Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 1.006 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
221Thành quả đầu tư"là kiến thức, thông tin dưới dạng công nghệ, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, bí mật kinh doanh...., thu được từ hoạt động đầu tư về tài chính hoặc trí tuệ;"54/2000/NĐ-CP
222Thanh thảilà việc loại bỏ các vật chướng ngại trên đường thuỷ nội địa23/2004/QH11
223Thanh toán bệnh động vậtlà việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật về thú y và các biện pháp khác nhằm loại trừ bệnh động vật trong phạm vi nhất định.33/2005/NĐ-CP
224Thanh toán điện tử liên ngân hànglà quá trình xử lý các giao dịch thanh toán liên ngân hàng kể từ khi khởi tạo Lệnh thanh toán cho tới khi hoàn tất việc thanh toán cho người thụ hưởng, được thực hiện qua mạng máy tính.309/2002/QĐ-NHNN
225Thanh toán theo nhóm bệnhlà hình thức thanh toán dựa trên chi phí của mỗi loại bệnh hay nhóm bệnh cụ thể đã được chẩn đoán xác định.63/2005/NĐ-CP
226Thanh toán và chuyển tiền đối với các giao dịch vãng lai"bao gồm: a) Các khoản thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ; b) Các khoản vay tín dụng thương mại và ngân hàng ngắn hạn; c) Các khoản thu nhập từ đầu tư trực tiếp và gián tiếp; d) Các khoản chuyển tiền khi được phép giảm vốn đầu tư trực tiếp; đ) Các khoản thanh toán tiền lãi và trả dần nợ gốc của khoản vay nước ngoài; e) Các khoản chuyển tiền một chiều cho mục đích tiêu dùng; g) Các giao dịch tương tự khác."28/2005/PL-UBTVQH11
227Thanh tra an toàn lao độngx. Thanh tra nhà nước về lao động.Từ điển Luật học trang 456
228Thanh tra chuyên ngànhlà hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật, những quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý22/2004/QH11
229Thanh tra hành chínhlà hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước theo cấp hành chính đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp22/2004/QH11
230Thanh tra lao độngx. Thanh tra nhà nước về lao động.Từ điển Luật học trang 456
231Thanh tra nhà nướclà việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật Thanh tra và các quy định khác của pháp luật. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành22/2004/QH11
232Thanh tra nhà nước về lao động"Tổ chức có nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật lao động và xử lý các vi phạm lao động, giải quyết các tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật lao động (Điều 180). Thanh tra nhà nước về lao động gồm thanh tra lao động, thanh tra an toàn lao động và thanh tra vệ sinh lao động. Bộ lao động thương binh và xã hội và các cơ quan lao động địa phương thực hiện thanh tra lao động và thanh tra an toàn lao động. Bộ Y tế và các cơ quan y tế địa phương thực hiện thanh tra vệ sinh lao động (Điều 185 - Bộ luật lao động). Thanh tra nhà nước về lao động có nhiệm vụ chính là thanh tra việc chấp hành các quy định về lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động, điều tra tai nạn lao động; xem xét, chấp thuận các tiêu chuẩn an toàn lao động trong các luận chứng kinh tế kỹ thuật, các đề án thiết kế, đăng ký và cho phép đưa vào sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc danh mục do Bộ lao động thương binh và xã hội quy định; tham gia xem xét, chấp thuận địa điểm, các giải pháp vệ sinh lao động, xây dựng mới hoặc mở rộng, cải tạo cơ sở sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và tàn trữ các chất phóng xạ, chất độc thuốc danh mục do Bộ y tế quy định; giải quyết các khiếu nại, tố cáo của người lao động về vi phạm pháp luật lao động; quyết định xử lý các vi phạm pháp luật lao động theo thẩm quyền của mình và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan đó (Điều 186 - Bộ luật lao động)"Từ điển Luật học trang 456
233Thanh tra nhân dânlà hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban thanh tra nhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước22/2004/QH11
234Thanh tra vệ sinh lao độngx. Thanh tra nhà nước về lao động.Từ điển Luật học trang 456
235Thành viên của Trung tân lưu ký chứng khoánlà thành viên lưu ký và thành viên mở tài khoản trực tiếp tại TTLKCK.87/2007/QĐ-BTC
236Thành viên góp vốnlà người đầu tư tham gia góp vốn vào Quỹ đầu tư chứng khoán thành viên.73/2004/QĐ-BTC
237Thành viên hệ thống đăng ký giao dịch chứng khoánLà công ty chứng khoán được TTGDCK chấp thuận cho phép tham gia thực hiện các giao dịch trên hệ thống đăng ký giao dịch của TTGDCK108/2008/QĐ-BTC
238Thành viên Hội đồng quản trị độc lậplà thành viên Hội đồng quản trị không phải là Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó tổng giám đốc, kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác được Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc cổ đông lớn của công ty.12/2007/QĐ-BTC
239Thành viên hợp danhlà thành viên chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty hợp danh.60/2005/QH11
240Thành viên liên hợp quốc"Theo Điều 4 - Hiến chương liên hợp quốc thì thành viên Liên hợp quốc là một quốc gia; một nước yêu chuộng hòa bình; tự nguyện chấp nhận những nghĩa vụ mà Hiến chương đã đề ra; được Liên hợp quốc xét thấy có khả năng và có thiện chí thực hiện những nghĩa vụ ấy. Đơn xin gia nhập Liên hợp quốc phải được Hội đồng bảo an thông qua ít nhất 9 phiếu thuận, trong đó bắt buộc phải có sự nhất trí của cả 5 ủy viên thường trực gồm: Liên Xô - nay là Liên bang Nga, Trung Quốc, Mỹ, Anh, Pháp. Đơn được thông qua sẽ được đưa ra Đại hội đồng Liên hợp quốc để biểu quyết, Thành viên vi phạm một cách có hệ thống những nguyên tắc của Hiến chương có thể bị Đại hội đồng khai trừ theo kiến nghị của Hội đồng bảo an."Từ điển Luật học trang 457