Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 210 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
121Quy trình thao tác chuẩn (SOP)"Là một quy trình bằng văn bản và đã được phê duyệt, đưa ra các chỉ dẫn cho việc thực hiện các thao tác, không nhất thiết phải cụ thể cho từng sản phẩm hoặc nguyên liệu (ví dụ: vận hành, bảo dưỡng và làm vệ sinh máy; thẩm định; làm vệ sinh nhà xưởng và kiểm soát môi trường; lấy mẫu và thanh tra). Một số SOP có thể được sử dụng để bổ sung cho hồ sơ sản phẩm và hồ sơ sản xuất lô gốc cho sản phẩm cụ thể."15/2008/QĐ-BYT
122Quy ước bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồnglà quy ước do cộng đồng dân cư thôn lập nhằm mục đích bảo vệ và phát triển rừng bằng việc kết hợp giữa truyền thống và tập tục của cộng đồng với chính sách của Nhà nước trong việc quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.106/2006/QĐ-BNN
123Quỹ xã hội, quỹ từ thiệnlà tổ chức phi chính phủ có tư cách pháp nhân do một hoặc nhiều cá nhân, tổ chức tự nguyện dành một khoản tài sản nhất định để thành lập hoặc thành lập thông qua hợp đồng, hiến tặng, di chúc, nhằm mục đích hỗ trợ văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, khoa học, từ thiện, nhân đạo và các hoạt động vì lợi ích cộng đồng không vì mục đích lợi nhuận, quỹ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, công nhận Điều lệ.148/2007/NĐ-CP
124QuyềnNhững việc mà một người được làm mà không bị ai ngăn cản, hạn chế. Phân loại quyền gồm có: 1. Quyền đương nhiên như quyền làm người, quyền được sống, quyền được tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc. 2. Quyền do luật pháp cho phép làm hoặc luật pháp không cấm làm (quyền pháp lý). 3. Quyền do điều lệ của tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức quần chúng cho phép hội viên được làm. 4. Quyền do người khác ủy quyền, vv.Từ điển Luật học trang 395
125Quyền biểu tìnhMột trong các quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp. Biểu tình là hình thức đấu tranh bằng cách tụ họp đông đảo để bày tỏ ý chí, nguyện vọng và biểu dương lực lượng chung của một tập thể tại Điều 69 - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, tuy nhiên, việc biểu tình phải hợp pháp, có nghĩa là phải tuân theo những điều kiện do pháp luật quy định.Từ điển Luật học trang 396
126Quyền bình đẳng"1. Sự ngang bằng về địa vị và quyền lợi của các tổ chức, cá nhân trong xã hội được pháp luật quy định. Điều 52 - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định ""mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật"". Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng quy định những quyền cơ bản của công dân tại Chương V (từ Điều 49 - 82) bao gồm các nhóm quyền về chính trị (quyền tham gia quản lý nhà nước, quyền bầu cử ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước, quyền khiếu nại, tố cáo); nhóm quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội (quyền lao động, quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, quyền học tập, quyền được bảo vệ sức khỏe, quyền được xây dựng nhà ở, quyền bình đẳng nam nữ, quyền được bảo hộ về hôn nhân và gia đình); nhóm quyền về tự do dân chủ và tự do cá nhân (quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin, được lập hội, hội họp, biểu tình theo quy định của pháp luật, quyền tự do tín ngưỡng, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, quyền tự do đi lại và cư trú). 2. Sự ngang bằng về chủ quyền giữa các quốc gia. Mỗi quốc gia có các quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế cơ bản ngang với các quốc gia khác; được hưởng đầy đủ mọi quyền phát sinh từ chủ quyền quốc gia của mình, Sự bình đẳng của quốc gia trong quan hệ quốc tế bao gồm: quyền được tôn trọng về quốc thể, sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ chính trị kinh tế - văn hóa; được tham gia giải quyết những vấn đề liên quan đến lợi ích của mình, được tham gia các tổ chức quốc tế có liên quan, lá phiếu của quốc gia có giá trị ngang nhau; được tham gia xây dựng pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế bình đẳng với các quốc gia khác; được hưởng các quyền ưu đãi miễn trừ ngang với các quốc gia khác trong quan hệ quốc tế."Từ điển Luật học trang 397
127Quyền bình đẳng của phụ nữQuyền của phụ nữ không bị phân biệt với nam, nam nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình (Điều 63 - Hiến pháp năm 1992). Vd. Phụ nữ có quyền bầu cử, ứng cử, tham gia công việc nhà nước, hoạt động chính trị …như nam giới. Nữ và nam làm việc như nhau thì tiền lương ngang nhau.Từ điển Luật học trang 397
128Quyền chất vấn1. Quyền hỏi và yêu cầu người có trách nhiệm trả lời phải giải thích rõ ràng, cụ thể về những vấn đề mà người có quyền chất vấn quan tâm. 2. Hoạt động thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của những người được pháp luật cho phép, đó là đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp. Chất vấn khác với câu hỏi thường ở tính pháp lý, chủ thể chất vấn, chủ thể bị chất vấn, trình tự và hiệu quả pháp lý. Theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội, đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội, thủ tướng Chính phủ và các thành viên của Chính phủ, chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Người bị chất vấn phải trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốc hội chất vấn. Việc chất vấn của đại biểu Quốc hội có thể được tiến hành trong kỳ họp Quốc hội hoặc trong thời gian Quốc hội không họp. Nếu đại biểu không đồng ý với việc trả lời chất vấn, thì có quyền đề nghị chủ tịch Quốc hội đưa ra thảo luật trước Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội. Khi cần thiết, Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ quốc hội ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người trả lời chất vấn. Đối với chất vấn của đại biểu hội đồng nhân dân, Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân quy định: Đại biểu hội đồng nhân dân có quyền chất vấn chánh án tòa án nhân dân, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân và thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cùng cấp. Chất vấn của đại biểu hội đồng nhân dân có thể được tiến hành trong kỳ họp hoặc giữa hai kỳ họp hội đồng nhân dân. Người bị chất vấn có trách nhiệm trả lời những vấn đề mà đại biểu hội đồng nhân dân nêu ra. Trong trường hợp cần thiết, hội đồng nhân dân ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn.Từ điển Luật học trang 397
129Quyền chi phối"là quyền quyết định hoặc tác động của Công ty mẹ đến các công ty con, công ty liên kết về điều lệ hoạt động, nhân sự chủ chốt, tổ chức bộ máy quản lý, thò trường tiêu thụ, chiến lược kinh doanh, định hướng đầu tư và các vấn đề quan trọng khác được quy định tại điều lệ của công ty con, công ty liên kết và quy định của pháp luật. - Điều kiện để Công ty mẹ có quyền chi phối các công ty con là: Công ty mẹ với tư cách chủ sở hữu, cổ đông, thành viên góp vốn trên 50% vốn điều lệ của các công ty con, - Điều kiện để Công ty mẹ có quyền chi phối các công ty liên kết là công ty mẹ nắm quyền sở hữu: ""thương hiệu sản phẩm"", ""bí quyết công nghệ"", ""thị trường tiêu thụ"" của các công ty liên kết này và được ghi trong điều lệ của Công ty liên kết."178/2004/QĐ-BCN
130Quyền chi phối đối với doanh nghiệplà quyền định đoạt đối với điều lệ hoạt động, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý chủ chốt, việc tổ chức quản lý và các quyết định quản lý quan trọng khác của doanh nghiệp đó14/2003/QH11
131Quyền chiếm hữu1. Quyền chiếm hữu là một trong những ba quyền của chủ sở hữu. Quyền chiếm hữu là quyền tự mình nắm giữ, quản lý tài sản thuộc sở hữu của mình (Điều 189 - Bộ luật dân sự). 2. Chủ sở hữu có quyền ủy quyền quản lý cho người khác, cho nên người quản lý tài sản theo ủy quyền có quyền nhân danh chủ sở hữu chiếm hữu tài sản đó và thực hiện quản lý theo vi phạm và thời hạn được chủ sở hữu giao cho. 3. Chủ sở hữu cũng có thể giao cho nguời khác chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu của mình thông qua giao dịch dân sự, thương mại như: cho thuê, cho mượn, gửi giữ, cầm cố, thế chấp,vv. Trong trường hợp này, người được giao cho chiếm hữu phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản phù hợp với mục đích, nội dung giao dịch (x. Thuê tài sản, Mượn tài sản). 4. Đối với tải sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm, tài sản xác định được ai là chủ sở hữu thì người phát hiện được tài sản đó phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu. Nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo ngay cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật (vd. nếu là cổ vật thì phải nộp cho sở văn hóa hoặc viện bảo tàng), Người phát hiện được những tài sản đó từ thời điểm phát hiện đến thời điểm trả lại cho chủ sở hữu hoặc đến thời điểm giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Từ điển Luật học trang 398
132Quyền chọnKiểu hợp đồng giữa hai bên mà trong đó một bên cho bên kia được quyền mua hoặc bán một loại hàng hóa cụ thể với một giá xác định trong một thời hạn xác định. Quyền này sẽ hết giá trị vào ngày kết thúc thời hạn của nó. Người mua quyền được mua hoặc quyền được bán phải trả cho người kia một khoản tiền gọi là tiền cược hay trị giá quyền chọn. Quyền chọn gồm quyền chọn mua và quyền chọn bán.Từ điển Luật học trang 398
133Quyền chọn mua, quyền chọn bánlà quyền được ghi trong hợp đồng cho phép người mua lựa chọn quyền mua hoặc quyền bán một số lượng chứng khoán được xác định trước trong khoảng thời gian nhất định với mức giá được xác định trước.70/2006/QH11
134Quyền chủ thể"Cách xử sự mà pháp luật cho phép chủ thể được tiến hành khi tham gia các quan hệ pháp luật. Đó là khả năng của chủ thể xử sự theo cách thức nhất định mà pháp luật cho phép. Điều đó có nghĩa là chủ thể có thể lựa chọn giữa việc xử sự theo cách thức mà nó được phép tiến hành hoặc không xử sự như vậy (hành động hoặc không hành động). Vd. công dân có quyền ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước. Song họ có thể sử dụng hoặc không sử dụng quyền này nếu xét thấy không cần thiết. Quyền chủ thể có 3 thuộc tính là: khả năng của chủ thể xử sự theo cách thức nhất định mà pháp luật cho phép; khả năng yêu cầu các chủ thể khác chấm dứt các hành động cản trở nó thực hiện quyền và nghĩa vụ, hoặc yêu cầu chúng tôn trọng các nghĩa vụ tương ứng phát sinh từ quyền và nghĩa vụ; khả năng của chủ thể yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp để bảo vệ lợi ích của mình. Các thuộc tính này là một thể thống nhất không thể tách rời trong cấu thành của quyền chủ thể. Tuy nhiên, quyền chủ thể là phạm trù pháp lý có tính hạn chế. Đó là vấn đề có tính nguyên tắc vì không một xã hội nào lại cho phép một người nào đó có quyền làm tất cả những gì mà họ muốn. Điều này cũng đã được Lênin khẳng định: ""Sống trong một xã hội mà lại thoát khỏi xã hội ấy để được tự do, đó là điều không thể được""."Từ điển Luật học trang 398
135Quyền con người"(cg. Nhân quyền hoặc quyền làm người) là những quyền mặc nhiên khi được sinh ra cho đến trọn đời mà không ai có quyền tước bỏ. Đó là những quyền cơ bản của con người của con người như: quyền sống, quyền tự do, quyền bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc, vv. Quyền con người là thành quả của quá trình đấu tranh của nhân loại chống các lực lượng áp bức xã hội và chế ngự thiên nhiên, không phải tự nhiên mà có hay do thượng đế ban cho như quan niệm của một số người phương Tây. Người nô lệ xưa kia không được coi là người, họ không có quyền con người. Ngày nay, đối với chúng ta quyền con người gắn liền với quyền dân tộc, với độc lập tự do của đất nước. Ở Việt Nam quyền con người được quy định thành pháp luật. Điều 50 - Hiến pháp năm 1992 quy định: ""ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong hiến pháp và luật"". Đấu tranh để bảo vệ quyền con người là một trong những mục tiêu của nhân loại tiến bộ. Nhưng một số nước phương Tây đã lợi dụng chiêu bài bảo vệ quyền con người để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, xúi dục, kích động nhân dân đứng lên chống lại chính quyền nước mình."Từ điển Luật học trang 399
136Quyền công dânNhững quyền cơ bản mà hiến pháp của mỗi nước quy định cho công dân và người mang quốc tịch của nước mình. Ở những nước có chế độ chính trị xã hội khác nhau, có nền kinh tế, khoa học kỹ thuật văn hóa khác nhau thì phạm vi và mức độ quyền công dân cũng rộng hẹp khác nhau. Ở Việt Nam các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong hiến pháp và luật. Ngày nay hiến pháp của nhiều nước quy định cho công dân cả nam lẫn nữ đều có quyền bầu cử, ứng cử, quyền học tập, quyền tự do cư trú, quyền bình đẳng giữa nam và nữ, quyền lao động, quyền lập hội, quyền biểu tình, vv. Quyền công dân ngày càng được mở rộng. Ngược lại một số phong trào quá khích mưu toan hạn chế quyền công dân như phong trào Taliban ở Apganixtan, hồi giáo cực đoan ở Angiêri chủ trương cấm phụ nữ đi học, đi làm việc, bắt mọi người phải theo đạo Hồi, vv. Tuy nhiên, đấu tranh để không ngừng mở rộng quyền công dân là xu thế không thể ngăn cản của nhân loại tiến bộ.Từ điển Luật học trang 399
137Quyền dân sự"1. Quyền dân sự bao gồm tất cả các quyền quy định trong Bộ luật dân sự về nhân thân cũng như về tài sản. 2. Theo Điều 13 - Bộ luật dân sự thì các quyền dân sự được xác định từ: a) Giao dịch hợp pháp thông qua các hợp đồng dân sự. b) Quyết định của tòa án hoặc của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (vd. tòa án xét xử công nhận quyền sở hữu tài sản của một người; quyết định của ủy ban nhân dân có thẩm quyền giao đất cho một người sử dụng). c) Sự kiện pháp lý do pháp luật quy định (vd. các sự kiện sinh, tử, giá thú, kết hôn, mở thừa kế khi người có di sản chết). d) Sáng tạo giá trị tinh thần là đối tượng của sở hữu trí tuệ (vd. tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp). đ) Chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật. e) Các căn cứ khác do pháp luật quy định. 3. Khi quyền dân sự bị vi phạm thì người vi phạm có quyền yêu cầu tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ bằng các biện pháp sau đây: a) Công nhận quyền dân sự của người đó. b) Buộc chấm dứt hành vi vi phạm c) Buộc xin lỗi, cải chính công khai d) Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự. đ) Buộc bồi thường thiệt hại e) Phạt vi phạm 4. Điều 315 - Bộ luật dân sự quy định: người có quyền có thể chuyển giao quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cho người khác (gọi là người thế quyền) thông qua hợp đồng (như chuyển giao quyền đòi nợ cho người vì chủ nợ cho người này vay một số tiền tương đương; người mua hàng yêu cầu người bán hàng chuyển hàng cho một người khác vì người mua đã bán lại hàng đó cho người thứ ba). Tuy nhiên, không được chuyển quyền yêu cầu trong những trường hợp sau đây: a) Quyền yêu cầu gắn liền với nhân thân người có quyền, kể cả yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường hiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, thân nhân, uy tín. Vd. Không được chuyển quyền được cấp dưỡng cho mình để cấp dưỡng cho người khác; không được chuyển quyền được đòi bồi thường vì bị xâm phạm về sức khỏe để bồi thường cho người khác. b) Các bên có thỏa thuận không được chuyển giao quyền yêu cầu. c) Những trường hợp mà pháp luật có quy định không được chuyển giao quyền yêu cầu."Từ điển Luật học trang 400
138Quyền dân tộc cơ bảnTrước hết đối với một dân tộc là quyền sống không bị lệ thuộc, bị áp bức hoặc bị đô hộ bởi một thế lực nước ngoài, quyền sống trong độc lập, tự do, bình đẳng, tự mình quyết định chế độ chính trị của mình, quyền sử dụng tiếng mẹ đẻ và chữ viết của dân tộc trong giao lưu xã hội cũng như trong giáo dục, trong tiếp xúc với các cơ quan công sở của nhà nước quyền được bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc. Bảo đảm quyền dân tộc cơ bản cho tất cả các dân tộc, không phân biệt là dân tộc thiểu số hay dân tộc đa số, dân tộc chậm phát triển hay dân tộc đã có sự phát triển cao về các mặt là xu hướng của thời đại, là đường lối, chính sách tiến bộ của những nhà nước hiện đại. Việt Nam là nhà nước gồm nhiều dân tộc, có truyền thống sâu sắc về đoàn kết dân tộc, hiện đang thực hiện nhiều chính sách nhằm đảm bảo cho các dân tộc thiểu số phát triển kịp thời với các dân tộc đa số, cùng xây dựng dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.Từ điển Luật học trang 401
139Quyền định đoạt1. Quyền định đoạt được quy định tại Điều 201 - Bộ luật dân sự là một trong ba quyền thuộc nội dung quyền sở hữu tài sản. Quyền định đoạt là quyền của chủ sở hữu giao quyền sở hữu tài sản của mình cho người khác (vd. bán, tặng, cho, trao đổi thừa kế…). 2. Theo Điều 257 - Bộ luật dân sự, chủ sở hữu cũng có quyền tự chấm dứt quyền sở hữu của mình bằng cách tuyên bố công khai hoặc thực hiện những hành vi chứng tỏ việc mình từ bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó (vd. để đồ đạc ra cửa nhà hoặc ra đường để cho ai muốn lấy thì lấy). 3. Các hình thức định đoạt tài sản (xt. Mua bán vật, Tặng cho, Thừa kế).Từ điển Luật học trang 401
140Quyền đối với giống cây trồnglà quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.50/2005/QH11