đối nội và đối ngoại. Trong nhà nước tư sản, tổng thống có vị trí rất quan trọng, đặc biệt là với những nước tổ chức theo chế độ tổng thống, không có Thủ tướng (Mỹ), thì địa vị của tổng thống có thể coi là trung tâm bộ máy nhà nước. Việc trở thành tổng thống hoặc thôi giữ chức tổng thống hoàn toàn tùy thuộc vào hình thức chính thể của nhà nước tư sản. Ở các nước theo chính thể cộng hòa, tổng thống do cử tri trực tiếp bầu ra (Pháp) hoặc do nghị viện bầu ra (Italia, Đức) hoặc do đại cử tri bầu ra. Tùy theo chính thể mỗi nước, tổng thống có nhiệm kỳ là 4 năm, 5 năm hoặc 7 năm. Có nước, tổng thống không được bầu quá 2 nhiệm kỳ (Mỹ, Phần Lan). Về quyền hạn của tổng thống ở các nước tư sản cũng có những quy định khác nhau tùy theo hình thức chính thể. Ở các nước có chế độ cộng hòa tổng thống thì quyền hạn của tổng thống rất lớn. Vd. ở Mỹ, tổng thống là người đứng đầu bộ máy điều hành nhà nước, được bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 4 năm. Tổng thống bổ nhiệm các thành viên của bộ máy điều hành nhà nước và phải được quốc hội tán thành. Ở các nước chế độ đại nghị, vai trò của tổng thống chủ yếu mang tính chất đại diện hình thức, tượng trưng. Vd. ở Đức, tổng thống chỉ thuần túy là người đại diện. Tổng thống là người đứng đầu nhà nước về mặt hiến pháp và ít có ảnh hưởng tới chính phủ. | Từ điển Luật học trang 527 |
776 | Tổng thư ký Liên hợp quốc | "Người đứng đầu Ban thư ký Liên hợp quốc do Đại hội đồng Liên hợp quốc bổ nhiệm, theo kiến nghị của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc với nhiệm kỳ 5 năm, là viên chức hành chính chủ yếu của Liên hợp quốc với chức năng, thẩm quyền chủ yếu có tính chất hành chính, chấp hành hành chính, tổ chức tại tất cả các phiên họp của các cơ quan Liên hợp quốc, cùng các chức năng khác do các cơ quan của Liên hợp quốc giao cho, kể cả một số chức năng có tính chất chính trị. Từ khi thành lập đến nay đã có 6 người giữ chức tổng thư ký Liên hợp quốc: Tơryvi Lie (người Na Uy: 1946 - 1953) D. Hăm Mac Jôn (người Thụy Điển: 1953 - 1961); U Than (người Miến Điện: 1961 - 1971); K Van Hem (người Áo: 1971 - 1982); J. P. Cuela (người Peru: 1982 - 1991) và B. Gali (người Ai Cập: 1992 - 1997). Tổng thư ký Liên hợp quốc hiện nay là C. Annan." | Từ điển Luật học trang 527 |
777 | Tổng trạng thái ngoại tệ âm | là tổng trạng thái các ngoại tệ có trạng thái âm (sau khi đã quy đổi sang đồng Việt Nam bằng tỷ giá quy đổi trạng thái). | 1081/2002/QĐ-NHNN |
778 | Tổng trạng thái ngoại tệ dương | là tổng trạng thái các ngoại tệ có trạng thái dương (sau khi đã quy đổi sang đồng Việt Nam bằng tỷ giá quy đổi trạng thái). | 1081/2002/QĐ-NHNN |
779 | Tổng trú sứ | Từ sau khi ký Hiệp ước Mậu Thân ngày 6/6/1884, chính quyền thực dân Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ được thiết lập ở cấp trung ương, cấp kỳ và cấp tỉnh. Ở trung ương, đứng đầu cấp này là một viên tổng trú sứ (Ph. Résiden général) chung cho cả Bắc Kỳ và Trung Kỳ, được gọi là toàn quyền lưỡng kỳ. Tổng trú sứ đóng tại kinh đô Huế, là người thay mặt cho Chính phủ Pháp để chủ trì mọi công việc đối ngoại của Nam Triều. Chế độ tổng trú sứ tồn tại cho đến ngày 9/5/1889 thì bị bãi bỏ theo sắc lệnh của tổng thống Pháp. | Từ điển Luật học trang 528 |
780 | Tổng tư lệnh | Người chỉ huy cao nhất, có quyền ra mệnh lệnh hành động cho tất cả các lực lượng vũ trang của quốc gia. Ở nhiều nước, chức danh tổng tư lệnh do nguyên thủ quốc gia đảm nhiệm. Tổng thống Hoa Kỳ, theo Hiến pháp 1787 của nước Mỹ, là tổng tư lệnh của Lục quân, hải quân Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ. Ở Việt Nam, từ tháng 11/1946 người chỉ huy cao nhất của các lực lượng vũ trang được gọi là tổng chỉ huy. Đến ngày 12/3/1949 theo Sắc lệnh số 14, chức danh tổng chỉ huy được đổi thành tổng tư lệnh và sử dụng cho đến khi ban hành Hiến pháp năm 1959. Từ Hiến pháp năm 1959, bộ trưởng quốc phòng là người chỉ huy cao nhất của các lực lượng vũ trang. | Từ điển Luật học trang 528 |