Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 39 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
21Rừng cộng đồnglà rừng Nhà nước giao cho cộng đồng dân cư thôn để sử dụng rừng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.106/2006/QĐ-BNN
22Rừng giốnglà rừng gồm các cây giống được nhân từ cây mẹ và trồng không theo sơ đồ hoặc được chuyển hóa từ rừng tự nhiên, rừng trồng đã qua bình tuyển và được công nhận.15/2004/PL-UBTVQH11
23Rừng hỗn loài khác tuổilà rừng có nhiều loài cây ở nhiều cấp tuổi khác nhau.40/2005/QĐ-BNN
24Rừng ngập nướcLà loại rừng được hình thành ở các vùng đất ngập mặn, vùng đất ướt, vùng đất chua phèn, có các loại cây như: Đước, Tràm, Sú, Vẹt, Mắm....80/2003/TTLT-BNN-BTC
25Rừng phục hồi sau nương rẫy hoặc sau khai tháclà rừng phục hồi sau nương rẫy bởi lớp cây tiên phong ưa sáng mọc nhanh đều tuổi, 1 tầng, đường kính nhỏ hoặc sau khai thác kiệt, còn sót tại một số cây gỗ nhưng phẩm chất xấu, trữ lượng không đáng kể, đường kính phổ biến không vượt quá 20cm, thuộc trạng thái rừng loại IIA, IIB, IIIA180/2003/TTLT-BNN-BTC
26Rừng thứ sinh nghèo kiệtlà nhóm chưa có rừng do rừng đã bị khai thác kiệt quệ, hoặc đã khai thác từ lâu nhưng chưa được phục hồi, phần lớn chỉ có cỏ, cây bụi, hoặc cây gỗ, tre mọc rải rác với độ che phủ dưới mức 0,3 thuộc trạng thái đất trống IC80/2003/TTLT-BNN-BTC
27Rừng thuần loàilà rừng chỉ có một loài cây hoặc có nhiều loài cây nhưng trong đó có 1 loài cây có tổng trữ lượng chiếm trên 90% tổng trữ lượng rừng.40/2005/QĐ-BNN
28Rừng tự nhiên được giao"là tài nguyên quốc gia, không phải là tài sản của hộ gia đình; hộ gia đình chỉ được hưởng lợi ích từ rừng tuỳ theo hiện trạng rừng khi giao, thời gian, tiền của và công sức mà hộ gia đình đã đầu tư vào rừng"80/2003/TTLT-BNN-BTC
29Rừng tự nhiên nghèo kiệt"là rừng tự nhiên có trữ lượng rất thấp, chất lượng kém; khả năng tăng trưởng và năng suất rừng thấp, nếu để rừng phục hồi tự nhiên sẽ không đáp ứng được yêu cầu về kinh tế, yêu cầu phòng hộ."186/2006/QĐ-TTg
30Ruộng đất công(cg. Công điền, công thổ), ruộng, đất không thuộc quyền sở hữu của tư nhân và ruộng, đất vô chủ. Dưới thời phong kiến, ruộng, đất công đều thuộc quyền sở hữu của nhà vua. Ruộng đất công bao gồm ruộng, đất của các xã, ruộng đất nhà vua ban thưởng cho các người có công được sử dụng trọn đời nhưng phải trả lại sau khi chết, trừ ruộng, đất được ban làm ruộng, đất hậu (dùng vào việc cúng giỗ), ruộng thế tập (ruộng, đất để lại cho con cháu hưởng thừa kế). Ruộng đất công của làng được dùng để phân cấp cho dân làng theo phép quân điền, cứ 3 năm hoặc 6 năm cấp lại một lần. Những nam thanh niên đến tuổi 18 thì được nhận phần ruộng đất công. Người nào đã lên lão, tức đã đủ 60 tuổi thì trả lại ruộng đất cho làng. Một phần ruộng đất công được để lại để cho thuê lấy hoa lợi dùng vào việc công ích của làng và vào việc tế, tự. Người được cấp ruộng đất công không được đem bán cho người khác. Người mua trái pháp luật ruộng đất công không được đòi tiền lại. Người bán ruộng đất công bị truất quyền ăn phần. Một số địa phương cho phép cầm cố ruộng, đất công vì lý do chính đáng nhưng chỉ được cầm cố trong thời hạn đến thời kì có sự phân cấp quân điền mới theo định kì 3 năm hoặc 6 năm. Từ khi ban hành Hiến pháp năm 1980, mọi ruộng đất đều thuộc quyền sở hữu của nhà nước, của toàn dân. Các tổ chức, các pháp nhân, các công dân chỉ có quyền thuê đất hoặc được giao quyền sử dụng đất. Công dân có quyền hưởng thừa kế quyền sử dụng đất, có quyền thế chấp quyền sử dụng đất hoặc chuyển quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân khác trên cơ sở có sự thỏa thuận đền bù về vật chất theo quy định của pháp luật.Từ điển Luật học trang 423
31Ruộng đất tư(cg. Tư điền, tư thổ) là ruộng đất thuộc quyền sở hữu cá nhân. Ở Việt Nam, chế độ ruộng đất tư tồn tại cho đến năm 1980, khi Hiến pháp năm 1980 ra đời và xác định rằng đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân. Nhà nước giao đất để sử dụng ổn định, lâu dài hoặc tạm thời cho người sử dụng đất. Ở Việt Nam, dưới chế độ phong kiến ruộng đất tư được tạo nên do một trong những nguồn như sau: a) Do khai phá đất đai chưa được sử dụng hoặc khai phá ruộng đất hoang phế lâu ngày sau đó được chính quyền cấp giấy chứng nhận hoặc do được hưởng thừa kế, hoặc do giao dịch dân sự, mua bán ruộng đất tư của người khác hoặc ruộng đất công được phép bán, hoặc do được vua ban tặng. Dưới thời thực dân Pháp, chính quyền đô hộ tịch thu, cướp đoạt tài sản công của các làng xã, đất đai thuộc quyền sở hữu của người dân Việt Nam cấp cho các chủ đồn điền người Pháp, các nhà thờ Thiên chúa giáo. Dưới chế độ bóc lột phong kiến và thực dân, do bị áp bức và tước đoạt, quá trình bần cùng hóa nông dân xảy ra nhanh chóng. Kết quả đưa lại là 95% nông dân thiếu ruộng đất hoặc không có ruộng đất làm ăn. Số địa chủ, quan lại phong kiến thực dân nắm trong tay gần hết toàn bộ đất canh tác của đất nước. Vì không có ruộng đất để làm ăn sinh sống, dưới các triều đại phong kiến, đặc biệt là ở các vua cuối triều thường xảy ra các cuộc khởi nghĩa của nông dân. Dưới thời thực dân Pháp, giai cấp nông dân, đặc biệt là tầng lớp đông đảo cố nông, bần nông - những người bị tước đoạt hết đất đai tài sản, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đã trở thành lực lượng đông đảo của cách mạng tiến hành đấu tranh giải phóng đất nước, giành lại đất nước, giành lại ruộng đất cho người cày.Từ điển Luật học trang 424
32RượuLà đồ uống chứa cồn rượu. Rượu được sản xuất từ quá trình lên men, có hoặc không chưng cất từ tinh bột của các loại ngũ cốc, dịch đường của các loại cây và hoa quả.40/2008/NĐ-CP
33Rượu thuốcLà rượu được pha chế với dược liệu. Dược liệu là thuốc được sản xuất từ nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, thực vật hoặc khoáng chất.40/2008/NĐ-CP
34Rút đơn chống án(cg. Rút kháng cáo) là việc người đã kháng cáo để xin được xét xử lại theo chế độ hai cấp xét xử tự nguyện xin thôi, không kháng cáo nữa đối với một phần hoặc toàn bộ nội dung kháng cáo. Quyền rút kháng cáo được quy định tại Điều 212 - Bộ luật tố tụng hình sự như sau: trước khi bắt đầu hoặc tại phiên toàn phúc thẩm, người kháng cáo có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo. Trong trường hợp rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa thì việc xét xử phúc thẩm phải được đình chỉ.Từ điển Luật học trang 424
35Rút đơn kiệnLà việc nguyên đơn từ bỏ những yêu cầu của mình đối với bị đơn. Nguyên đơn có thể rút toàn bộ hoặc một phần đơn kiện. Khi nguyên đơn rút toàn bộ đơn kiện thì tòa án đình chỉ giải quyết vụ án, nếu nguyên đơn chỉ rút một phần đơn kiện thì tòa án chỉ đình chỉ giải quyết phần được rút.Từ điển Luật học trang 424
36Rút kháng nghịViệc viện kiểm sát đã kháng nghị xin rút một phần hoặc toàn bộ nội dung kháng nghị. Quyền rút kháng nghị được quy định tại Điều 212 - Bộ luật tố tụng hình sự như sau: trước khi bắt đầu hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, viện kiểm sát có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị. Trong trường hợp rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa thì việc xét xử phúc thẩm phải được đình chỉ.Từ điển Luật học trang 425
37Rút khỏi điều ước quốc tếMột hành vi đơn phương của một bên tham gia điều ước, từ bỏ việc thực hiện điều ước căn cứ theo những điều kiện đã được quy định ngay ở trong điều ước, khi xét rằng điều ước không còn có lợi cho mình hoặc bản thân mình không có điều kiện thực hiện điều ước đó. Theo Điều 54 - Công ước Viên về Luật điều ước năm 1969 thì việc rút khỏi điều ước là hợp pháp khi hành vi này phù hợp với quy định của điều ước đã ký. Việc rút khỏi điều ước có thể được thực hiện vào bất cứ thời điểm nào nếu được sự đồng ý của các bên tham gia khác. Việc rút khỏi điều ước quốc tế thường được áp dụng đối với điều ước đa phương. Khi có một trong các bên tham gia rút khỏi điều ước đa phương thì điều ước này vẫn có hiệu lực đối với các bên tham gia khác. Trong điều ước đa phương, người ta có thể quy định rằng nếu đủ một số lượng tối thiểu trong số các bên tham gia mà rút khỏi điều ước thì điều ước này sẽ hoàn toàn chấm dứt hiệu lực.Từ điển Luật học trang 425
38Rút quyết định truy tốSau khi đã quyết định truy tố bị can bằng bản cáo trạng để đưa vụ án ra xét xử tại tòa án, viện kiểm sát nếu xét thấy có căn cứ vẫn có thể rút quyết định truy tố, nghĩa là viện kiểm sát từ bỏ việc truy tố. Viện kiểm sát có thể rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa xét xử hoặc tại phiên tòa. Theo Điều 156 - Bộ luật tố tụng hình sự: nếu xét thấy có một trong những căn cứ quy định tại Điều 89 - Bộ luật tố tụng hình sự tức là những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự, hoặc khi có căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo, viện kiểm sát rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa và đề nghị tòa án đình chỉ vụ án. Theo Điều 169 - Bộ luật tố tụng hình sự, tại phiên tòa, sau khi xét hỏi, kiểm sát viên có thể rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố hoặc kết luận về một tội danh nhẹ hơn, nhưng hội đồng xét xử vẫn phải xét toàn bộ vụ án.Từ điển Luật học trang 425
39RVR(Runway visual range): Tầm nhìn đường cất hạ cánh63/2005/QĐ-BGTVT