Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 1.006 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
721Tòa án quân sự quốc tế Tôkyô"Tòa án được lập ra sau Tòa án quân sự Nuyrămbe để xét xử những tội ác chiến tranh của những viên chức và tướng lĩnh nhà nước phát xít Nhật đã phạm trong Đại chiến thế giới II (1936 - 1945). Tòa xét xử tại Tôkyô (Nhật), bắt đầu xử từ ngày 3/5/1946 với 818 buổi xử công khai, 131 buổi xử kín, kết thúc vào ngày 12/11/1948. Thẩm phán của Tòa án là đại diện của 11 nước đồng minh thắng trận gồm: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Úc, Canada, Niu Dilân, Ấn Độ, Philipin và Hà Lan. Công tố viên chính là một sĩ quan Mỹ. Các công tố uỷ viên dự khuyết là đại diện của các nước tham gia xét xử. Có 27 bị cáo gồm 4 cựu thủ tướng, 12 cựu bộ trưởng, 2 cựu đại sứ và 9 tướng lĩnh. Có 1194 nhân chứng được mời thẩm vấn tại tòa. Tòa đã phán quyết rằng 1925 - 1945, nhà nước phát xít Nhật chuẩn bị và tiến hành chiến tranh xâm lược, cùng với phát xít Đức, Ý gây chiến tranh nhằm mục đích nô dịch thế giới, xâm lược các nước: Trung Quốc, Triều Tiên, Mông Cổ, Đông Dương, Philipin, Malaixia, Singapo, Inđônêxia. Tháng 12/1941 tấn công Trân Châu Cảng, căn cứ hải quân Mỹ mà không tuyên bố chiến tranh. Tòa đã tuyên phạt: 2 cựu thủ tướng treo cổ; 2 cựu bộ trưởng, 4 tướng lĩnh 20 năm tù; 16 người khác tù chung thân, 1 cựu bộ trưởng 7 năm tù, án treo cổ được thi hành trong đêm 23/12/1948"Từ điển Luật học trang 502
722Tòa án quốc tếMột tổ chức của Liên hợp quốc gồm 15 thẩm phán do Đại Hội đồng và Hội đồng bảo an bầu ra cùng một lúc, với nhiệm kỳ là 9 năm và có thể được bầu lại. Người được bầu làm thẩm phán với tư cách cá nhân, không phải là đại diện cho quốc gia. Không được có hai thẩm phán là công dân cùng một quốc gia. Trong các thẩm phán phải có đủ đại diện các nền văn hóa và các hệ thống pháp luật. Tòa án quốc tế biểu quyết theo đa số nhưng tối thiểu phải có 9 thẩm phán có mặt. Trường hợp ngang phiếu thì phiếu của chánh án có ưu thế. Tòa án quân sự có 2 chức năng: 1. Giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia với điều kiện là có sự đồng ý của các bên tranh chấp. Quyết định của tòa án là chung thẩm. Nếu một bên không chấp hành bản án thì bên kia nhờ Hội đồng bảo an can thiệp. Hội đồng bảo an sẽ đưa ra kiến nghị hay quyết định áp dụng những biện pháp bắt buộc thi hành. 2. Làm tư vấn pháp luật cho Đại hội đồng, cho các cơ quan của Liên hợp quốc và các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc.Từ điển Luật học trang 502
723Tòa án quốc tế về luật biểnCó nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Công ước luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc. Thành phần của tòa án gồm có 21 thẩm phán do các quốc gia thành viên Công ước bầu theo thể thức bỏ phiếu kín với nhiệm kỳ 9 năm. Các vấn đề về chế độ làm việc của tòa án cũng như thủ tục giải quyết tranh chấp đều do quy tắc về tổ chức hoạt động của tòa án quy định. Quy chế của Tòa án quốc tế về luật biển là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của Công ước và phần lớn nội dung của nó giống nội dung của quy tắc Tòa án quốc tế của Liên hợp quốc. Nét đặc trưng của Tòa án là có Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển cũng như có các viện chuyên biệt để giải quyết các tranh chấp cụ thể. Quyết định của Tòa án là quyết định cuối cùng và có giá trị ràng buộc đối với tất cả các bên tranh chấp.Từ điển Luật học trang 503
724Tòa án trọng tài quốc tế của phòng thương mại quốc tếTrung tâm quốc tế về trọng tài có chức năng giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế. Tòa án trọng tài quốc tế của phòng thương mại quốc tế bao gồm những thành viên của 40 nước khác nhau trên thế giới có trình độ pháp lý cao, có kinh nghiệm về luật thương mại quốc tế và về giải quyết các tranh chấp kinh tế quốc tế. Tòa án có trụ sở ở Pari (Pháp).Từ điển Luật học trang 503
725Tòa áo đenTên gọi của nhân dân Việt Nam thời thuộc Pháp dùng để chỉ các tòa tây án ở Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn, vv. xử sơ thẩm về hình sự, dân sự và Tòa thượng thẩm Hà Nội, Tòa thượng thẩm Sài Gòn xử phúc thẩm về dân sự và tiểu hình. Tại phiên tòa, các thẩm phán mặc áo choàng màu đen.Từ điển Luật học trang 503
726Tòa áo đỏTên thường dùng của nhân dân Việt Nam thời thuộc Pháp để chỉ Tòa đại hình Hà Nội và Tòa đại hình Sài Gòn. Tại phiên tòa xét xử, các thẩm phán mặc áo choàng màu đỏ.Từ điển Luật học trang 503
727Tòa chuyên tráchTòa án được tổ chức và giao thẩm quyền chuyên xét xử những vụ án mà nội dung thuộc sự điều chỉnh của các ngành luật riêng: luật dân sự, luật hình sự, luật kinh tế, luật lao động, luật hành chính. Hiện nay theo quy định của Luật tổ chức tòa án nhân dân ngày 6/10/1992, có các tòa án chuyên trách sau đây: tòa dân sự, tòa hình sự, tòa kinh tế, tòa lao động, tòa hành chính, được thành lập trong cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao và tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập các tòa chuyên trách khác.Từ điển Luật học trang 503
728Tòa đại hình"Ở Việt Nam, dưới thời thuộc Pháp, các tòa án Pháp không những được thiết lập trên lãnh thổ Nam Kỳ, các thành phố nhượng địa Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, cả ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ nữa. Trong số tòa án đó, có 2 tòa đại hình: một ở Hà Nội và một ở Sài Gòn. Thẩm quyền của tòa đại hình là chuyên xét xử các tội đại hình theo nguyên tắc độc nhất cấp thẩm nghĩa là bản án của tòa đại hình tuyên xử có hiệu lực thi hành ngay, đương sự không có quyền kháng cáo, đương sự chỉ có một cách là xin phá án lên Tòa phá án ở Pháp (Cour de Cassation). Các tòa đại hình tiến hành các kỳ họp theo luật định 3 tháng một lần, mỗi kỳ họp nhiều phiên. Tòa đại hình gồm có một thành phần chuyên môn là các thẩm phán tòa thượng thẩm và một thành phần ""nhân dân"" gồm các vị thân hào đã được chọn làm phụ thẩm theo cách rút thăm trong một danh sách các vị thân hào do nhà chức trách địa phương lập ra mỗi năm. Bị cáo chỉ có quyền cáo tị các phụ thẩm, tức là yêu cầu tòa cử phụ thẩm khác thay thế vị phụ thẩm mà mình thấy có lý do để nghi ngờ sự thiếu vô tư của họ trong xét xử. Các phụ thẩm ""nhân dân"" không được tham dự vào quyết định của tòa - đó là việc của các thẩm phán chuyên môn. Trong phiên tòa xét xử, các thẩm phán mặc áo choàng đỏ, nên tòa đại hình có tên thường gọi là tòa áo đỏ."Từ điển Luật học trang 504
729Tòa hành chính"Ở Việt Nam, Tòa hành chính là Tòa chuyên trách trong hệ thống Tòa án nhân dân có chức năng xét xử các vụ về hành chính. Tòa hành chính được thành lập căn cứ vào Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức tòa án nhân dân do Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ tư thông qua. Tòa án nhân dân tối cao, tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập tòa hành chính; tại các tòa án nhân dân cấp quận, huyện có một số thẩm phán chuyên trách xét xử các vụ án hành chính Tòa hành chính có thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính sau đây: - Khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép đối với nhà ở, công trình, vật kiến trúc kiên cố. - Khiếu kiện quyết định các biện pháp xử lý hành chính và hình thức giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính. - Khiếu kiện quyết định buộc thôi việc, trừ các quyết định buộc thôi việc trong quân đội nhân dân và các quyết định về sa thải theo quy định của Bộ luật lao động. - Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc cấp giấy phép, thu hồi giấy phép trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý đất đai. - Khiếu kiện quyết định trưng dụng, trưng mua tài sản, quyết định tịch thu tài sản. - Khiếu kiện quyết định về thuế, trưng thu thuế. - Khiếu kiện quyết định về thu phí, lệ phí. - Khiếu kiện các quyết định hành chính, hành vi hành chính khác theo quy định của pháp luật. Từ ngày 1/7/1996, tòa án nhân dân bắt đầu thụ lý và xét xử các vụ án hành chính."Từ điển Luật học trang 504
730Tòa kinh tếTòa chuyên trách của tòa án nhân dân đảm nhiệm xét xử các vụ án kinh tế: 1. Tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh. 2. Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty. 3. Các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, tín phiếu. 4. Các tranh chấp kinh tế khác theo quy định của pháp luật. Tòa án cấp huyện xét xử theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp hợp đồng kinh tế mà giá trị tranh chấp dưới 50 triệu đồng trừ trường hợp có nhân tố nước ngoài. Tòa án cấp tỉnh xét xử theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp hợp đồng kinh tế mà giá trị tranh chấp trên 50 triệu đồng và trong trường hợp cần thiết có thể lấy lên để giải quyết vụ án kinh tế thuộc thẩm quyền tòa án cấp huyện. Tòa án kinh tế Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.Từ điển Luật học trang 505
731Tòa phá án"Tòa án tối cao trong hệ thống tòa án tư pháp của nước Pháp và cả của Việt Nam dưới thời thuộc Pháp. Trụ sở ở Pari, gồm có 6 tòa (5 tòa dân sự và 1 tòa hình sự) để xét lại những bản án chung thẩm của các tòa thượng thẩm và các tòa đại hình mà bị kháng nghị trong toàn nước Pháp và Đông Dương cùng các thuộc địa khác của Pháp. Tòa phá án không xét xử về nội dung sự việc mà chỉ xem xét bản án bị kháng nghị về 3 yếu tố để hủy án là: có vi phạm pháp luật không; có vô thẩm quyền không và có vô căn cứ pháp luật không. Nếu xét thấy có 1 trong 3 yếu tố nói trên, Tòa phá án sẽ tuyên hủy và trả về cho một cấp tòa án khác xét xử lại, Tòa phá án không có quyền giữ lại vụ án để xét xử."Từ điển Luật học trang 506
732Tòa phúc thẩmLà tòa có thẩm quyền xét xử lại các bản án sơ thẩm do tòa sơ thẩm đã xử nhưng bị kháng nghị, bị chống án đúng trình tự, thủ tục, quyền hạn do luật định. Theo quy định của Luật tố tụng hình sự hiện hành của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các tòa phúc thẩm của Việt Nam gồm có: - Tòa phúc thẩm tòa án nhân dân cấp tỉnh, tòa án quân sự cấp quân khu khi xét xử lại những bản án của tòa án nhân dân cấp huyện tòa án quân sự khu vực. - Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự trung ương khi xét xử lại những bản án của tòa án nhân dân cấp tỉnh, tòa án quân sự quân khu. Khi xét xử phúc thẩm, hội đồng xét xử chỉ gồm có các thẩm phán, không có hội thẩm nhân dân.Từ điển Luật học trang 506
733Tòa quyền Đông Dương"Thời Pháp thuộc, căn cứ theo Sắc lệnh ngày 17/10/1887 của tổng thống Pháp và được bổ sung, hoàn chỉnh bằng các sắc lệnh tiếp theo ngày 12/11/1887, ngày 9/5/1889 và ngày 21/4/1891, toàn quyền Đông Dương là người được ủy nhiệm thi hành những quyền lực của nước Cộng hòa Pháp tại Đông Dương (quyền lực ở đây bao hàm cả quyền lập pháp đối với thuộc địa, một đặc quyền của tổng thống Pháp). Những văn bản do toàn quyền Đông Dương ký để thực hiện quyền lập pháp và quyền hành pháp của mình tại Đông Dương được gọi là nghị định. Vẫn theo các sắc lệnh nói trên, toàn quyền Đông Dương ""nắm quyền chỉ đạo tối cao và quyền kiểm soát tất cả các công sở dân sự ở Đông Dương""; những viên chức đứng đầu cấp xứ trong liên bang Đông Dương đều ""đặt dưới quyền chỉ đạo trực tiếp của toàn quyền Đông Dương"" đồng thời toàn quyền Đông Dương là người nắm quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, có quyền tổ chức, chỉ đạo trực tiếp hoặc gián tiếp, ấn định chức năng, nhiệm vụ cho các cơ quan cai trị ở Đông Dương. Về mặt quân sự, Toàn quyền Đông Dương là người chịu trách nhiệm chung, có quyền tuyên bố lệnh thiết quân luật, có quyền ấn định mục đích và tính chất của cuộc chiến tranh, có quyền lập các đạo quan binh, ban hành lệnh bắt lính... song không được trực tiếp chỉ đạo chiến dịch. Dưới quyền chỉ đạo trực tiếp của toàn quyền Đông Dương là các viên chức thực dân cao cấp đứng đầu mỗi xứ (mỗi kỳ) thuộc Liên bang Đông Dương như thống đốc Nam Kỳ, thống sứ Bắc Kỳ, khâm sứ Trung Kỳ, kể cả khâm sứ Cao Miên và khâm sứ Lào. Chế độ toàn quyền Đông Dương ra đời từ tháng 10/1887 cùng với sự ra đời của Liên bang Đông Dương vào ngày 17/10/1887, bước đầu gồm 3 xứ Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ và Cao Miên rồi ngày 19/4/1899 thêm Lào và năm 1900 thêm Quảng Châu Loan (Trung Quốc)."Từ điển Luật học trang 509
734Tòa sơ thẩm"Xét xử các vụ án mà các bản án do tòa công bố chưa phát sinh hiệu lực pháp luật ngay (chưa được thi hành ngay), trừ các tòa án chuyên trách của Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án quân sự trung ương. Theo Luật tố tụng hình sự hiện hành của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì các tòa sơ thẩm ở Việt Nam gồm có: - Tòa án nhân dân cấp huyện và tòa án quân sự khu vực. - Tòa án nhân dân cấp tỉnh và tòa án quân sự cấp quân khu khi xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền cấp mình hoặc những vụ án tuy thuộc quyền cấp huyện nhưng lấy lên để xét xử. - Tòa chuyên trách của Tòa án nhân dân tối cao khi xét xử những vụ án đặc biệt nghiêm trọng và phức tạp. Bản án sơ thẩm của các tòa này có hiệu lực thi hành ngay sau khi công bố. - Khi xét xử, hội đồng xét xử của tòa sơ thẩm gồm có một thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân, nếu xét xử vụ án nghiêm trọng, thì có hai thẩm phán và ba hội thẩm nhân dân. Đối với các bản án sơ thẩm của các tòa án sơ thẩm, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày công bố, đại diện viện kiểm sát có quyền kháng nghị; bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, đại diện hợp pháp của họ có quyền làm đơn chống án để yêu cầu tòa phúc thẩm xét xử lại vụ án."Từ điển Luật học trang 506
735Tòa thượng thẩm"Ở Việt Nam, thời thuộc Pháp, trong tổ chức tư pháp tòa thượng thẩm thuộc loại các tòa án thường, cấp phúc thẩm đặt tại hai nơi: Hà Nội và Sài Gòn, có thẩm quyền xét xử chung thẩm các việc kháng cáo đối với các bản án của các tòa cấp dưới như tòa sơ thẩm, tòa hòa giải rộng quyền đã xét xử về việc tiểu hình hoặc việc dân sự. Ở mỗi tòa thượng thẩm có sự phân công rõ giữa ba cơ quan: thẩm cứu, truy tố và xử án. Cơ qan truy tố là viện công (cg. viện chưởng lý), có chưởng lý đứng đầu, rồi đến phó chưởng lý, tham lý và phó tham lý phụ tá. Tất cả các vị trên có thể thay nhau ngồi ghế công tố tại phiên tòa. Trái lại, các thẩm phán xử án không có thể thay nhau ngồi xét xử một vụ án tại phiên tòa được, vị nào đã ngồi xử vụ án đó từ đầu, sẽ phải tiếp tục ngồi xử cho đến khi tuyên án và không thể nhờ một thẩm phán khác làm hộ cho mình một phần các công việc nói trên. Bộ phận xử án gồm có chánh nhất, các chánh tòa và một số thẩm phán (Hà Nội có 9 vị, Sài Gòn có 11 vị) chia nhau đảm nhiệm các phần việc như sau: một tòa chuyên xét xử việc dân sự; một tòa tiểu hình. Mỗi tòa do một chánh tòa đứng đầu và một số thẩm phán phụ trách. Hội đồng xét xử của mỗi tòa gồm 3 vị: chánh tòa (hoặc có khi là chánh nhất) ngồi ghế chánh thẩm và hai thẩm phán ngồi ghế hội thẩm. Cơ quan thẩm cứu của tòa thượng thẩm là phòng luận tội, gồm 3 thẩm phán. Vị thẩm phán nào đã ngồi xét tại phòng luận tội một vụ án nào rồi thì khi vụ án đó được đưa ra xét xử trước tòa thượng thẩm, vị đó sẽ không có quyền ngồi xử nữa. Luật sư được tham dự các phiên tòa hình sự, dân sự của tòa thượng thẩm, nhưng không được tham dự phiên họp của phòng luận tội vì phòng này họp kín. Luật sư chỉ được trình các bài bào chữa viết ở phòng luận tội. Tổ chức tư pháp ở Bắc Kỳ còn có một đặc điểm nữa về tòa thượng thẩm là Tòa nhì (cg. Phòng nhì) của Tòa thượng thẩm Pháp chính là Tòa đệ tam cấp (cg. Viện kháng tố). Tất cả Bắc Kỳ chỉ có một Tòa đệ tam cấp, trụ sở đặt tại Hà Nội, vời thành phần được sửa đổi lại đôi chút đó là sự tham gia ngồi ghế phụ thẩm của hai vị Nam quan từ chức tuần phủ trở lên, và do thống sứ Bắc Kỳ bổ nhiệm theo đề nghị của vị chánh nhất Tòa thượng thẩm Pháp sau khi hỏi ý kiến của vị Nam án thủ hiến cũng là người Pháp. Thành phần của Tòa đệ tam cấp gồm có: chánh nhất hoặc một chánh tòa Tòa thượng thẩm Pháp ngồi ghế chánh thẩm, một thẩm phán người Pháp và một vị Nam quan nói trên ngồi ghế phụ thẩm. Ngồi ghế công tố là một vị thẩm phán công tố người Pháp. Luật sư có quyền tham gia phiên tòa. Đặc điểm nữa của tòa đệ tam cấp này là về hình sự nó có thẩm quyền xét xử những việc kháng cáo đối với các bản án sơ thẩm của các tòa đệ nhị cấp các tỉnh tại Bắc Kỳ xử về tiểu hình hay đại hình."Từ điển Luật học trang 507
736Tòa tiểu hình"Danh từ chung chỉ những tòa án ở Việt Nam thời thuộc Pháp, có thẩm quyền xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm về khinh tội tức là tội tiểu hình (các tòa án này xử cả về dân sự). 1. Xử sơ thẩm về tiểu hình - trong tổ chức các tòa án Pháp ở Việt Nam gồm có: a. Các tòa hòa giải rộng quyền. Hồi đó ở Nam Kỳ có 3 tòa hòa giải rộng quyền đặt dưới quyền quản hạt của Tòa thượng thẩm Sài Gòn là Tòa Bà Rịa, Tòa Biên Hòa và Tòa Tây Ninh. Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ có 2 tòa hòa giải rộng quyền: một ở Nam Định và một ở Vinh, đều đặt dưới quyền quản hạt của Tòa thượng thẩm Hà Nội, thành phần của các tòa này rất đơn giản vì chỉ có một thẩm phán và một lục sự phụ tác. b. Các tòa sơ thẩm ngang hàng với tòa hòa giải rộng quyền, nhưng có chỗ khác biệt về thành phần vì tòa sơ thẩm có đủ cả 3 cơ quan: thẩm cứu, truy tố và xử án do các thẩm phán riêng biệt phụ trách. Loại tòa tiểu hình này có 3 hạng: tòa sơ thẩm hạng nhất đặt tại Hà Nội, Hải Phòng và Sài Gòn; tòa hạng nhì đặt tại Đà Nẵng, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ; tòa hạng 3 đặt tại Bến Tre, Long Xuyên, Sóc Trăng, Tây Ninh, Trà Vinh, Bạc Liêu, Châu Đốc và Rạch Giá. 2. Xử phúc thẩm về tiểu hình là tòa tiểu hình của các tòa thượng thẩm Hà Nội và Sài Gòn, có thẩm quyền xử phúc thẩm và chung thẩm các bản án tiểu hình sơ thẩm bị kháng cáo của các tòa sơ thẩm và tòa hòa giải rộng quyền."Từ điển Luật học trang 508
737Tốc độ cấu tạolà tốc độ vận hành lớn nhất được hạn chế bởi điều kiện an toàn và độ bền kết cấu mà toa xe có thể vận hành ổn định, liên tục theo thiết kế.38/2007/QĐ-BGTVT
738Tốc độ thiết kếlà tốc độ dùng để tính toán các yếu tố hình học chủ yếu của đường trong điều kiện hạn chế.22/2007/QĐ-BXD
739Tội ác chiến tranh"Là tội vi phạm công pháp quốc tế về luật lệ và tập tục chiến tranh được thực hiện bằng các hành vi như: tàn sát dân thường, tra tấn, giam giữ, đối xử vô nhân đạo đối với tù binh, thực hành chế độ lao động nô lệ đối với nhân dân vùng bị chiếm đóng, cưỡng hiếp, làm nhục phụ nữ, xua đuổi nhân dân rời khỏi quê hương, nơi sinh sống, bắn giết, cướp bóc tài sản, tấn công triệt hạ các mục tiêu dân sự, các công trình phục vụ dân sinh, các đê, đập; tiến hành chiến tranh không tuyên bố, tấn công các quốc gia trung lập, các khu trung lập, khu an ninh. Cấu thành tội ác chiến tranh được quy định trong Điều ước của Tòa án quân sự quốc tế do bốn nước đồng minh chống phát xít gồm Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp quy định. Quân nhân không được viện lý do chấp hành mệnh lệnh cấp trên để bào chữa cho hành vi thực hiện tội ác chiến tranh. Người phạm tội ác chiến tranh bị tìm kiếm, săn đuổi cho đến khi có đủ cơ sở pháp lý tin cậy là đã chết. Các quốc gia đều có nghĩa vụ, trách nhiệm truy tìm, bắt giữ và đưa ra xét xử những kẻ phạm tội ác chiến tranh trong bất cứ thời gian nào."Từ điển Luật học trang 521
740Tội ác chống hòa bình"Là tội phạm được thực hiện bằng các hành vi: chuẩn bị và tiến hành đường lối đối nội, đối ngoại gây hận thù giữa các dân tộc, các quốc gia; chuẩn bị, kích động, xúi dục lập ra các khối quân sự đối địch; ký kết các hiệp ước chuẩn bị cho việc tiến hành chiến tranh xâm lược, tuyên truyền chiến tranh. Vd. Tòa án quân sự quốc tế Tôkyô đã kết án và xử phạt những người cầm đầu nhà nước Nhật Bản về tội: ""Từ 1928 đến 1945, cùng với chính quyền phát xít các nước Đức, Ý tiến hành đường lối đối nội, đối ngoại phá hoại hòa bình, gây chiến tranh với mục đích thống trị thế giới""."Từ điển Luật học trang 522