Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 210 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
161Quyền nhập khẩu"là quyền được nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hoá đó tại Việt Nam; bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hoá nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hoá tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác."23/2007/NĐ-CP
162Quyền phân phốilà quyền thực hiện trực tiếp các hoạt động phân phối.23/2007/NĐ-CP
163Quyền phủ quyết"Quyền bác bỏ một nghị quyết của đa số được quy định ở một số nước hoặc tổ chức quốc tế. Vd. ở Mĩ, tổng thống có quyền phủ quyết một đoạn luật đã được cả hai viện thông qua; hai viện phải họp chung lại để biểu quyết, nếu không được hai phần ba tổng số đại biểu biểu quyết tán thành thì luật bị phủ quyết. Ở Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, 5 ủy viên thường trực có quyền phủ quyết các nghị quyết của Hội đồng, trừ nghị quyết về thủ tục. Chỉ cần một ủy viên phủ quyết là nghị quyết bác bỏ."Từ điển Luật học trang 408
164Quyền rút vốn đặc biệt (SDR)Là đơn vị tính toán do Quỹ Tiền tệ quốc tế quy định. Tỷ giá của SDR đối với đồng Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên cơ sở tỷ giá hối đoái mà Quỹ tiền tệ quốc tế tính toán và công bố hàng ngày.87/2009/NĐ-CP
165Quyền sở hữulà quyền dân sự, bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.33/2005/QH11
166Quyền sở hữu công nghiệpLà tổng thể các quyền của cá nhân, pháp nhân đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa đã được xác lập bằng các văn bằng bảo hộ. Chủ sở hữu công nghiệp có thể là: a) Tác giả, các đồng tác giả, nếu họ tạo ra sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp bằng công sức và chi phí riêng của mình. b) Người sử dụng lao động nếu sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp do người lao động tạo ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao, nếu không có thỏa thuận khác. c) Cá nhân, pháp nhân giao kết hợp đồng nghiên cứu, triển khai khoa học, kỹ thuật với tác giả, nếu không có thỏa thuận khác. 3. Chủ sở hữu được độc quyền sử dụng, được chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho tổ chức, cá nhân khác và được truyền lại những quyền đó cho người thừa kế.Từ điển Luật học trang 408
167Quyền sở hữu công nghiệplà quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.50/2005/QH11
168Quyền sở hữu đối với vật bị chôn giấu, bị chìm đắm.Theo Điều 248 - Bộ luật dân sự thì vật bị chôn dấu, bị chìm đắm, được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu, thì sau khi trừ đi chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với vật đó được xác định như sau: a. Vật được tìm thấy là cổ vật, di tích lịch sử, văn hóa thì thuộc nhà nước, người tìm thấy vật đó được hưởng một khoản tiền theo quy định của pháp luật. b. Vật tìm thấy không phải là cổ vật, di tích lịch sử, văn hóa mà có giá trị lớn, thì người tìm thấy được hưởng 50% giá trị của vật, phần còn lại thuộc nhà nước và nếu vật có giá trị nhỏ, thì thuộc sở hữu của người tìm thấy vật đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.Từ điển Luật học trang 409
169Quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định được ai là chủ sở hữu."Theo Điều 247 - Bộ luật dân sự: 1. Vật vô chủ là vật mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với vật đó. Người phát hiện vật vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó theo quy định của pháp luật; nếu vật được phát hiện là bất động sản thì thuộc nhà nước. 2. Người phát hiện vật không biết ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết để nhận lại. 3. Trong trường hợp không biết ai là chủ sở hữu vật là động sản thì sau 1 năm, kể từ ngày thông báo công khai, mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu, thì động sản đó thuộc sở hữu của người phát hiện theo quy định của pháp luật; nếu vật là bất động sản, thì sau 5 năm, kể từ ngày thông báo công khai, vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu, thì bất động sản đó thuộc nhà nước, người phát hiện được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật."Từ điển Luật học trang 409
170Quyền sở hữu rừng sản xuấtlà rừng trồng là quyền của chủ rừng được chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với cây trồng, vật nuôi, tài sản gắn liền với rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư trong thời hạn được giao, được thuê để trồng rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và các quy định khác của pháp luật có liên quan29/2004/QH11
171Quyền sở hữu tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học1. Theo Điều 747 - Bộ luật dân sự, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học gồm có: a) Tác phẩm viết. b) Các bài giảng, bài phát biểu. c) Tác phẩm sân khấu và các loại hình biểu diễn nghệ thuật khác. d) Tác phẩm điện ảnh, viđêô. đ) Tác phẩm phát thanh, truyền hình. e) Tác phẩm báo chí g) Tác phẩm âm nhạc h) Tác phẩm kiến trúc. i) Tác phẩm tạo hình, mĩ thuật ứng dụng k) Tác phẩm nhiếp ảnh l) Công trình khoa học, sách giáo khoa, giáo trình. m) Các bức họa đồ, bản vẽ, sơ đồ, bản đồ có liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học. n) Tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển tập, hợp tuyển. o) Phầm mềm máy tính. p) Tác phẩm do pháp luật quy định. 2. Chủ sở hữu tác phẩm được quy định tại Điều 746 - Bộ luật dân sự gồm có: a) Tác giả là chủ sở hữu toàn bộ hoặc một phần tác phẩm do mình sáng tạo, trừ trường hợp sáng tạo theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng. b) Các đồng tác giả là chủ sở hữu chung tác phẩm do họ cùng sáng tạo, trừ trường hợp sáng tạo theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng. c) Các cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả là chủ sở hữu toàn bộ hoặc một phần tác phẩm do tác giả sáng tạo theo nhiệm vụ được cơ quan hoặc tổ chức giao. d) Cá nhân hoặc tổ chức giao kết hợp đồng sáng tạo với tác giả, là chủ sở hữu toàn bộ hoặc một phần tác phẩm do tác giả sáng tạo theo hợp đồng. đ) Người thừa kế theo di chúc hoặc người thừa kế theo pháp luật của tác giả là chủ sở hữu tác phẩm được thừa kế trong trường hợp tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm đó chết. 3. Quyền của chủ sở hữu tác phẩm. (X. Quyền tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp).Từ điển Luật học trang 410
172Quyền sở hữu tài sản1. Quyền sở hữu tài sản hữu hình là quyền đầy đủ nhất đối với tài sản vì người chủ tài sản có ba quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. 2. Các hình thức sở hữu gồm sở hữu toàn dân, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, sở hữu hỗn hợp, sở hữu chung. 3. Chủ sở hữu có thể là: cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác có ba quyền nói trên.Từ điển Luật học trang 411
173Quyền sở hữu trí tuệ(cg. Quyền sở hữu phi vật chất) là quyền sở hữu đối với những giá trị sáng tạo của trí tuệ con người. Quyền sở hữu trí thuệ khác với quyền sở hữu tài sản hữu hình gồm có vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và những quyền gắn liền với các tài sản đó. Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: a) Quyền sở hữu tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. b) Quyền sở hữu công nghiệp bao gồm quyền sở hữu đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa. Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm toàn bộ những quyền của tác giả và văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa.Từ điển Luật học trang 411
174Quyền sử dụnglà quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.33/2005/QH11
175Quyền sử dụngQuyền sử dụng được quy định tại Điều 198 - Bộ luật dân sự là một trong ba quyền sở hữu. Quyền sử dụng là quyền dùng vật thuộc sở hữu của mình, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức theo ý chí của mình. Việc sử dụng hay không sử dụng cũng thuộc quyền của chủ sở hữu (vd. có một xe máy nhưng không dùng xe máy đó). Mặc dù chủ sở hữu có quyền sử dụng tài sản của mình nhưng việc sử dụng tài sản đó không được gây thiệt hại và làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Vd. chủ sở hữu không được dùng nhà của mình làm sòng bạc, nhà chứa gái mại dâm hoặc không được dùng nhà, xưởng của mình vào những công việc có thể gây ô nhiễm môi trường các nhà ở xung quanh. Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác thông qua việc cho thuê, cho mượn hoặc thông qua việc cầm cố mà bên nhận cầm cố được giao cho khai thác công dụng của tài sản cầm cố, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố (x. Cầm cố tài sản). Đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng được giao cho cá nhân, hộ gia đình hoặc tổ chức sử dụng. Người được sử dụng đất có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Việc sử dụng và chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải theo những quy định của pháp luật.Từ điển Luật học trang 411
176Quyền sử dụng rừng"là quyền của chủ rừng được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ rừng; được cho thuê quyền sử dụng rừng thông qua hợp đồng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và pháp luật dân sự"29/2004/QH11
177Quyền tác giả"(cg. Bản quyền, tác quyền là các quyền nhân thân và quyền tài sản mà tác giả được hưởng đối với tác phẩm được nhà nước bảo hộ. 1. Tác giả, các đồng tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền nhân thân như sau: a) Đặt tên cho tác phẩm b) Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm khi tác phẩm được công bố, phổ biến, sử dụng. c) Tự mình hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm của mình. d) Cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm của mình. đ) Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, cho phép hoặc không cho phép người khác sửa đổi nội dung tác phẩm 2. Tác giả, các đồng tác giả, đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền về tài sản như sau: a) Hưởng nhuận bút b) Hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng. c) Hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm dưới hình thức xuất bản, tái bản, trừng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hành, chụp ảnh, dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, cho thuê. d) Nhận giải thưởng đối với tác phẩm. Ngoài ra, Bộ luật dân sự còn quy định các quyền của tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm, các đồng tác giả sáng tạo theo nhiệm vụ được giao; các quyền của chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả; các quyền của tác giả dịch; nếu tác giả dịch đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm dịch, hoặc nếu không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm dịch; các quyền của đạo diễn, biên kịch, quay phim, dựng phim, nhạc sĩ, họa sĩ, các tác phẩm điện ảnh, veđêô, phát thanh, truyền hình, sân khấu và các loại hình biểu diễn nghệ thuật khác, vv."Từ điển Luật học trang 412
178Quyền tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệpTheo Điều 800 - Bộ luật dân sự, tác giả, đồng tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp có các quyền sau đây: 1.Ghi tên vào văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp và các tài liệu khoa học khác. 2. Nhận thù lao khi sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp được sử dụng nếu chủ sở hữu và tác giả, đồng tác giả không có thỏa thuận khác. 3. Yêu cầu tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xử lý các hành vi xâm phạm quyền tác giả của mình. 4. Nhận giải thưởng đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp mà mình là tác giả, đồng tác giả.Từ điển Luật học trang 413
179Quyền tác giả tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học"1. Theo Điều 751 - Bộ luật dân sự thì quyền của tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả. 2. Quyền của tác giả đồng thời là chủ sở hữu của tác phẩm bao gồm: + Quyền nhân thân: a) Đặt tên cho tác phẩm. b) Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, phổ biến, sử dụng. c) Công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm của mình. d) Cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm của mình. đ) Bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, cho phép hoặc không cho phép người khác sửa đổi nội dung tác phẩm. + Quyền tài sản: a) Được hưởng nhuận bút. b) Được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng. c) Được hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm dưới các hình thức: xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh, dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, cho thuê. d) Nhận giải thưởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả, trừ trường hợp tác phẩm không được nhà nước bảo hộ. 3. Quyền của tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm: + Quyền nhân thân: như các quyền nhân thân của tác giả, trừ các quyền ghi ở điểm (c) và (d). + Quyền tài sản: như các quyền của tác giả, trừ quyền ghi ở điểm (c). 4. Chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả có các quyền: a) Công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm thuộc quyền sở hữu tác giả và chủ sở hữu có thỏa thuận khác. b) Cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm của mình, trừ trường hợp giữa tác giả và chủ sở hữu có thỏa thuận khác. c) Được hưởng lợi ích vật chất về sử dụng tác phẩm dưới các hình thức: xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh, dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, cho thuê. 5. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả theo quy định tại Điều 766 - Bộ luật dân sự là: a) Bảo hộ vô thời hạn đối với các quyền: đặt tên cho tác phẩm; đứng tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm; cho phép hoặc không cho phép người khác sửa nội dung tác phẩm. b) Bảo hộ trong suốt cuộc đời của tác giả và 50 mươi năm tiếp theo sau khi tác giả chết đối với các quyền: công bố, phổ biến hoặc cho người khác phổ biến tác phẩm của mình; cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm của mình; các quyền về tài sản. Nếu là tác phẩm đồng tác giả thì thời hạn 50 năm nói trên tính từ khi đồng tác giả cuối cùng chết. c) Bảo hộ trong 60 năm kể từ ngày tác phẩm được công bố đầu tiên đối với những quyền nói ở điểm (b) mục 5 trong những trường hợp tác phẩm là điện ảnh, phát thanh, truyền hình, viđêô, tác phẩm di cảo."Từ điển Luật học trang 413
180Quyền tài phán quốc giaMột quyền thể hiện chủ quyền quốc gia được thực hiện theo nguyên tắc: mọi hành vi vi phạm pháp luật do công dân, tổ chức, của bất cứ quốc gia nào, trừ những người được miễn trừ ngoại giao, mọi tranh chấp của công dân, tổ chức của bất cứ quốc gia nào xảy ra trên lãnh thổ của quốc gia - bao gồm vùng đất, vùng trời, vùng biển đều do các cơ quan xét xử của quốc gia nơi xảy ra vi phạm pháp luật hoặc xảy ra tranh chấp xét xử và xét xử theo pháp luật của quốc gia đó. Quyền tài phán quốc gia còn được thể hiện ở trường hợp công dân của quốc gia này phạm pháp ở quốc gia khác, ngoài việc bị xét xử tại quốc gia nơi người đó phạm pháp còn có thể bị cơ quan xét xử của quốc gia nơi họ mang quốc tịch xét xử nữa.Từ điển Luật học trang 414