Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 1.006 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
641Tổ chức chủ trì đề tài, dự án khoa học và công nghệlà tổ chức có tư cách pháp nhân được cơ quan quản lý có thẩm quyền giao nhiệm vụ và kinh phí để thực hiện đề tài, dự án44/2007/TTLT-BTC-BKHCN
642Tổ chức chứng nhận hợp quylà đơn vị sự nghiệp hoạt động dịch vụ kỹ thuật được Bộ Thông tin và Truyền thông giao trách nhiệm chứng nhận hợp quy sản phẩm chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông.06/2009/TT-BTTTT
643Tổ chức chứng nhận sự phù hợplà tổ chức thực hiện việc đánh giá, xác nhận sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác phù hợp với các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.26/2007/QĐ-BKHCN
644Tổ chức công nhậnlà tổ chức thực hiện việc đánh giá, xác nhận phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn, tổ chức chứng nhận sự phù hợp, tổ chức giám định có năng lực phù hợp với các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn tương ứng.26/2007/QĐ-BKHCN
645Tổ chức đăng ký giao dịch chứng khoánLà công ty đại chúng có chứng khoán đăng ký giao dịch tại TTGDCK108/2008/QĐ-BTC
646Tổ chức đánh giá sự phù hợplà tổ chức tiến hành hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng05/2007/QH12
647Tổ chức đánh giá, giám định công nghệlà tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được công nhận có đủ điều kiện thực hiện việc đánh giá, giám định công nghệ và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá, giám định của mình.11/2005/NĐ-CP
648Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệpLà tổ chức có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật sở hữu công nghiệp.129/2004/TTLT-BTC-BKHCN
649Tổ chức dịch vụ khuyến cônglà các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật (Trung tâm Khuyến công, cơ sở nghiên cứu khoa học - công nghệ, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp tư vấn…) có năng lực thực hiện các hoạt động, dịch vụ khuyến công như tư vấn, đào tạo, chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác phù hợp với Điều 3, Nghị định số 134/2004/NĐ-CP nhằm phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại nông thôn.08/2008/QĐ-BCT
650Tổ chức dịch vụ thông tin khoa học và công nghệlà đơn vị sự nghiệp thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ do cơ quan nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thành lập theo quy định của pháp luật.159/2004/NĐ-CP
651Tổ chức định mức tín nhiệmlà pháp nhân có chức năng đánh giá về mức độ uy tín của doanh nghiệp và khả năng thanh toán gốc, lãi trái phiếu của một tổ chức phát hành trong suốt kỳ hạn của trái phiếu.52/2006/NĐ-CP
652Tổ chức giám địnhlà tổ chức thực hiện việc xem xét, xác định mức độ phù hợp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác với các yêu cầu quy định trong hợp đồng, tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.26/2007/QĐ-BKHCN
653Tổ chức giáo dục khoa học và văn hóa (UNESCO)Là một tổ chức liên chính phủ thành lập năm 1946 tại Lơn Đơn, hoạt động trên cơ sở điều lệ riêng của mình, có trụ sở tại Pari (Pháp). Tổ chức này còn được gọi là cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc và có quan hệ với Liên hợp quốc bằng một hiệp định quốc tế. Hiện nay UNESCO có hơn 160 nước trong đó có Việt Nam tham gia với tư cách là thành viên. Nhiệm vụ cơ bản của UNESCO là phát triển, hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học, văn hóa, với mục đích củng cố hòa bình, an ninh vững chắc và đảm bảo sự phồn vinh của các dân tộc. Để thực hiện được nhiệm vụ và mục đích nêu trên, trong phạm vị thẩm quyền của mình, UNESCO thường xuyên phối hợp và thông qua các ủy ban UNESCO của các quốc gia tổ chức hội nghị quốc tế và hội nghị chuyên đề để giúp các nước đang phát triển xây dựng các cơ sở vật chất như trường học, cơ quan nghiên cứu, tiến hành các hoạt động thống kê, thông tin và công bố các tài liệu về các lĩnh vực có liên quan. Đến nay UNESCO có quan hệ với hơn 400 tổ chức quốc tế về khoa học và xã hội phi chính phủ. UNESCO có các cơ quan như: - Hội nghị toàn thể là cơ quan tối cao họp thường kỳ 2 năm một lần. Hội nghị đề ra phương hướng và chương trình hoạt động chung của UNESCO. - Hội đồng chấp hành là cơ quan chấp hành do Hội nghị toàn thể bầu ra và chịu trách nhiệm thực hiện chương trình do Hội nghị toàn thể thông qua. - Ban thư ký đảm nhiệm công việc hàng ngày của tổ chức. Người đứng đầu Ban thư ký là tổng giám đốc do Hội nghị toàn thể bầu ra theo kiến nghị của Hội đồng chấp hành. Bên cạnh đó, UNESCO còn có một số Ủy ban tư vấn về những vấn đề khác nhau liên quan đến nhiệm vụ của UNESCO.Từ điển Luật học trang 510
654Tổ chức hàng hải quốc tế"(cg. Tổ chức liên chính phủ - IMO). Lúc đầu, tổ chức này mang tên là Tổ chức tư vấn hàng hải liên chính phủ (IMCO), đến ngày 22/5/1982 thì đổi thành tên hiện nay. Tổ chức tư vấn hàng hải liên chính phủ được thành lập trên cơ sở Công ước Giơnevơ năm 1948. Tháng 1/1959, Công ước này có hiệu lực và IMO trở thành tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc, có trự sở ở Lơn Đơn (nay ở Anbôctô Embancơ - Anh). Hiện nay có trên 130 quốc gia tham gia tổ chức này. Mục đích của tổ chức là đảm bảo hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kỹ thuật, vận tải biển, áp dụng những tiêu chuẩn chung nhằm đảm bảo an toàn trên biển và tăng hiệu quả vận tải đường biển, v.v. Các cơ quan của IMO gồm: - Đại hội đồng là cơ quan lãnh đạo của IMO gồm đại diện của tất cả các quốc gia thành viên được triệu tập định kỳ 2 năm một lần. Đại hội đồng có nhiệm vụ thông qua các chương trình làm việc liên quan đến các quy định về hàng hải, bảo đảm an toàn trên biển, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển, vv, phê chuẩn ngân sách và bầu Hội đồng đều hành của IMO. - Hội đồng là cơ quan lãnh đạo công tác hàng ngày của IMO gồm có 24 thành viên do Đại hội đồng bầu ra với nhiệm kỳ 2 năm và họp thường kỳ 2 lần trong một năm. Hội đồng có chức năng hành chính, thực hiện các chương trình và nhiệm vụ của Đại Hội đồng. - Ban thư ký đảm nhiệm công việc hàng ngày của IMO và giúp việc cho Hội đồng. Ngoài ra, IMO còn có 5 Ủy ban chuyên môn: Ủy ban an ninh trên biển; Ủy ban pháp lý; Ủy ban bảo vệ môi trường biển; Ủy ban hợp tác kỷ thuật và Ủy ban đơn giản hóa các thủ tục hàng hải."Từ điển Luật học trang 510
655Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO)"Tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc được thành lập năm 1944 trên cơ sở Công ước Chicagô năm 1944 về hàng không dân dụng quốc tế, có trụ sở tại Môngrêan (Canada). Ngoài ra ICAO còn có 6 chi nhánh khu vực ở Pari (Pháp); Cairô (AiCập); Băngkôc (Thái Lan); Lima (Pêru); Mêhicô City (Mêhicô) và Đăcca (Xênêgan). Đến nay có khoảng 160 nước là thành viên chính thức của ICAO. Mục đích của ICAO là xây dựng các nguyên tắc, tiêu chuẩn kỹ thuật và kế hoạch hóa vận tải hàng không để đảm bảo an toàn hàng không dân dụng quốc tế, khuyến khích phát triển các tuyến đường hàng không, sân bay, các công trình và phương tiện hàng không dân dụng... Các cơ quan của ICAO gồm: - Đại hội đồng là cơ quan tối cao của ICAO gồm tất cả đại diện các nước thành viên. Mọi vấn đề quan trọng đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Đại hội đồng. Cứ 3 năm, Đại hội đồng họp một lần do Hội đồng triệu tập vào thời gian thích hợp. - Hội đồng là cơ quan thường trực chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng, gồm 27 nước thành viên do Đại hội đồng bầu ra trong phiên họp đầu tiên và cứ 3 năm được bầu lại một lần. Hội đồng có chức năng hành chính, trọng tài, thông tin, tư vấn và thực hiện các đề án của Đại hội đồng. Các cơ quan của Hội đồng gồm có Ủy ban không vận; Ủy ban không tải; Ủy ban pháp luật; Ủy ban phối hợp tài trợ; Ủy ban chống các can thiệp trái phép vào các hoạt động của ngành hàng không. - Ban thư ký có nhiệm vụ thực hiện công việc hàng ngày của ICAO. Đứng đầu ban thư ký là tổng thư ký"Từ điển Luật học trang 511
656Tổ chức hành chính"là tổ chức tham mưu, hoạch định thể chế, chính sách và tổ chức thừa hành, thực thi pháp luật thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (bao gồm các Vụ, Cục, Tổng cục, Thanh tra, Văn phòng Bộ và một số tổ chức có tên gọi khác); các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (bao gồm các Sở, Thanh tra, Văn phòng Ủy ban nhân dân và một số tổ chức có tên gọi khác); các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện (bao gồm các Phòng, Thanh tra, Văn phòng Ủy ban nhân dân và một số tổ chức có tên gọi khác)."83/2006/NĐ-CP
657Tổ chức hoạt động mại dâmlà hành vi bố trí, sắp xếp để thực hiện việc mua dâm, bán dâm.10/2003/PL-UBTVQH11
658Tổ chức hợp tác dùng nướcLà hình thức hợp tác của những người cùng hưởng lợi từ công trình thuỷ lợi, làm nhiệm vụ khai thác và bảo vệ công trình, phục vụ sản xuất, dân sinh.65/2009/TT-BNNPTNT
659Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)"Là một tổ chức liên chính phủ của các nước tư bản phát triển, thành lập năm 1961 với 24 quốc gia tư bản phát triển là thành viên. Mục đích của OECD là phối hợp các chính sách kinh tế của các nước tư bản phát triển, bao gồm cả những vấn đề giúp đỡ các nước đang phát triển. Bộ máy tổ chức OECD gồm có Hội đồng là cơ quan lãnh đạo; Ban thư ký do tổng thư ký đứng đầu là cơ quan hành chính và Ủy ban chấp hành là cơ quan chấp hành. Trụ sở của OECD đặt tại Pari (Pháp)."Từ điển Luật học trang 512
660Tổ chức khảo nghiệmLà tổ chức khoa học công nghệ, dịch vụ khoa học công nghệ có đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm đánh giá rủi ro giống cây trồng biến đổi gen đối với đa dạng sinh học và môi trường ở Việt Nam được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định.69/2009/TT-BNNPTNT