Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 210 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
61Quốc huy"Huy hiệu của một nước có những hình ảnh, những nét tượng trưng về chế độ, về đất nước. Quốc huy Việt Nam được quy định trong Hiến pháp năm 1959 (Điều 110), Hiến pháp năm 1980 (Điều 143) và Hiến pháp năm 1992 (Điều 142): ""Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam."Từ điển Luật học trang 387
62Quốc khánh"Ngày lễ mừng chung của cả nước được tổ chức hàng năm để lỷ niệm ngày có sự kiện lớn của tổ quốc. Quốc khánh của Việt Nam là ngày 2.9 được ghi trong Điều 145 - Hiến pháp năm 1992: ngày tuyên ngôn độc lập 2.9.1945 là ngày Quốc Khánh""."Từ điển Luật học trang 387
63Quốc kỳ"Cờ của một nước Trong Hiến pháp, quốc kỳ Việt Nam là cờ đỏ sao vàng được quy định trong Điều 3 - Hiến pháp năm 1946, Điều 109 - Hiến pháp năm 1959, Điều 142 - Hiến pháp năm 1980 và Điều 141 - Hiến pháp năm 1992: ""Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh""."Từ điển Luật học trang 387
64Quốc phònglà công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.39/2005/QH11
65Quốc tịch"Trạng thái pháp lý và chính trị xác định mối liên hệ pháp lý giữa công nhân với nhà nước. Mối quan hệ này được biểu hiện ở tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người đó được pháp luật của nhà nước quy định và bảo đảm thực hiện. Quốc tịch còn là một hiện tượng pháp lý mang tính chất giai cấp rõ rệt và sâu sắc. Việc quy định một bộ phận dân cư được hưởng chế độ pháp lý nào là hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của giai cấp thống trị. Mối liên hệ pháp lý giữa công dân với nhà nước của người đã mang quốc tịch có một số đặc điểm như tính vững bền và ổn định; công dân có quyền và nghĩa vụ nhất định đối với nhà nước của mình, đồng thời nhà nước cũng có các quyền và nghĩa vụ đối với công dân của mình. Về mặt lịch sử, quốc tịch là một khái niệm mới ra đời vào thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến lên chủ nghĩa tư bản. Nó xuất hiện cùng với những tư tưởng tiến bộ của cách mạng tư sản. Trước cách mạng tháng tám 1945, Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến cho nên chưa có chế định về quốc tịch Việt Nam. Chỉ sau Cách mạng tháng Tám, với sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), Nhà nước Việt Nam có quyền quy định quốc tịch của mình. Từ đó đến nay, nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản khác nhau quy định các vấn đề quốc tịch, thể hiện quan điểm tiến bộ của Nhà nước công nông. Đặc biệt ngày 20.5.1988 tại Kỳ họp thứ 3 khóa X, lần đầu tiên trong lịch sử nước nhà, Quốc hội đã thông qua một đạo luật hoàn chỉnh quy định các vấn đề về quốc tịch và thay thế tất cả những văn bản pháp lí cũ về quốc tịch. Theo Luật quốc tịch Việt Nam thì việc một người có quốc tịch Việt Nam được xác định theo hai cách chính thức là hưởng quốc tịch theo sự sinh đẻ và hưởng quốc tịch theo sự gia nhập. Bên cạnh đó, luật còn quy định các trường hợp mất quốc tịch Việt Nam như thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch... Những vấn đề về hưởng quốc tịch thường được điều chỉnh bằng pháp luật quốc gia. Còn điều ước quốc tế thường được các quốc gia ký kết với nhau nhằm giải quyết và ngăn ngừa các vấn đề xung đột quốc tịch cũng như các vấn đề hưởng và mất quốc tịch."Từ điển Luật học trang 388
66Quốc tịch của doanh nghiệplà quốc tịch của nước, vùng lãnh thổ nơi doanh nghiệp thành lập, đăng ký kinh doanh.60/2005/QH11
67Quốc tịch nước ngoàilà quốc tịch của một nước khác không phải là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam07/1998/QH10
68Quốc triều hình luật"(cg. Luật hình triều Lê), một bộ luật hình chính thống và quan trọng nhất của triều đại nhà Lê (1428-1788). Bộ luật này trong dân gian Việt Nam thường gọi là Luật Hồng Đức. Bộ Quốc Triều hình luật gồm 722 điều, chia làm 6 quyển với cơ cấu như sau: Quyển 1. Chương danh lệ (49 điều); Chương vệ cấm (47 điều). Quyển 2. Chương vi chế (144 điều); Chương quân chính (43 điều). Quyển 3. Chương hộ hôn (58 điều); Chương điền sản (32 điều); Chương điền sản thêm (4 điều); Luật hương hỏa (4 điều); Sau thêm hiệu đính hương hỏa (9 điều); Chương thông gian (10 điều). Quyển 4. Chương đạo tặc (54 điều); Chương đấu ẩu (50 điều). Quyển 5. Chương trá nguy (38 điều); Chương tạp luật (92 điều). Quyển 6. Chương bộ vong (13 điều);; Chương đoán ngục (65 điều). Đây là một bộ luật tổng hợp bao gồm nhiều ngành luật: hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, quân sự. Tất cả đều được trình bày dưới dạng những quy phạm pháp luật hình sự và đều áp dụng chế tài hình sự. Quốc triều hình luật là một thành tựu có giá trị đặc biệt trong lịch sử pháp luật Việt Nam. Nó không chỉ là đỉnh cao so với những thành tựu pháp luật của các triều đại trước đó, mà còn đối với cả bộ luật được biên soạn vào đầu thế kỷ XIX: Hoàng Việt luật lệ do Gia Long ban hành năm 1812. Khi nói về luật pháp thời Lê, sử gia lỗi lạc Phan Huy Chú, trong sách ""Lịch triều hiến chương loại chí"" đã phải khen ngợi: ""thật là cái mẫu mực để trị nước, cái khuôn phép để buộc dân""."Từ điển Luật học trang 388
69Quỹ Bảo hiểm y tếlà quỹ tiền tệ được hình thành từ nguồn thu phí bảo hiểm y tế và các nguồn thu hợp pháp khác. Quỹ Bảo hiểm y tế được sử dụng để chi trả chi phí khám, chữa bệnh và những khoản chi phí hợp pháp khác theo quy định cho người tham gia bảo hiểm y tế.63/2005/NĐ-CP
70Quy chế đầu hàng"Những quy định, chế độ của công pháp quốc tế về luật lệ và tập tục chiến tranh được các nước công nhận và áp dụng đối với các trường hợp một bên tham chiến bao gồm tổ chức quân đội, lực lượng bán vũ tranh nhân dân, cá nhân đã đầu hàng đối phương. Tư tưởng xuyên suốt của các quy chế này là tinh thần nhân đạo như ngừng tấn công, không được giết, làm bị thương người có dấu hiệu và đã chịu đầu hàng, cứu chữa những người đầu hàng bị bệnh hoặc bị thương, không sử dụng những người đã đầu hàng chống lại nhân dân và quân đội nước họ, vv. Những người vi phạm quy chế đầu hàng như bắt giết, dùng họ làm vật thí nghiệm, đối xử thô bạo là những người phạm tội ác chiến tranh và sẽ bị xét xử theo điều luật giành cho người phạm tội ác chiến tranh. Những người trá hàng, lợi dụng quy chế đầu hàng để làm gián điệp sẽ không được hưởng quy chế đầu hàng. Trong lịch sử giữ nước của mình, Việt Nam có truyền thống cao thượng và tốt đẹp là đối xử nhân đạo đối với đối phương chịu đầu hàng, vd. tha không giết và cấp cho lương ăn, ngựa cưỡi, thuyền chở để rút quân về nước (đối với trường hợp hơn 10 vạn quân của Vương thông nhà Minh); tạm ngừng tấn công để cho đối phương đưa thương binh của họ ra khỏi trận địa như đối với quân đội thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ năm 1954; đối xử nhân đạo với phi công quân đội Mĩ bị bắn rơi ở miền Bắc và trao trả họ về nước khi hết chiến tranh."Từ điển Luật học trang 389
71Quy chế lãnh sựTổng hợp các quy định, chế độ áp dụng đối với việc lập các cơ quan lãnh sự, với hoạt động của viên chức, nhân viên lãnh sự làm việc trong tổng lãnh sự quán, lãnh sự quán. Nội dung các quy chế bao gồm các quy định về tư cách đại diện, phạm vi hoạt động của cơ quan lãnh sự, các quyền ưu đãi đối với các người có hàm lãnh sự và các nghĩa vụ của họ trong khi hoạt động tại nước nơi đặt trụ sở của Lãnh sự quán.Từ điển Luật học trang 390
72Quy chế ngoại giao"Tổng hợp các quy định, chế độ trong công pháp quốc tế, trong các hiệp định song phương hoặc đa phương, trong luật pháp của nước chủ nhà được dùng để điều chỉnh các quan hệ với các phái đoàn quốc gia này đến viếng thăm, đàm phán với quốc gia khác; các phái đoàn của tất cả các tổ chức quốc tế, các hoạt động của cán bộ trong các ngoại giao đoàn đặt tại nước sở tại. Nội dung các quy chế ngoại giao bao gồm các ưu đãi, miễn trừ ngoại giao đối với những người có hàm ngoại giao làm việc trong các đại sứ quán."Từ điển Luật học trang 390
73Quy chế pháp nhânNhững quy định cụ thể về điều kiện được hưởng tư cách pháp nhân quyền và nghĩa vụ của pháp nhân Vd. Pháp nhân là tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội khi có đủ các điều kiện được công nhận là pháp nhân để đi vào hoạt động phải xây dựng điều lệ, các quy định về tổ chức hoạt động được cơ quan có thẩm quyền chuẩn y.Từ điển Luật học trang 390
74Quy chuẩn kỹ thuật"là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng."68/2006/QH11
75Quy chuẩn kỹ thuật địa phươnglà quy chuẩn kỹ thuật do Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành để bắt buộc áp dụng trong phạm vi quản lý của địa phương đối với các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình đặc thù và yêu cầu cụ thể về môi trường của địa phương.23/2007/TT-BKHCN
76Quy chuẩn kỹ thuật quốc gialà quy chuẩn kỹ thuật do Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành để bắt buộc áp dụng trong phạm vi toàn quốc đối với đối tượng thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực được Chính phủ phân công quản lý.23/2007/TT-BKHCN
77Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực nông nghiệp và Phát triển nông thôn"Là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành để bắt buộc áp dụng trong phạm vi toàn quốc."38/2009/TT-BNNPTNT
78Quy chuẩn xây dựnglà các quy định bắt buộc áp dụng trong hoạt động xây dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành16/2003/QH11
79Quỹ công chúnglà Quỹ có chứng chỉ quỹ được phát hành ra công chúng.73/2004/QĐ-BTC
80Quỹ đại chúnglà quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng.70/2006/QH11