Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Hiển thị 1-20 trong 1.006 thuật ngữ
Stt | Thuật ngữ | Mô tả / Định nghĩa | Nguồn |
---|---|---|---|
741 | Tội ác chống nhân loại | "Hành vi vi phạm công pháp quốc tế về luật pháp và tập tục chiến tranh, được thể hiện bằng các hành vi cụ thể như: phân biệt, kỳ thị chủng tộc, tôn giáo, màu da, thực hiện chính sách đẩy lùi con người trở lại kiếp sống nô lệ, trở lại thời kỳ đồ đá, chính sách ngu dân, bỏ mặc nhân dân vùng bị chiếm đóng trong đói khát, bệnh tật, dùng người làm vật thí nghiệm vũ khí, tàn sát nhân viên lực lượng vũ trang đối phương đã bị loại ra ngoài vòng chiến đấu, hành quyết người không qua xét xử theo những nguyên tắc, thủ tục pháp lý sơ đẳng. Kẻ phạm tội ác chống nhân loại bị săn đuổi cho đến cùng trời, cuối đất và bị đưa ra xét xử bất cứ lúc nào. Quân nhân không được viện cớ ""chấp hành mệnh lệnh của trên"" để bào chữa hành vi vi phạm tội ác của bản thân." | Từ điển Luật học trang 522 |
742 | Tội ác diệt chủng | Một trong những tội ác được thực hiện bằng các hành vi làm tuyệt đường sinh đẻ hoặc bất cứ hình thức nào khác nhằm mục đích hủy diệt sự tồn tại của một vùng dân cư, một dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo. Một trong những tội ác diệt chủng điển hình đã được ghi rõ trong phán quyết của Tòa án Bectơrăng Rutxen (xt. Tòa án Bectơrăng Rutxen): chính phủ Mỹ đã phạm tội ác diệt chủng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam theo đúng điều ước Tòa án quân sự quốc tế và bản án của các Tòa án quân sự quốc tế Nuyrămbe và Tôkyô vì Chính phủ Mỹ đã ra lệnh cho quân đội Mỹ ném bom có chủ định, một cách có hệ thống và trên quy mô lớn vào các mục tiêu dân sự, đã rải chất độc màu da cam, thả bom bi, bom có chứa chất lân tinh, bom napan, vũ khí hóa học, ném bom theo cách rải thảm để tàn sát hàng loạt thường dân Việt Nam. | Từ điển Luật học trang 522 |
743 | Tội biếm | "(cg. Biếm chức) là giáng chức quan, được quy định tại Điều 1 - Chương danh lệ của bộ Quốc triều hình luật, được ban hành dưới triều vua Lê Thánh Tông, là một hình phạt được áp dụng đối với viên chức nhà nước, có thể được xử một cách độc lập hoặc xử kèm theo hình phạt xuy hình (đánh roi) hoặc trượng hình (đánh bằng gậy) Điều 1 quy định: ""Xuy hình có 5 bậc: 10 roi, 20 roi, 30 roi, 40 roi, 50 roi... xử tội này có thể kèm theo phạt tiền và biếm chức""; ""Trượng hình có 5 bậc: 60 trượng, 70 trượng, 80 trượng, 90 trượng và 100 trượng, xử tội này có thể kèm theo biếm chức..."". Điều 80: ""Những người có quan chức vào Hoàng thành mà không đội khăn thì xử biếm một tư (tức là giáng chức một bậc)... hoặc như Điều 89: ""Trước, sau ngày hoàng đế lên ngôi một tháng, cấm các nhà ở trong kinh thành cử hành việc tang, người nào phạm thì phạt 50 roi, biếm một tư...""" | Từ điển Luật học trang 523 |
744 | Tội buôn bán hàng cấm | Là xâm phạm sự độc quyền quản lý của nhà nước đối với một số hàng hóa mà nhà nước cấm tư nhân và các cơ quan, tổ chức không có chức năng buôn bán kinh doanh. Tội này được quy định tại Điều 166 - Bộ luật hình sự như: 1. Người nào buôn bán hàng hóa mà nhà nước cấm kinh doanh thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 3 năm đến 12 năm: a. Có tổ chức hoặc có tính chất chuyên nghiệp. b. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội. c. Hàng phạm pháp có số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn. d. Lợi dụng thiên tai hoặc chiến tranh. đ. Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. | Từ điển Luật học trang 523 |
745 | Tội phạm | "Hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạm chế độ nhà nước xã hội chủ nghĩa, chế độ kinh tế và sở hữu xã hội chủ nghĩa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác. Điều 10 - Bộ luật tố tụng hình sự có quy định một nguyên tắc rất quan trọng là: ""Không ai có thể bị coi là có tội và phải chịu trách nhiệm hình phạt khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật""" | Từ điển Luật học trang 523 |
746 | tội phạm đặc biệt nghiêm trọng | là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. | 15/1999/QH10 |
747 | Tội phạm hóa | x. Hình sự hóa | Từ điển Luật học trang 524 |
748 | Tội phạm học | Môn khoa học hình sự chuyên nghiên cứu tình trạng và hiện tượng phạm tội, sự biến động của tình trạng phạm tội, các nguyên nhân phạm tội và những biện pháp phòng ngừa tội phạm trong xã hội, dựa trên cơ sở một số ngành khoa học xã hội, nhân văn như tâm lý học, xã hội học, thống kê học, vv. Nói chung, tội phạm học thường bao gồm các phần: tội phạm học lâm sàng (criminologie clinique), tội phạm học tổng hợp (criminoligie générale) và tội phạm xã hội học (criminoligie sociologique). Dựa trên những kết quả nghiên cứu tình trạng phạm tội với tính cách là một hiện tượng xã hội, các nguyên nhân của nó, vv., tội phạm học đề ra một hệ thống các biện pháp phòng ngừa nhằm loại trừ tội phạm và những nguyên nhân phát sinh tội phạm. | Từ điển Luật học trang 524 |
749 | Tội phạm học tổng hợp | Phần nghiên cứu tổng hợp những môn khoa học khác nhau để xác định những nguyên nhân phát sinh và phát triển tội phạm nói chung, dự kiến những biểu hiện của tội phạm và dự báo những loại hình vi phạm tội có thể xảy ra sau này, nhằm mục đích chung là tổ chức tốt cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. | Từ điển Luật học trang 524 |
750 | Tội phạm ít nghiêm trọng | là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù. | 15/1999/QH10 |
751 | tội phạm nghiêm trọng | là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù. | 15/1999/QH10 |
752 | tội phạm rất nghiêm trọng | là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù. | 15/1999/QH10 |
753 | Tội phạm xã hội học | Phần nghiên cứu sự phản ứng của xã hội đối với hiện tượng phạm tội và tình hình phạm tội, bằng các biện pháp cụ thể đi sâu tìm hiểu tình hình dân trí, ý thức xã hội, tâm lý xã hội, tâm trạng xã hội, thái độ phê phán của các tầng lớp nhân dân, các giai tầng xã hội, các lứa tuổi, các ngành nghề, tôn giáo tín ngưỡng, vv. nhằm góp phần làm cho các chủ trương, biện pháp phòng chống tội phạm có tính khả thi cao, sát đúng yêu cầu của trật tự pháp luật và hợp với lòng dân. | Từ điển Luật học trang 525 |
754 | Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện báo của người khác | Xâm phạm bí mật an toàn thư từ, điện báo, điện thoại gồm mọi hành vi trái pháp luật nhằm mục đích biết được nội dung được giữ kín của các thư tín, điện báo hoặc của các cuộc trao đổi bằng điện thoại như: khám xét trái phép (không theo đúng thủ tục quy định giống như đối với khám xét chỗ ở), bóc trộm xem rồi dán trả lại, nghe trộm điện thoại, vv. Trường hợp xem một bức thư hoặc điện báo bỏ ngỏ thì không phải là xâm phạm bí mật thư tín, điện báo. Đối với tội phạm này, Điều 121 - Bộ luật hình sự quy định hình phạt là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm. | Từ điển Luật học trang 525 |
755 | Tổn hại về danh dự | là bị làm giảm hoặc làm mất đi sự coi trọng, đánh giá tốt đẹp của xã hội đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân. | 16/2006/NĐ-CP |
756 | Tôn tạo di tích | là những hoạt động nhằm tăng cường khả năng sử dụng và phát huy giá trị di tích nhưng vẫn đảm bảo tính nguyên vẹn, sự hài hoà của di tích và cảnh quan lịch sử - văn hoá của di tích. | 05/2003/QĐ-BVHTT |
757 | Tổn thất | Khái niệm pháp lý được dùng trong lĩnh vực pháp luật bảo hiểm thương mại để chỉ rõ những hư hỏng, mất mát, thiệt hại của đối tượng được bảo hiểm. Tổn thất có thể là tổn thất bộ phận hoặc tổn thất toàn bộ: 1. Tổn thất bộ phận là một phần đối tượng bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm bị hư hỏng, mất mát. Tổn thất bộ phận có thể xảy ra về trọng lượng, số lượng hoặc về phẩm chất (giảm giá trị thương mại). 2. Tổn thất toàn bộ có hai loại: a. Tổn thất toàn bộ thực sự là toàn bộ đối tượng bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm bị hư hỏng, mất mát, biến chất như tàu bị đắm, bị mất tích hay bị hư hỏng giảm giá trị 100%. b. Tổn thất toàn bộ ước tính là tổn thất của đối tượng bảo hiểm tuy chưa đến mức độ tổn thất toàn bộ nhưng đối tượng bảo hiểm bị từ bỏ vì tổn thất toàn bộ thực sự là không thể tránh được hoặc muốn tránh được thì phải bỏ ra chi phí vượt quá giá trị của đối tượng được bảo hiểm, vd. hàng hóa là lương thực bắt đầu thối rữa nếu tiếp tục chở đến đích thì hỏng hoàn toàn hoặc tàu bị mắc cạn nếu dỡ hàng và thuê tàu khác chở đến đích thì chi phí sẽ vượt quá giá trị hàng được bảo hiểm. | Từ điển Luật học trang 525 |
758 | Tổng các khoản nợ xấu | Là tổng các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Điều 7 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. | 06/2008/QĐ-NHNN |
759 | Tổng công ty nhà nước | "Một loại doanh nghiệp nhà nước ""được thành lập và hoạt động trên cơ sở liên kết của nhiều đơn vị thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, cung ứng, tiêu thụ, dịch vụ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị hoạt động trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật chính, nhằm tăng cường khả năng kinh doanh của các đơn vị thành viên và thực hiện các nhiệm vụ của chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ"" (Điều 43 - Luật doanh nghiệp nhà nước). Tổng công ty nhà nước có tư cách pháp nhân; các loại đơn vị thành viên của tổng công ty nhà nước có thể là đơn vị hạch toán độc lập, đơn vị hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp. Tổng công ty nhà nước có thể có hoặc không có công ty tài chính là doanh nghiệp thành viên. Cơ cấu tổ chức quản lý của tổng công ty nhà nước bao gồm: Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc hoặc giám đốc và bộ máy giúp việc. Tùy thuộc vào quy mô và tính chất của nó, tổng công ty nhà nước có thể do thủ tướng chính phủ uỷ quyền cho bộ trưởng bộ quản lý ngành, chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập." | Từ điển Luật học trang 526 |
760 | Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ | là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý. Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý. | 36/2005/QH11 |