Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 1.006 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
661Tổ chức kiểm toán được chấp thuậnlà tổ chức kiểm toán độc lập được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán.144/2003/NĐ-CP
662Tổ chức kinh doanh chứng khoánlà công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty quản lý tài sản, ngân hàng đầu tư thực hiện các nghiệp vụ theo quy định tại Điều 60, Điều 61 Luật Chứng khoán.27/2007/QĐ-BTC
663Tổ chức kinh doanh quốc tếTổ chức kinh tế do các nước thành viên Hội đồng tương trợ kinh tế thành lập năm 1971 trên cơ sở Điều ước quốc tế liên bộ phù hợp với Chương trình tổng hợp củng cố và hoàn thiện hơn nữa quan hệ hợp tác và phát triển sự liên kết kinh tế xã hội chủ nghĩa của các nước thành viên Hội đồng tương trợ kinh tế. Mục đích của tổ chức này là phối hợp các hoạt dộng cụ thể về hợp tác, liên doanh trong trong lĩnh vực kinh doanh cũng như trong các lĩnh vực xây dựng công trình, nghiên cứu khoa học, thiết kế dự án, sản xuất, dịch vụ và quan hệ thương mại. Thành viên của tổ chức này là các tổ chức kinh doanh các nước thành viên Hội đồng tương trợ kinh tế (liên hiệp, xí nghiệp sản xuất nông nghiệp...). Tổ chức kinh doanh quốc tế có thể là tổ chức quốc tế nhiều bên hoặc hai bên tham gia vào các quan hệ xã hội với tư cách là chủ thể của các quan hệ pháp luật dân sự. Các thành viên của tổ chức này vẫn giữ tính độc lập đối với toàn bộ tài sản, tổ chức pháp lý của mình. Theo quy chế pháp lý, tổ chức này gồm có ba loại: 1. Liên hiệp kinh doanh quốc tế thực hiện hoạt động phối hợp và hình thành trên cơ sở đóng góp của các bên và hoạt động theo tên của mình với tư cách là pháp nhân. 2. Xí nghiệp liên doanh là một pháp nhân độc lập, thực hiện các hoạt động sản xuất. 3. Hiệp hội đồng chí là tổ chức kinh doanh quốc tế nhưng không có tư cách pháp nhân. Nét đặc trưng của Hiệp hội này là một thành viên thực hiện các công việc của Hiệp hội do các thành viên còn lại của Hiệp hội ủy quyền. Vấn đề tổ chức và hoạt động của tổ chức kinh doanh quốc tế áp dụng theo quy chế pháp lý thống nhất do Hội đồng tương trợ kinh tế thông qua năm 1976. Do hoàn cảnh lịch sử, hiện nay hình thức hợp tác này không còn nữa nhưng nó ghi nhận vai trò lịch sử của mình trong quá trình hợp tác hữu nghị, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước thành viên trong Hội đồng tương trợ kinh tế xã hội chủ nghĩa.Từ điển Luật học trang 512
664Tổ chức kinh tế"bao gồm doanh nghiệp được thành lập hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư; Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã; tổ chức tín dụng được thành lập theo Luật các Tổ chức tín dụng; tổ chức bảo hiểm được thành lập theo Luật Kinh doanh bảo hiểm và các tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật."06/2008/NĐ-CP
665Tổ chức kinh tế ở nước ngoàilà tổ chức kinh tế được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư để thực hiện các hoạt động đầu tư ra nước ngoài, trong đó nhà đầu tư sở hữu một phần hay toàn bộ vốn đầu tư.78/2006/NĐ-CP
666Tổ chức lại doanh nghiệplà việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi doanh nghiệp.60/2005/QH11
667Tổ chức lao động quốc tế (ILO)"Là một tổ chức quốc tế liên chính phủ, được thành lập năm 1919. Năm 1946, ILO trở thành một cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc, có khoảng 150 quốc gia thành viên. Mục đích của ILO là nhằm: a. Thúc đẩy việc thiết lập nền hòa bình bền vững bằng cách khuyến khích công bằng xã hội, cải thiện điều kiện lao động và nâng cao mức sống của người dân lao động, tạo điều kiện để thiết lập sự ổn định về kinh tế và xã hội. b. Để đạt được mục đích trên, ILO soạn thảo các điều ước quốc tế và các nghị quyết đặc biệt về tiền lương, thời gian lao động và tuổi lao động thấp nhất. c. Bảo hộ lao động của phụ nữ và trẻ em. d. Bảo đảm việc bồi thường tai nạn lao động, bảo hiểm xã hội, trợ cấp khi nghỉ hưu và bị tàn phế. đ. Bảo đảm quyền của người lao động tham gia công đoàn, tổ chức dạy nghề, vv. Về bộ máy tổ chức của ILO: Hội nghị toàn thể là cơ quan cao nhất; Hội đồng hành chính là cơ quan chấp hành; Văn phòng lao động quốc tế là Ban thư ký của Hội đồng hành chính. Trụ sở ILO đặt tại Giơnevơ (Thụy Sỹ)."Từ điển Luật học trang 513
668Tổ chức liên minh bưu chính thế giới (UPU)"Là tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc, thành lập ngày 15/9/1874 tại Thụy Sỹ trên cơ sở Hiệp ước Becnơ với mục đích tăng cường và mở rộng sự trao đổi và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc thông qua các hoạt động bưu chính. Ngày 4/7/1947, UPU hưởng quy chế cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc. Đến năm 1996, UPU có hơn 190 thành viên trong đó có Việt Nam. Cơ quan tối cao của UPU là Đại hội tất cả các nước thành viên, 5 năm họp một lần. Cơ quan hoạt động giữa 2 kỳ họp đại hội là Hội đồng quản trị gồm 41 thành viên đại diện cho các quốc gia được Đại hội bầu theo nguyên tắc phân vùng địa lý. Ngoài ra, UPU còn có Hội đồng khai thác bưu chính gồm 40 thành viên đại diện cho các mức độ phát triển kinh tế, xã hội khác nhau; Văn phòng quốc tế là cơ quan thường trực do tổng giám đốc lãnh đạo dưới sự kiểm soát của Hội đồng quản trị. Trụ sở của UPU tại Becnơ (Thụy Sỹ)."Từ điển Luật học trang 513
669Tổ chức lương thực và nông nghiệp (FAO)Tổ chức liên chính phủ đồng thời là cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc được thành lập năm 1945, có trụ sở tại Rôma (Italia). Đến nay có hơn 160 nước tham gia tổ chức này. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên chính thức của FAO từ năm 1988. Mục đích của FAO theo điều lệ là cải thiện chế độ ăn uống và nâng cao mức sống của các dân tộc, tăng sản lượng nông nghiệp và cải thiện hệ thống phân chia lương thực và các sản phẩm nông nghiệp, nâng cao mức sống của nông dân. Có ngân sách: 100 triệu USD/ năm từ 2 nguồn: hội viên (gần 1 triệu) và Liên hợp quốc (99 triệu). Để đạt được mục đích nêu trên, FAO có chức năng trợ giúp kỹ thuật cho các nước đang phát triển, chuẩn bị và công bố các công trình nghiên cứu, kỹ thuật và thống kê nhiều vấn đề khác nhau như chăn nuôi, trồng trọt, sinh hoạt..., nghiên cứu tình hình lương thực trên thế giới, công bố các số liệu thống kê. Các cơ quan của FAO: - Hội nghị là cơ quan tối cao gồm tất cả các nước thành viên, mỗi thành viên có một đại diện. Hội nghị triệu tập 2 năm 1 lần (trước năm 1949 triệu tập mỗi năm 1 lần). Mỗi khóa họp của Hội nghị giải quyết các vấn đề tồn tại của nông nghiệp trên thế giới, đặt ra đường lối phát triển nông nghiệp và thương mại của các nước, thảo luận các hoạt động trợ cấp của các nước đang phát triển và điều chỉnh các vấn đề pháp lý, điều lệ và hành chính. - Hội đồng là cơ quan chấp hành gồm 49 quốc gia thành viên do Hội nghị bầu ra với nhiệm kỳ 3 năm và dựa trên nguyên tắc phân bổ hợp lý theo khu vực địa lý. Hội đồng có chức năng tổng kết tình hình phát triển nông nghiệp và lương thực, đề xuất các kiến nghị cho chính phủ các quốc gia thành viên. - Ban thư ký: điều hành công việc hàng ngày của FAO, đứng đầu là tổng giám đốc do Hội nghị bầu ra.Từ điển Luật học trang 514
670Tổ chức niêm yết chứng khoánlà tổ chức phát hành được phép niêm yết chứng khoán tại thị trường giao dịch tập trung theo quy định của Pháp luật144/2003/NĐ-CP
671Tổ chức phát hànhlà tổ chức thực hiện phát hành chứng khoán ra công chúng.70/2006/QH11
672Tổ chức phát hành chứng khoánlà tổ chức đã đăng ký phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của Pháp luật144/2003/NĐ-CP
673Tổ chức phát hành thẻLà ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tín dụng hợp tác, tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng được phép phát hành thẻ theo quy định tại Điều 9, Quy chế này.20/2007/QĐ-NHNN
674Tổ chức phát hành trái phiếulà doanh nghiệp thực hiện phát hành trái phiếu theo quy định của Nghị định này.52/2006/NĐ-CP
675Tổ chức phát triển công nghiệp (UNIDO)Cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc thành lập tháng 1/1967 trên cơ sở Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc, có trụ sở tại Viên (Áo). Đến nay có hơn 150 quốc gia tham gia tổ chức này. Việt Nam gia nhập từ năm 1980. Mục đích chủ yếu của UNIDO là thúc đẩy tốc độ phát triển công nghiệp của các nước đang phát triển, giúp các nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời phối hợp các hoạt động phát triển công nghiệp của các quốc gia thuộc hệ thống Liên hợp quốc. Có ngân sách: 100 triệu USD do các thành viên đóng góp, 100 triệu USD góp tự nguyện và Liên hợp quốc tài trợ từ ngân sách chung. Các cơ quan của UNIDO gồm: - Hội nghị toàn thể là cơ quan tối cao được triệu tập 4 năm một lần. Hội nghị đề ra các đề án hỗ trợ phối hợp liên quan đến tình hình cải tổ quan hệ kinh tế quốc tế và công nghiệp hóa của các nước đang phát triển. - Hội đồng phát triển công nghiệp là cơ quan lãnh đạo chủ chốt của UNIDO gồm 45 thành viên do Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu ra với nhiệm kỳ 3 năm. Hội đồng họp mỗi năm một lần, tiến hành soạn thảo nguyên tắc, chính sách, chương trình làm việc cũng như chế độ phối hợp hoạt động của UNIDO với các cơ quan trong hệ thống Liên hợp quốc về phát triển công nghiệp và thực hiện các đề án của Hội nghị. - Ban thư ký đảm nhiệm công việc hàng ngày của UNIDO, đứng đầu Ban thư ký là giám đốc điều hành do tổng thư ký Liên hợp quốc bổ nhiệm và Đại hội đồng Liên hợp quốc phê chuẩn với nhiệm kỳ 4 năm.Từ điển Luật học trang 515
676Tổ chức phi chính phủTổ chức quốc tế thống nhất các nhóm người thuộc khu vực nhà nước và tư nhân và có tính chất phi chính phủ được thành lập với mục đích thúc đẩy các hoạt động của con người trong quan hệ quốc tế, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, nhân văn… Tổ chức phi chính phủ thường hoạt động trên cơ sở điều lệ và ở một số quốc gia. Để có địa vị pháp lý của mình, tổ chức phi chính phủ phải đáp ứng một số tiêu chuẩn nhất định, đặc biệt phải có hoạt động ít nhất ở hai quốc gia trở lên, phù hợp với mục đích, quy chế thành viên cũng như phải có tổ chức bộ máy và các nguồn tài chính hỗ trợ. Phần lớn các tổ chức phi chính phủ có mối quan hệ chặt chẽ chủ yếu với các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc. Ngày nay, tổ chức phi chính phủ có vai trò lớn trong việc đấu tranh vì hòa bình, hợp tác và phát triển giữa các quốc gia, dân tộc. Vì vậy, nhiều tổ chức phi chính phủ được thừa nhận là tổ chức có uy tín và ảnh hưởng rộng lớn trên phạm vi toàn thế giới như Hội đồng hòa bình thế giới, Liên hiệp công đoàn thế giới, Liên hiệp phụ nữ dân chủ quốc tế, Liên hiệp thanh niên dân chủ thế giới, Hội chữ thập đỏ, v.v.Từ điển Luật học trang 515
677Tổ chức quốc tế"Tổ chức bao gồm các thành viên thuộc hai hoặc nhiều bên quốc tịch hợp thành, có chung tôn chỉ mục đích hoạt động, có cơ quan, bộ máy điều hành chung, có trụ sở và quy chế pháp luật chung để hoạt động. Tổ chức quốc tế có thể là tổ chức của các quốc gia có chủ quyền như Đại hội đồng Liên hợp quốc và các tổ chức của Liên hợp quốc, hoặc là tổ chức của các đảng phái chính trị xã hội như tổ chức Quốc tế cộng sản,... hoặc tổ chức nghề nghiệp như Tổ chức các nhà báo quốc tế ""OIJ"", hoặc tổ chức tôn giáo như Phật giáo quốc tế, Hồi giáo, Thiên chúa giáo, vv. Tổ chức quốc tế có thể là một tổ chức nhà nước mà thành viên là các quốc gia có chủ quyền, hoặc là tổ chức phi chính phủ. Sự hình thành và tồn tại các tổ chức quốc tế đã có từ thời xưa, thường là các liên minh quân sự nhưng phát triển rõ nét bắt đầu từ thế kỷ 19 và phát triển mạnh mẽ từ đầu thế kỷ 20. Khi mà xu hướng quốc tế hóa, khu vực hóa các mặt đời sống của nhân loại, đặc biệt là quốc tế hóa, khu vực hóa về kinh tế, xã hội, văn hóa trở thành nhu cầu cấp bách và quan hệ đơn phương, một chiều bị thay thế bởi quan hệ tuỳ thuộc lẫn nhau trong quan hệ giữa các nước. Tổ chức quốc tế được thừa nhận là các tổ chức được tổ chức, hoạt động vì những mục đích tiến bộ. Ngày nay còn có những tổ chức quốc tế được tổ chức và hoạt động vì những mục đích phản động, tội phạm như tổ chức maphia, tổ chức phân biệt chủng tộc, màu da, tổ chức tôn giáo, giáo phái, cực đoan, tổ chức khủng bố theo chủ nghĩa phát xít, vv. Các tổ chức quốc tế này đều bị công pháp quốc tế lên án và bị nhân dân các nước đấu tranh chống lại và bị trừng trị theo công pháp quốc tế."Từ điển Luật học trang 516
678Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO)"Ngày 14/7/1967, tại Hội nghị quốc tế ở Stôckhôm, công ước về bảo hộ quyền tác giả đã được ký kết. Trên cơ sở của công ước này, các nước thành viên đã thành lập một tổ chức quốc tế có tên gọi là ""Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới"". Đến nay, WIPO đã có khoảng 110 quốc gia tham gia và Việt Nam đã tham gia vào tổ chức này từ năm 1981. Trụ sở của WIPO đặt tại Giơnevơ. Nhiệm vụ của WIPO là tăng cường bảo hộ pháp lý ""sở hữu trí tuệ"" trên phạm vi toàn thế giới thông qua hợp tác quốc tế. Nội dung của quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền liên quan đến các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; hoạt động nghệ thuật của các nghệ sĩ, hoạt động thông tin, phát thanh, tuyên truyền qua radio, vô tuyến; liên quan đến các phát minh sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa và tất cả các quyền khác liên quan đến hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực sản xuất, thương mại, khoa học và nghệ thuật. Các cơ quan của WIPO gồm: - Đại Hội đồng là cơ quan tối cao của WIPO bao gồm tất cả các quốc gia thành viên. WIPO đồng thời cũng là thành viên Liên minh Pari hoặc Becnơ; có nhiệm vụ định ra phương hướng hoạt động của WIPO qua các thời kỳ; bổ nhiệm tổng giám đốc; phê chuẩn các báo cáo của tổng giám đốc và ủy ban hợp hợp cũng như các biện pháp hành chính liên quan đến hoạt động của WIPO; thông qua ngân sách, tổ chức thực hiện những chức năng tương ứng theo quy định của công ước. - Hội nghị bao gồm tất cả cá quốc gia thành viên của WIPO, có nhiệm vụ thảo luận công việc liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ, thông qua các vấn đề tư vấn và ngân sách của Hội nghị... - Ủy ban phối hợp: có nhiệm vụ tư vấn cho các cơ quan của các liên minh, Đại hội đồng, Hội nghị, tổng giám đốc về các vấn đề hành chính, tài chính và nhiều công việc khác; soạn thảo các văn bản, tài liệu cho Đại hội đồng, lập các chương trình và dự trù ngân sách cho hội nghị của WIPO... - Văn phòng quốc tế: thực hiện chức năng thư ký của WIPO, đứng đầu là tổng giám đốc với nhiệm kỳ 6 năm."Từ điển Luật học trang 516
679Tổ chức sự nghiệp cônglà tổ chức do các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập, có chức năng thực hiện các hoạt động dịch vụ công do ngân sách nhà nước chi trả13/2003/QH11
680Tổ chức sự nghiệp nhà nướclà các tổ chức được thành lập và hoạt động để phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước hoặc để thực hiện một số dịch vụ công (bao gồm các tổ chức sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ, văn hoá - thông tin, thể dục - thể thao, lao động - xã hội và các tổ chức sự nghiệp khác).83/2006/NĐ-CP