Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Hiển thị 1-20 trong 192 thuật ngữ
Stt | Thuật ngữ | Mô tả / Định nghĩa | Nguồn |
---|---|---|---|
101 | Số đăng ký hiện vật | là số thứ tự của hiện vật ghi trong Sổ đăng ký hiện vật. | 70/2006/QĐ-BVHTT |
102 | Sổ đăng ký hiện vật | là tài liệu pháp lý và khoa học của bảo tàng, ghi các thông tin của hiện vật bảo tàng theo số thứ tự, nội dung thống nhất với Phiếu hiện vật. | 70/2006/QĐ-BVHTT |
103 | Sổ đăng ký người sở hữu chứng khoán | là sổ ghi chép thông tin về người sở hữu chứng khoán do tổ chức phát hành lập và đăng ký với trung tâm lưu ký chứng khoán. | 87/2007/QĐ-BTC |
104 | Sổ đăng ký quản lý Chất thải công nghiệp | là giấy phép quản lý việc phát sinh Chất thải công nghiệp do Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội cấp cho các chủ nguồn thải. | 152/2004/QĐ-UB |
105 | Sổ địa chính | là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi người sử dụng đất và các thông tin về sử dụng đất của người đó | 13/2003/QH11 |
106 | Số dư bao thanh toán | là số tiền mà đơn vị bao thanh toán ứng trước cho bên bán hàng theo thoả thuận tại hợp đồng bao thanh toán. | 1096/2004/QĐ-NHNN |
107 | Số dùng chung | là số dịch vụ có thể được cấp cho nhiều doanh nghiệp viễn thông để sử dụng cho cùng một loại dịch vụ. | 52/2006/QĐ-BBCVT |
108 | Sở giao dịch chứng khoán | "Địa điểm hoạt động của thị trường chứng khoán. Hầu hết các giao dịch chủ yếu của thị trường chứng khoán đều diễn ra tại các sở giao dịch chứng khoán. Sở giao dịch chứng khoán có thể là doanh nghiệp nhà nước, có thể là doanh nghiệp tư nhân; có thể là công ty cổ phần; có thể như một dạng ""câu lạc bộ"" của các thành viên tự chủ về tài chính." | Từ điển Luật học trang 435 |
109 | Sở giao dịch hàng hóa | Là một thị trường đặc biệt, tại đó thông qua những người môi giới do sở giao dịch chỉ định, các bên tiến hành mua bán các loại hàng hóa có khối lượng lớn, có tính chất đồng loạt, có phẩm chất có thể thay thế được lẫn nhau. Những trung tâm giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới là: - London, Niu Yook: kim loại màu. - Luân Đôn, Niu Yook, Rôtxtecđam, Amxtecđam: cà phê. - Bombay, Chicago, Niu Yook: bông - Vinipec, Rôtxtecđam, Milan, Niu Yook: lúa mì. | Từ điển Luật học trang 435 |
110 | Sổ gốc | là sổ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp bản chính lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính, trong đó có ghi đầy đủ những nội dung như bản chính mà cơ quan, tổ chức đó đã cấp. | 79/2007/NĐ-CP |
111 | Sổ hiện vật tham khảo | là sổ ghi các thông tin về hiện vật không đủ điều kiện nhập Kho cơ sở của bảo tàng nhưng vẫn cần lưu giữ, bảo quản để nghiên cứu, tham khảo. | 70/2006/QĐ-BVHTT |
112 | Số hiệu hiện vật | là ký hiệu của hiện vật, bao gồm: tên viết tắt của bảo tàng, Số đăng ký hiện vật và Số phân loại hiện vật theo chất liệu. | 70/2006/QĐ-BVHTT |
113 | Sổ hộ tịch | Sổ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận những sự kiện cơ bản trong đời một người như: sinh, tử, kết hôn, li hôn, khai tên họ, quan hệ gia đình, quốc tịch, nơi cư trú, sinh quán, vv. | Từ điển Luật học trang 433 |
114 | Số hóa | là việc biến đổi các loại hình thông tin sang thông tin số. | 67/2006/QH11 |
115 | Sở hữu chung | Là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với một tài sản (Điều 229 - Bộ luật dân sự). Sở hữu chung được xác lập theo thỏa thuận giữa các chủ sở hữu, theo quy định của pháp luật hoặc theo tập quán (Điều 230 - Bộ luật dân sự). Sở hữu chung bao gồm: sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. | Từ điển Luật học trang 435 |
116 | Sở hữu chung của cộng đồng | Là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, làng, bản, cộng đồng tôn giáo hoặc các cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cả cộng đồng (Điều 234 - Bộ luật dân sự). Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán, vì lợi ích của cộng đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia. | Từ điển Luật học trang 435 |
117 | Sở hữu chung hỗn hợp | là sở hữu đối với tài sản do các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận. | 33/2005/QH11 |
118 | Sở hữu chung hợp nhất | Là sở hữu chung trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu không được xác định đối với tài sản chung (Điều 232 - Bộ luật dân sự). Sở hữu chung hợp nhất bao gồm: a) Sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia. b) Sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia (như sở hữu ôtô, máy bay...). Các sở hữu chung hợp nhất có quyền ngang nhau về: a) Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung (nếu không có thỏa thuận khác.). b) Định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật. 4. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung. | Từ điển Luật học trang 436 |
119 | Sở hữu chung theo phần | Sở hữu chung theo phần được quy định tại Điều 231 - Bộ luật dân sự là sở hữu chung trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung (như mỗi chủ sở hữu là chủ sở hữu của một tầng trong ngôi nhà có hai tầng). Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền: a) Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung tương ứng với phần sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. b) Định đoạt phần tài sản thuộc sở hữu của mình như bán, tặng cho, để lại, thừa kế ... Khi một chủ sở hữu chung bán phần tài sản thuộc phần sở hữu của mình thì người đồng sở hữu chung được ưu tiên mua. Trong thời hạn 3 tháng đối với tài sản là bất động sản, 1 tháng đối với tài sản là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác. Mỗi chủ sở hữu theo phần có nghĩa vụ tương ứng với phần sở hữu của mình, trừ khi có thỏa thuận khác | Từ điển Luật học trang 436 |
120 | Sở hữu chung trong nhà chung cư | Theo quy định tại Điều 239 - Bộ luật dân sự thì phần diện tích, trang thiết bị dùng chung trong nhà chung cư thuộc sở hữu chung của tất cả các chủ sở hữu các căn hộ trong nhà đó và không thể phân chia. Ví dụ: đường đi chung, nhà vệ sinh chung, giếng nước chung, ... Các chủ sở hữu các căn hộ trong nhà chung cư có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản lí, sử dụng phần diện tích và thiết bị chung. Trong trường hợp nhà chung cư bị tiêu hủy thì chủ sở hữu các căn hộ trong nhà chung cư có quyền sử dụng diện tích mặt đất của nhà chung cư theo quy định của pháp luật. | Từ điển Luật học trang 437 |