Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 210 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
141Quyền hạnQuyền được xác định lại trong phạm vi không gian, thời gian, lĩnh vực hoạt động, cấp và chức nhất định. Hành vi vượt khỏi quyền hạn là hành vi lộng quyền, vượt quyền và sẽ bị xử lý theo pháp luật tùy theo mức độ và tính chất hậu quả xấu đối với xã hội do các hành vi đó gây raTừ điển Luật học trang 402
142Quyền hành phápQuyền lực công được giao cho hệ thống các cơ quan chấp hành, các cơ quan hành chính nhà nước bao gồm chính phủ, các bộ, các tổng cục và ủy ban nhân dân các cấp thực hiện trên cơ sở và để thi hành hiến pháp và các văn bản pháp luật do Quốc hội và ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành. Quyền hành pháp được thực thi bằng các biện pháp ban hành các văn bản dưới luật và tiến hành các hành vi hành chính Quyền hành pháp được đặt dưới sự giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc cùng các thành viên của Mặt trận tổ quốc và công dân. Việc ban hành các văn bản dưới luật hoặc tiến hành các hành vi hành chính trái với quy định của hiến pháp, các bộ luật, đạo luật, các pháp lệnh là trái với nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa và bị coi là vượt quá phạm vi quyền hành pháp.Từ điển Luật học trang 402
143Quyền học tậpVừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân Việt Nam đã được hiến pháp quy định. Quyền học tập của công dân Việt Nam là nghĩa vụ tự nguyện của mỗi cá nhân, là sự bắt buộc (ở bậc tiểu học), là sự bảo đảm, khuyến khích của gia đình, xã hội và nhà nước, không tùy thuộc vào lứa tuổi thành phần xuất thân, tín ngưỡng tôn giáo và địa vị xã hội. Cả những người phạm pháp, bị giam giữ cũng được bảo đảm quyền học tập bằng những hình thức, biện pháp thích hợp. Quyền học tập được thực hiện suốt đời. Nội dung học tập bao gồm học văn hóa, học nghề, học những gì có ích cho cuộc sống lương thiện. Ngăn cản, hạn chế quyền học tập của công dân dù là ngăn cản của cha mẹ đối với con cái, của chồng đối với vợ hoặc ngược lại là hành vi vi phạm pháp luật.Từ điển Luật học trang 402
144Quyền hội họpMột trong những quyền cơ bản của công dân Việt Nam đã được quy định tại Điều 69 - Hiến pháp năm 1992. Quyền hội họp của công dân Việt Nam được thực hiện nhằm bảo đảm quyền học tập, quyền trao đổi thông tin nhằm nâng cao dân trí, giúp nhau kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ ... với mục đích ích nước, lợi nhà. Lợi dụng quyền hội họp để bàn mưu tính kế về những việc làm phạm pháp, để xâm phạm đến an ninh quốc gia, an toàn xã hội là phạm tội, là hành vi bị pháp luật ngăn cấm và trừng trị.Từ điển Luật học trang 402
145Quyền hợp pháp1. Các quyền tự nhiên của con người (nhân quyền) như quyền làm người tự do, có nhân phẩm, quyền được sống, quyền được ăn, uống, quyền được vui chơi giải trí, vv. 2. Các quyền do pháp luật hiện hành quy định (dân quyền): các quyền cơ bản được ghi trong hiến pháp và trong các đạo luật như quyền bầu cử, ứng cử, quyền bất khả xâm phạm về nhà ở, thư tín, quyền tự do hoạt động kinh doanh, sản xuất, dịch vụ, quyền được tự do tín ngưỡng, vv. 3. Các quyền mà luật pháp hiện hành không ngăn cấm (dân quyền). Quyền hợp pháp của công dân được xã hội, nhà nước tạo điều kiện thực thi bằng các biện pháp chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa và bảo vệ bằng các chế tài hành chính, kỉ luật, dân sự, hình sự, kinh tế mỗi khi quyền hợp pháp của công dân bị vi phạm. Quyền hợp pháp của công dân được nhà nước, xã hội tạo điều kiện ngày càng nhiều, được bảo vệ một cách nghiêm ngặt và có hiệu quả chống lại mọi vi phạm gây ra từ bất cứ ai là một trong những dấu hiệu chứng tỏ chế độ chính trị xã hội vững mạnh, nhà nước được lòng tin của dân.Từ điển Luật học trang 403
146Quyền kháng án"Quyền của bị cáo đã bị tòa án kết án vắng mặt được yêu cầu tòa án đã xử vụ án ấy đem ra xử lại. Luật cho bị cáo bị xử vắng mặt được hưởng quyền này để tôn trọng các nguyên tắc của thủ tục tố tụng hình sự, nhất là nguyên tắc trực tiếp dùng lời nói và tranh luận tại phiên tòa. Bị cáo có thể thực hiện quyền kháng án xử vắng mặt ở cấp sơ thẩm cũng như ở cấp phúc thẩm; tòa án đã xét xử lại tại một phiên tòa thứ hai theo đúng thủ tục đã áp dụng lần trước."Từ điển Luật học trang 403
147Quyền kháng cáoQuyền mà pháp luật dành cho những người tham gia tố tụng được đề nghị tòa án cấp trên trực tiếp xét lại bản án và quyết định của tòa án cấp sơ thẩm đang còn trong thời hạn kháng cáo. Cơ sở của quyền này là chế độ hai cấp xét xử. Những người có quyền kháng cáo được quy định tại Điều 205 - Bộ luật tố tụng hình sự, gồm có: - Bị cáo, người bị hại, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm. - Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần. - Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại. - Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. - Người được tòa án tuyên là vô tội có quyền kháng cáo phần lý do bản án sơ thẩm đã tuyên là họ vô tội. Quyền kháng cáo phải được thực hiện trong thời hạn luật định. Nếu kháng cáo quá hạn mà có lý do chính đáng thì tòa án cấp phúc thẩm có thể xem xét và ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn.Từ điển Luật học trang 403
148Quyền kháng nghịQuyền mà pháp luật quy định cho viện kiểm sát và những người có thẩm quyền ra văn bản kháng nghị, làm ngừng hiệu lực phán quyết của tòa án trong bản án hoặc quyết định đã tuyên để xét xử lại theo trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm nhằm làm cho vụ án được xét xử chính xác, khách quan và đúng pháp luật. Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị những bản án hoặc quyết định sơ thẩm để xét xử lại theo trình tự, phúc thẩm. Những người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại Điều 244 - Bộ luật tố tụng hình sự, kháng nghị tái thẩm được quy định tại Điều 263 - Bộ luật tố tụng hình sự.Từ điển Luật học trang 404
149Quyền khiếu nại"Quyền của công dân được hiến pháp quy định. Điều 1 - Luật khiếu nại tố cáo quy định: ""Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp phát của mình. Cán bộ, công chức có quyền khiếu nại quyết định kỷ luật của người có thẩm quyền khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình"". Quyền khiếu nại của công dân đối với quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, dân sự, trọng tài kinh tế do pháp luật tố tụng hình sự, dân sự, trọng tài kinh tế quy định. Người bị thiệt hại được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm hại được bồi thường. Cơ quan, tổ chức cá nhân gây thiệt hại phải bị xử lý và phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật."Từ điển Luật học trang 404
150Quyền kiến nghịQuyền của công dân, của các đoàn thể chính trị, xã hội, của các tổ chức quần chúng, của cán bộ cơ quan cấp dưới trình bày với các cơ quan nhà nước, với Đảng với chính quyền, với cơ quan, người phụ trách lãnh đạo, quản lý cấp trên về việc áp dụng những biện pháp, chủ trương nhằm tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước. Quyền kiến nghị là quyền đã được hiến pháp quy định nhằm khuyến khích nhân dân tham gia công tác quản lý của nhà nước. Cơ quan, người nhận được kiến nghị có thể chấp nhận được kiến nghị có thể chấp nhận hoàn toàn, hoặc chấp nhận một phần, hoặc không chấp nhận. Nhưng trong mọi trường hợp đều phải trả lời cho người kiến nghị rõ lý do và trả lời trong thời hạn sớm nhất.Từ điển Luật học trang 405
151Quyền lao động"Quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong hiến pháp. Mặt khác lao động cũng là nghĩa vụ của công dân. ""Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân"" (Điều 55 - Hiến pháp năm 1992). Quyền lao động biểu hiện ở quyền của người lao động được làm việc, tự do lựa chọn nghề nghiệp, công việc thích hợp, người lao động đủ 15 tuổi được tự do giao kết hợp đồng lao động với bất cứ người sử dụng lao động nào, và được nhà nước bảo vệ, không bị ngược đãi, cưỡng bức lao động. Quyền lao động còn được biểu hiện ở quyền được hưởng lương phù hợp với năng suất, chất lượng, hiệu quả, không thấp hơn mức lương tối thiểu, không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo, thành phần xã hội. Trong lao động, người lao động được đảm bảo các điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, được đảm bảo vật chất khi tạm thời hay hoàn toàn mất sức lao động. Để đảm bảo cho công dân được hưởng quyền lao động, nhà nước có chủ trương, chính sách quốc gia để tạo ra việc làm, khuyến khích mọi công dân có các hoạt động tạo ra việc làm. Mọi tổ chức kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế đều được quyền thuê mướn, sử dụng lao động không hạn chế về số lượng, các quyền và lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo vệ trong quá trình sử dụng lao động. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân được xác định cụ thể trong Bộ luật lao động và các văn bản quy phạm pháp luật khác."Từ điển Luật học trang 405
152Quyền lập hiến"Quyền làm hiến pháp (biểu quyết tán thành để thông qua theo trình tự lập hiến) và sửa đổi hiến pháp (sửa đổi một điều, một số điều của hiến pháp hiện hành, hay làm hiến pháp mới). Ở Việt Nam ""Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp""; ""Quốc hội là cơ quan duy nhất làm hiến pháp và sửa đổi hiến pháp"" (Điều 83, 84 - Hiến pháp năm 1992). (Xt. Ban hành văn bản pháp luật)."Từ điển Luật học trang 406
153Quyền lập hộiQuyền đứng ra thành lập hoặc tham gia các hội tức là các tổ chức tập hợp những người cùng một nghề nghiệp hay cùng một hoạt động (vd. Hội luật gia Việt Nam, Hội nhà báo Việt Nam, Hội kiến trúc sư). Lập hội là một quyền cơ bản của công dân được quy định tại Điều 69 - Hiến pháp năm 1992. Lập hội phải theo quy định của pháp luật để bảo đảm không ảnh hưởng đến lợi ích của nhân dân, của nhà nước và tự do của người khác.Từ điển Luật học trang 406
154Quyền lập pháp"1. Quyền làm luật và sửa đổi luật, hủy bỏ, bãi bỏ luật(các đạo luật và các bộ luật). Điều 83 - Hiến pháp 1992 quy định: ""Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp"" và Điều 84 ""Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền làm luật và sửa đổi luật"". Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền ""ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao"" (Khoản 4 - Điều 91). Vậy việc ra pháp lệnh thuộc quyền lập pháp mà Quốc hội ủy quyền cho Ủy ban thường vụ Quốc hội. 2. Nghĩa rộng, bao gồm cả quyền lập hiến (làm và sửa đổi hiến pháp) hay nói chung là quyền quyết định các công việc của cả nước dưới hình thức văn bản pháp luật, khi nói cơ quan lập pháp hay nói sự phân công trong bộ máy nhà nước theo ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp (xt. Trình tự lập pháp)."Từ điển Luật học trang 406
155Quyền liên quan đến quyền tác giảlà quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.50/2005/QH11
156Quyền lợiQuyền được hưởng những lợi ích về chính trị xã hội, về vật chất, tinh thần do kết quả hoạt động của bản thân tạo nên hoặc do phúc lợi chung cho nhà nước, xã hội hoặc tập thể cơ quan, xí nghiệp, tổ chức nơi mình sống, làm việc đem lại. Quyền lợi gắn liền với trách nhiệm, nghĩa vụ là cơ sở pháp lí để được hưởng quyền lợi.Từ điển Luật học trang 406
157Quyền lợi có thể được bảo hiểm"là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm"24/2000/QH10
158Quyền lực nhà nướcMột bộ phận của quyền lực chính trị và là trung tâm của quyền lực chính trị. Quyền lực nhà nước bao trùm lên toàn bộ lãnh thổ quốc gia. Nhà nước quản lý mọi tầng lớp dân cư trong phạm vi lãnh thổ, mọi cơ quan, tổ chức cá nhân trong một quốc gia đều phải tuân theo pháp luật nhà nước. Nhà nước là chủ sở hữu những cơ sở vật chất của đất nước, là cơ sở kinh tế bảo đảm cho việc thực hiện quyền lực. Nhà nước tổ chức bộ máy cưỡng chế như quân đội, công an, tòa án, nhà tù, ... bảo đảm sức mạnh bảo vệ lãnh thổ, thực hiện chủ quyền quốc gia, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội theo quy định của hiến pháp, pháp luật do nhà nước đặt ra. Ở Việt Nam, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Ở các nước trên thế giới, tùy hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà mỗi nước có cách tổ chức, thực hiện quyền lực nhà nước khác nhau. Có nước tổ chức các cơ quan nhà nước ở trung ương theo kiểu phân chia ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp độc lập và chế ước lẫn nhau, cũng có nước tổ chức các cơ quan nhà nước theo nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất.Từ điển Luật học trang 406
159Quyền mua cổ phầnlà loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành kèm theo đợt phát hành cổ phiếu bổ sung nhằm bảo đảm cho cổ đông hiện hữu quyền mua cổ phiếu mới theo những điều kiện đã được xác định.70/2006/QH11
160Quyền nhân thân"1. Nhân thân là những quy định của pháp luật về một người phát sinh từ các sự kiện sinh, tử, kết hôn hoặc từ những quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, xác định họ tên, tuổi, quốc tịch, dân tộc, quan hệ cha con, vợ chồng, họ hàng, nghề nghiệp, tiền án, tiền sự, vv. của người đó. 2. Mỗi người có quyền nhân thân, tức là ""những quyền dân sự gắn liền với nhân thân của mỗi cá nhân không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác"" (Điều 26 - Bộ luật dân sự) Vd. cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ với con, trừ trường hợp người con đó được nhận làm con nuôi của người khác thì cha mẹ nuôi có quyền và nghĩa vụ với con nuôi theo quy định của pháp luật. 3. Quyền nhân thân gồm có: a) Quyền có họ, tên và thay đổi họ tên theo quy định của pháp luật; thực hiện những quyền và nghĩa vụ theo họ, tên của mình mà không ai được xâm phạm quyền này. b) Quyền được xác định quốc tịch, dân tộc và được thay đổi quốc tịch, dân tộc theo quy định của pháp luật, thực hiện những quyền và nghĩa vụ theo quốc tịch, dân tộc của mình mà không ai được xâm phạm quyền này. c) Quyền đối với hình ảnh của mình. Không ai được sử dụng hình ảnh của một người mà không được người đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (vd. báo chí có thể đăng ảnh của một người phạm tội). d) Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể, danh dự, nhân phẩm, quyền được bảo đảm an toàn về chỗ ở mà không ai được xâm phạm các quyền đó. đ) Quyền được bảo đảm bí mật đời tư (vd. nội dung thư tín của một người được giữ bí mật, không ai được bóc trộm để xem, trừ trường hợp các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử được pháp luật cho phép xem những thư tín đó để điều tra các tội phạm; di chúc của một người cũng được coi là bí mật đời tư nếu người đó không cho phép công bố trước khi người đó chết). e) Quyền tự do kết hôn và tự do ly hôn g) Quyền bình đẳng giữa vợ chồng h) Quyền nhận hoặc không nhận cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật; quyền làm con nuôi hoặc nhận con nuôi. i) Quyền tự do tín ngưỡng k) Quyền tự do đi lại, cư trú. l) Quyền lao động. m) Quyền tự do kinh doanh n) Quyền tự do sáng tạo. 4. Khi quyền nhân thân của một cá nhân bị vi phạm thì người đó có quyền: a) Yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai. b) Tự mình cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng. c) Yêu cầu người vi phạm phải bồi thường thiệt hại về vật chất hoặc thiệt hại về tinh thần."Từ điển Luật học trang 407