Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 192 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
121Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hộiTổ chức chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam và mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tổ chức chính trị - xã hội là Công đoàn Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam. Theo Điều 215 - Bộ luật dân sự thì thuộc sở hữu chung của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội gồm có: Tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của các thành viên, tài sản được tặng cho chung và từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân mà nhà nước đã chuyển giao quyền sở hữu cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân mà nhà nước giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quản lý và sử dụng không thuộc sở hữu của các tổ chức đó.Từ điển Luật học trang 437
122Sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệpTổ chức xã hội gồm những tổ chức như: các hội từ thiện, các trường do tư nhân từ thiện lập để nuôi dưỡng người tàn tật, trẻ em mồ côi hoặc có khuyến tật … Tổ chức xã hội nghề nghiệp gồm những tổ chức như: Hội nhà báo Việt Nam, Hội nhà văn Việt Nam, Hội vật lý Việt Nam ... Tài sản thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp là tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của các thành viên, tài sản được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật. (Điều 224 - Bộ luật dân sự).Từ điển Luật học trang 437
123Sở hữu hỗn hợpTheo Điều 226 - Bộ luật dân sự sở hữu hỗn hợp là sở hữu đối với tài sản do các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận. Vd. Một doanh nghiệp nhà nước liên doanh với một công ti nước ngoài để sản xuất máy thu hình ... Tài sản thuộc sở hữu hỗn hợp là tài sản được hình thành từ nguồn vốn góp của các chủ sở hữu, lợi nhuận hợp pháp thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc từ các nguồn khác phù hợp với pháp luậtTừ điển Luật học trang 437
124Sở hữu tập thểLà sở hữu của hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế tập thể ổn định khác do cá nhân, hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện mục đích chung được quy định trong điều lệ, theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, cùng quản lý và cùng hưởng lợi. Tài sản thuộc sở hữu tập thể là tài sản hình thành từ nguồn đóng góp của các thành viên, thu nhập hợp pháp do sản xuất, kinh doanh, được nhà nước hỗ trợ hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của luật pháp (Điều 218 - Bộ luật dân sự). Tài sản thuộc sở hữu tập thể giao cho các thành viên khai thác công dụng bằng sức lao động của mình trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm phục vụ cho nhu cầu mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế chung và lợi ích, nhu cầu của các thành viên. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân mà kinh tế tập thể được giao cho quản lý, sử dụng, khai thác thì vẫn thuộc sở hữu toàn dân. Kinh tế tập thể chỉ có quyền quản lý, sử dụng khai thác mà không có quyền định đoạt đối với tài sản đó.Từ điển Luật học trang 438
125Sở hữu toàn dânTài sản thuộc sở hữu toàn dân bao gồm: đất đai, rừng, núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của nhà nước đều thuộc sở hữu toàn dân (Điều 205 - Bộ luật dân sự). Tài sản thuộc sở hữu toàn dân có thể được giao cho doanh nghiệp nhà nước, cơ quan nhà nước đơn vị vũ trang, tổ chức chính trị - xã hội sử dụng. Ngoài ra, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ gia đình, tổ hợp tác, cá nhân cũng có thể sử dụng, khai thác trong những trường hợp được pháp luật quy định và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (như sử dụng và khai thác đất đai, khai thác các nguồn thủy sản hoặc tài nguyên khác). Nhà nước kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng những tài sản thuộc sở hữu toàn dân.Từ điển Luật học trang 438
126Sở hữu tư nhânLà sở hữu của cá nhân đối với tài sản của mình. Sở hữu tư nhân gồm có sở hữu cá thể (cá nhân, hoặc cá nhân sản xuất, kinh doanh cá thể), sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư bản tư nhân (Điều 220 - Bộ luật dân sự). Tài sản thuộc sở hữu tư nhân gồm có: thu nhập hợp pháp, tài sản để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn, hoa lợi, lợi tức và các tài sản khác của cá nhân không bị hạn chế về số lượng (Điều 221 - Bộ luật dân sự).Từ điển Luật học trang 439
127Sổ kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giớiLà lý lịch xe cơ giới để quản lý về kỹ thuật, hành chính và quá trình sử dụng xe.22/2009/TT-BGTVT
128Số lãi cố địnhsố tiền lãi tính theo nợ gốc và lãi suất cố định mà một bên tham gia hợp đồng cam kết thanh toán cho bên kia.1133/2003/QĐ-NHNN
129Số lãi ròng từng kỳcủa một hợp đồng hoán đổi lãi suất là chênh lệch giữa số lãi được nhận và số lãi phải trả của từng kỳ thanh toán của hợp đồng đó.62/2006/QĐ-NHNN
130Số lãi ròng từng kỳ của một hợp đồng hoán đổi lãi suấtlà chênh lệch giữa số lãi được nhận và số lãi phải trả của từng kỳ thanh toán của hợp đồng đó.1133/2003/QĐ-NHNN
131Số lãi thả nổilà số tiền lãi tính theo nợ gốc và lãi suất thả nổi mà một bên tham gia hợp đồng cam kết thanh toán cho bên kia.1133/2003/QĐ-NHNN
132Số lôLà sự kết hợp rõ ràng của các con số và/hoặc chữ cái để nhận dạng duy nhất một lô, được ghi trên nhãn, trong hồ sơ lô, trên phiếu kiểm nghiệm tương ứng, vv...15/2008/QĐ-BYT
133Sổ mục kê đất đailà sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi các thửa đất và các thông tin về thửa đất đó13/2003/QH11
134Sổ nhập hiện vật tạm thờilà sổ ghi toàn bộ hiện vật nhập vào Kho tạm thời theo trình tự thời gian, trước khi được xử lý để quyết định nhập vào Kho cơ sở hoặc Kho tham khảo.70/2006/QĐ-BVHTT
135Sổ nhật trình chạy xelà sổ để ghi chép hành trình theo từng chuyến trong ngày có xác nhận của doanh nghiệp và của cơ quan quản lý tuyến tại điểm đầu và cuối tuyến hoặc đột xuất trên hành trình của tuyến.18/2006/QĐ-UBND-TG
136Số phân loại hiện vật theo chất liệulà số thứ tự hiện vật ghi trong Sổ phân loại hiện vật.70/2006/QĐ-BVHTT
137Số phụlà ấn phẩm phụ định kỳ ngoài số báo chính gồm các loại: tuần, cuối tuần, tháng, cuối tháng.51/2002/NĐ-CP
138So sánh liên phònglà việc tổ chức đánh giá các phép thử giữa 02 hay nhiều phòng kiểm nghiệm thông qua phương pháp thử nghiệm thành thạo.106/2008/QĐ-BNN
139Sơ thẩmLần đầu tiên đưa một vụ án ra xét xử tại một tòa án có thẩm quyền. Công tác xét xử ở Việt Nam được thực hiện theo chế độ hai cấp xét xử: sơ thẩm và phúc thẩm. Bộ luật tố tụng hình sự quy định thẩm quyền xét xử ở các cấp: - Tòa án nhân dân cấp huyện, tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những tội phạm mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt từ 7 năm tù trở xuống, trừ một số tội phạm do pháp luật quy định - Tòa án nhân dân cấp tỉnh, tòa án quân sự quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm không thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện và tòa án quân sự khu vực hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của tòa án cấp dưới mà cần lấy lên để xét xử. - Tòa án hình sự Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự cấp cao xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp. Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân. Trong trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì hội đồng xét xử có thể gồm hai thẩm phán và ba hội thẩm nhân dân. Thủ tục xét xử sơ thẩm được quy định cụ thể chi tiết tại phần ba bộ Luật tố tụng hình sự, từ Chương XV - Chương XXI, từ Điều 145 - 203. Những bản án và quyết định của cấp sơ thẩm được thi hành khi đã có hiệu lực pháp luật, cụ thể là những bản án và quyết định sơ thẩm đồng thời là chung thẩm, những bản án và quyết định của tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.Từ điển Luật học trang 434
140Sơ thẩm đồng thời chung thẩmThông thường tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử: sơ thẩm và phúc thẩm (chung thẩm), nhưng có trường hợp, đối với các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, pháp luật giao thẩm quyền cho Tòa án hình sự, Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự trung ương xét sơ thẩm đồng thời chung thẩm. Xét xử sơ chung thẩm khác với xét xử sơ thẩm ở chỗ: Sau khi xét xử, bản án sơ thẩm đồng thời là chung thẩm có hiệu lực pháp luật ngay, không được kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Theo quy định của pháp luật, những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp cần được đưa ra xét xử theo thủ tục sơ chung thẩm có 4 điều kiện sau: - Bị cáo phạm những tội đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm an ninh, chính trị, tài sản xã hội chủ nghĩa hoặc tài sản của công dân, làm cho nhân dân rất căm phẫn và yêu cầu chính trị của địa phương là phải trừng trị nghiêm khắc kịp thời. - Bị cáo là những tên phản cách mạng, lưu manh, côn đồ, những tên chuyên làm ăn phi pháp, những cán bộ nhân viên sa đọa, biến chất. - Chứng từ rõ ràng đầy đủ, không còn ghi vấn gì về tội phạm. - Mức độ tội của bị cáo đặc biệt nghiêm trọng cần phải trừng trị bằng hình phạt cao nhất. Do tính chất đặc biệt của vụ án, pháp luật quy định hình thức xét xử sơ chung thẩm nhằm răn đe và phòng ngừa đối với loại tội phạm này.Từ điển Luật học trang 434