Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 1.006 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
241Thành viên lưu ký chứng khoánlà công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cấp Giấy phép lưu ký để cung cấp dịch vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán đã đăng ký làm thành viên lưu ký tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK).60/2004/QĐ-BTC
242Thành viên sáng lậplà người góp vốn, tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.60/2005/QH11
243Thành viên sử dụnglà Thành viên mà chính phủ hoặc bất kỳ cơ quan chính phủ nào ký hợp đồng hoặc uỷ quyền sử dụng các hoạt động giám định hàng hóa.209/WTO/VB
244Thập ác"Mười tội ác được quy định trọng hình luật các triều đại phong kiến xưa. Ví dụ: theo Quốc triều hình luật, quyển 1, Điều 2 - Chương danh lệ (tên gọi luật lệ), mười tội ác gồm có: 1. Mưu phản là mưu mô làm nguy hại đến xã tắc. 2. Mưu đại nghịch là mưu phá hủy tông miếu, lăng tẩm và cung điện nhà vua. 3. Mưu chống đối là mưu phản nước theo giặc. 4. Ác nghịch là đánh và mưu giết ông bà, cha, mẹ, bác, chú, thím, cô, anh, chị, em, ông bà ngoại, ông bà cha mẹ chồng. 5. Bất đạo là giết một nhà ba người không đáng tội chết, giết người chặt thây ra từng mảnh bỏ thuốc độc bùa mê. 6. Đại bất kính là ăn trộm đồ thờ trong lăng miếu, đồ ngự dụng (đồ dùng của nhà vua); làm giả ấn tín của vua; chế thuốc ngự không theo đúng phương, thuốc bao gói dễ lầm; nấu cơm cho vua mà phạm vào những món ăn cấm; không giữ gìn thuyền ngự cho được chắn chắc, chỉ trích nhà vua và đối với sứ giả nhà vua không đúng lễ bày tôi. 7. Bất hiếu là tố cáo, rủa mắng ông bà, cha mẹ, trái lời cha mẹ dạy bảo; nuôi nấng thiếu thốn; có tang cha mẹ mà lại lấy vợ lấy chồng, vui chơi ăn mặc như thường; nghe thấy tang ông bà cha mẹ mà dấu, không cử ai (không tổ chức tang lễ); nói dối là ông bà cha mẹ chết. 8. Bất mục là giết quan hay đem bán những người trong họ từ hàng phải để tang 3 tháng trở lên; đánh đập và tố cáo chồng, cùng những họ hàng phải để tang 5 tháng trở lên. 9. Bất nghĩa, là giết quan bản phủ và các quan đương chức tại nhiệm; giết thầy học; nghe thấy tin chồng chết mà không cử ai (không tổ chức tang lễ) lại vui chơi ăn mặc như thường cùng là cải giá. 10. Nổi loạn là gian dâm với người trong họ từ hàng phải để trang 5 tháng trở lên, với nàng hầu của ông cha."Từ điển Luật học trang 461
245Thất tungTừ chữ Hán chỉ tình trạng không có tin tức của một người trong một thời gian dài, có thể bị tòa án tuyên bố mất tích. (Xem xét. Tuyên bố mất tích).Từ điển Luật học trang 461
246Thất xuất"Khái niệm được sử dụng trong thời kỳ phong kiến, theo đó người vợ phạm vào một trong 7 điều được nêu thì người chồng có quyền bỏ vợ. Bảy điều phạm đó gồm có: 1) Không sinh được con; 2) Ghen tuông; 3) Ác tật; 4) Dâm đãng; 5) Bất kính với cha mẹ, ông bà; 6) Bất hòa trong gia đình; 7) Trộm cắp. Theo bộ luật Hồng Đức, nếu người vợ phạm vào một trong 7 điều nêu trên thì luật pháp bắt buộc người chồng phải bỏ vợ."Từ điển Luật học trang 461
247Thấu chilà việc người sử dụng dịch vụ thanh toán chi vượt số tiền mình có trên tài khoản thanh toán khi sử dụng dịch vụ thanh toán.64/2001/NĐ-CP
248Thấu chi trong thanh toán điện tử liên ngân hànglà việc các ngân hàng được chi vượt số dư có trên tài khoản tiền gửi thanh toán của mình mở tại Sở Giao dịch - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong ngày thanh toán.04/2007/QĐ-NHNN
249Thầu chínhlà nhà thầu trực tiếp ký kết hợp đồng với chủ đầu tư nhận thầu thực hiện công việc chính của công trình. Thầu chính có thể là: thầu chính thiết kế, thầu chính cung cấp thiết bị công nghệ, thầu chính xây lắp.19/2003/QĐ-BXD
250Thầu phụlà nhà thầu ký kết hợp đồng với thầu chính hoặc tổng thầu nhận thầu thực hiện một phần công việc của thầu chính hoặc tổng thầu.19/2003/QĐ-BXD
251Thay đổi cơ bảnlà việc một hàng hoá được biến đổi qua một quá trình sản xuất, để hình thành một vật phẩm thương mại mới, khác biệt về hình dạng, tính năng, đặc điểm cơ bản, hoặc mục đích sử dụng so với hàng hoá ban đầu.19/2006/NĐ-CP
252Thay đổi người tiến hành tố tụng"Những người tiến hành tố tụng gồm có: điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư ký phiên tòa. Những người này phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây được quy định tại Điều 28 - Bộ luật tố tụng hình sự: - Họ đồng thời là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, là người đại diện hợp pháp, người thân thích của những người đó hoặc bị can, bị cáo. - Họ đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong vụ án đó. - Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thi hành nhiệm vụ. Ngoài ba trường hợp nêu trên đây, đối với từng người tiến hành tố tụng còn có một số trường hợp riêng mà họ phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, cụ thể là: 1. Đối với thẩm phán hoặc hội thẩm nhân dân, nếu: - Họ cùng trong một hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau. - Họ đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là điều tra viên, kiểm sát viên, thư kí phiên tòa. 2. Đối với kiểm sát viên, nếu họ đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là điều tra viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân hoặc thư ký phiên tòa. 3. Đối với điều tra viên, nếu họ đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó đối với tư cách là kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân hoặc thư ký phiên tòa. 4. Đối với thư ký phiên tòa, nếu họ đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là kiểm sát viên, điều tra viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân. Những người sau đây có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng (thuật ngữ cũ là ""hồi tị"" nay không dùng): - Kiểm sát viên. - Bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ. - Người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự."Từ điển Luật học trang 457
253Thế chấpViệc bên có nghĩa vụ - người vay nợ dùng tài sản là bất động sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ - việc trả nợ đối với bên có quyền tức bên cho vay. Bên thế chấp phải giao những giấy tờ gốc chứng chỉ quyền sở hữu đối với bất động sản đem thế chấp lưu giữ. Trừ truờng hợp có thỏa thuận khác, bên nhận thế chấp thường cho bên thế chấp vay số tiền nhỏ hơn giá trị của bất động sản thế chấp. Ở Việt Nam, luật pháp cho phép thế chấp quyền sử dụng đất. Bên sử dụng đất dùng quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ và phải giao giấy chứng nhận gốc về quyền sử dụng đất cho bên cho vay. Việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản. Văn bản thế chấp phải được công chứng nhà nước hoặc ủy ban nhân dân có thẩm quyền chứng thực nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Khi đã đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu bán đấu giá tài sản.Từ điển Luật học trang 462
254Thế chấp tài sản"Việc bên vay nợ dùng tài sản hoặc giấy tờ có giá trị thuộc quyền sử dụng của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên cho vay. Tài sản đem thế chấp chỉ được thế chấp một lần, tại một nơi. Nếu thế chấp tài sản ở nhiều nơi để vay số tiền lớn hơn giá trị tài sản thế chấp là phạm tội lừa đảo. Thế chấp tài sản được quy định tại các Điều 346 - 362 của Bộ luật dân sự. Thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính (như hợp đồng vay nợ) và phải có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng nhận của ủy ban nhân dân có thẩm quyền, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Nếu là bất động sản có đăng ký thì việc thế chấp phải được đăng ký. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận giao cho bên nhận thế chấp giữ hoặc giao cho người thứ ba giữ (như tài sản đang cho thuê). Bên thế chấp có các quyền và nghĩa vụ: a) Giao giấy tờ về tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp; đăng ký việc thế chấp, nếu tài sản thế chấp phải đăng ký quyền sở hữu; thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp. b) Được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức về tài sản, nếu bên thế chấp giữ lại tài sản. c) Được nhận lại tài sản thế chấp khi đã hoàn thành nghĩa vụ. Bên thế chấp có các quyền và nghĩa vụ: a) Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thế chấp mà mình giữ; nếu làm mất hoặc làm giảm giá trị của tài sản thế chấp thì phải bồi thường. b) Giao lại tài sản thế chấp mà mình giữ và các giấy tờ khi bên thế chấp đã hoàn thành nghĩa vụ. Trong trường hợp đã đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu bán đấu giá tài sản thế chấp để thực hiện nghĩa vụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."Từ điển Luật học trang 462
255Thế chấp tài sảnlà việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.33/2005/QH11
256Thể chế chính trịHệ thống các định chế hợp thành một chế độ chính trị, là hình thức thể hiện các thành phần của hệ thống chính trị thuộc kiến trúc thương tầng trong xã hội, bao gồm các đảng phái chính trị, nhà nước, mặt trận Tổ quốc, các tổ chức xã hội khác và vai trò, ảnh hưởng lẫn nhau của chúng trong hệ thống chính trị.Từ điển Luật học trang 462
257Thể chế nhà nướcHệ thống các định chế hợp thành một chế độ nhà nước, các chế độ về lập pháp, hành pháp và tư pháp (như thể chế chính trị của một nước).Từ điển Luật học trang 462
258Thẻ ghi nợ (debit card)Là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ thẻ mở tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép nhận tiền gửi không kỳ hạn.20/2007/QĐ-NHNN
259Thẻ kiểm soát an ninh hàng khônglà thẻ cấp cho người, cơ quan ngoại giao được phép ra, vào, hoạt động tại khu vực hạn chế của nhà ga, sân bay tại cảng hàng không, sân bay.06/2007/QĐ-BGTVT
260Thẻ mô tả (mate-tag)Là từ khóa được nhúng vào một trang thông tin điện tử, từ khóa này không hiển thị trên màn hình nhưng lại có thể đọc được bởi các công cụ tìm kiếm khi tìm những trang thông tin liên quan tới từ khóa đó.09/2008/TT-BCT