Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 210 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
21Quan hệ thương phiếulà quan hệ giữa người thụ hưởng với những người có liên quan và quan hệ giữa những người có liên quan với nhau trong việc phát hành, chấp nhận, chuyển nhượng, bảo lãnh, thanh toán, truy đòi, khởi kiện và cầm cố thương phiếu.17/1999/PL-UBTVQH10
22Quan hệ thương phiếu có yếu tố nước ngoàilà quan hệ thương phiếu có người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tham gia với tư cách là người ký phát, người bị ký phát, người phát hành, người chuyển nhượng, người được chuyển nhượng, người bảo lãnh, người thụ hưởng.17/1999/PL-UBTVQH10
23Quan lạiTên gọi chung những người công chức nhà nước dưới chế độ phong kiến và thời thuộc Pháp, từ cấp huyện trở lên bao gồm người điều hành là quan và những người thừa hành gọi chung là lại.Từ điển Luật học trang 381
24Quản lý"1. Nghĩa rộng: làm cho hoạt động, tư duy của từng người riêng lẻ, hoạt động của các tổ chức với những cơ chế khoa học, tiến hành phù hợp với mục đích, lợi ích chung nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất, nhiều nhất, ít chi phí nhất trong thời gian nhanh nhất. Quản lý được thực hiện dưới các dạng: quản lý của nhà nước, quản lý của tổ chức chính trị xã hội, quản lý của tổ chức nghề nghiệp, quản lý của tổ chức kinh doanh, sản xuất, dịch vụ, quản lý của các tổ chức, lực lượng chuyên trách như quản lý của các lực lượng vũ trang, quản lý của các trại giam giữ, vv. Quản lý được thực hiện bằng ba loại biện pháp chủ yếu: a) biện pháp kinh tế; b) biện pháp hành chính; c) biện pháp giáo dục. Quản lý được thực hiện bằng nhiều hình thức tác động như lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy, khen thưởng, xử phạt, kiểm tra, kiểm kê, kiểm soát, thanh tra, giám sát, đúc kết kinh nghiệm, phổ biến và nhân rộng mô hình, cách làm tiên tiến, có hiệu quả, kịp thời bãi bỏ những cái đã trở nên lạc hậu, lỗi thời,vv. Quản lý là một khoa học, một dạng nghệ thuật và ngày càng được đề cao. 2. Nghĩa hẹp là giữ gìn, bảo quản: quản lý tài sản, quản lý hồ sơ, tài liệu, vv."Từ điển Luật học trang 382
25Quản lý cấu hìnhlà quản lý các thay đổi về phần cứng, phần mềm, tài liệu kỹ thuật, phương tiện kiểm tra, giao diện kết nối, qui trình kỹ thuật hoạt động, cấu hình cài đặt và tất cả các thay đổi khác của hệ thống CNTT xuyên suốt quá trình từ khi cài đặt đến vận hành.04/2006/QĐ-NHNN
26Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoálà hoạt động của một tổ chức nhằm định hướng phát triển, nâng cao và kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hoá.179/2004/NĐ-CP
27Quản lý chất thảilà hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải.52/2005/QH11
28Quản lý Chất thải công nghiệplà các hoạt động kiểm soát Chất thải công nghiệp trong suốt quá trình từ phát sinh đến thu gom, vận chuyển, quá cảnh, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy.152/2004/QĐ-UB
29Quản lý công tác quy hoạch phát triển công nghiệplà toàn bộ hoạt động bao gồm: lập, phê duyệt, tổ chức thực hiện, phối hợp thực hiện, kiểm tra, giám sát, điều chỉnh các quy hoạch phát triển công nghiệp.55/2008/QĐ-BCT
30Quản lý danh mục đầu tư chứng khoánlà việc công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện quản lý theo uỷ thác của từng nhà đầu tư trong mua, bán, nắm giữ chứng khoán.70/2006/QH11
31Quản lý độ cao chướng ngại vật hàng khônglà tập hợp các công việc: thực hiện chấp thuận độ cao công trình, kiểm tra, giám sát, di dời các vật thể, công bố, thông báo độ cao các chướng ngại vật cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan nhằm bảo đảm an toàn cho mọi hoạt động bay, hoạt động bình thường các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời.20/2009/NĐ-CP
32Quản lý nhà nước"1. Nghĩa rộng: tác động của nhà nước với các hình thức hoạt động của bộ máy nhà nước lên các quan hệ xã hội để bảo đảm cho các quan hệ xã hội phát triển theo đúng những mục tiêu đã định, ngăn ngừa các khuynh hướng phát triển sai lệch, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện phát triển sai trái. Vd. Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý: ""Nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật ..."" (Điều 12 - Hiến pháp năm 1992). 2. Nghĩa hẹp: tác động của nhà nước bằng hình thức hoạt động của một loại cơ quan trong bộ máy nhà nước gọi là cơ quan quản lý nhà nước (cũng thường gọi là cơ quan hành chính hay hành pháp) mà nhiệm vụ là chấp hành hiến pháp, luật, pháp lệnh và các nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước. Nghĩa hẹp này để phân biệt cơ quan quản lý nhà nước với cơ quan quyền lực nhà nước (quốc hội, hội đồng nhân dân), cơ quan xét xử (tòa án nhân dân) và cơ quan kiểm sát."Từ điển Luật học trang 383
33Quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóalà hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm định hướng phát triển, nâng cao và kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hoá đáp ứng các mục tiêu kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.179/2004/NĐ-CP
34Quản lý nhà nước về lao động"Nhằm nắm chắc cung cầu và sự biến động cung cầu lao động, đảm bảo quyền của cả người lao động và người sử dụng lao động thuộc mọi thành phần kinh tế, tạo lập mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định, đảm bảo cho pháp luật lao động được thực hiện nghiêm chỉnh đạt đến mục tiêu cuối cùng là phát triển và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lao động xã hội, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Tại Chương XV ""Quản lý nhà nước về lao động"" - Bộ luật lao động đã quy định: Những nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước về lao động đã quy định: Những nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước về lao động (Điều 180); Hệ thống quản lý nhà nước về lao động (Điều 181). Để đảm bảo cho nhà nước có thể thực hiện được chức năng này, Điều 182 quy định: các doanh nghiệp có nghĩa vụ phải khai trình việc sử dụng lao động, báo cáo tình hình thay đổi về việc sử dụng lao động cũng như việc chấm dứt sử dụng lao động. Những nơi sử dụng từ 10 lao động trở lên thì người sử dụng lao động phải lập sổ lao động, sổ lương, sổ bảo hiểm xã hội."Từ điển Luật học trang 383
35Quản lý rủi roLà việc áp dụng có hệ thống các thủ tục và thông lệ trong quản lý nhằm cung cấp cho cơ quan hải quan các thông tin cần thiết để xử lý các lô hàng hoặc sự di chuyển của hàng hóa có rủi ro.52/2007/QĐ-BTC
36Quản lý rừng cộng đồnglà một hình thức quản lý rừng trong đó cộng đồng dân cư thôn với tư cách là chủ rừng tham gia vào các hoạt động giao rừng, lập kế hoạch quản lý rừng và tổ chức thực hiện kế hoạch đó, thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi, giám sát và đánh gía rừng Nhà nước giao cho cộng đồng.106/2006/QĐ-BNN
37Quản lý Thông tin tín dụng điện tửlà việc giám sát, phân định quyền trong các công đoạn thu thập, xử lý, lưu trữ, cung cấp và khai thác sử dụng Thông tin tín dụng điện tử.987/2001/QĐ-NHNN
38Quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường biển, hải đảolà quản lý liên ngành, liên vùng, bảo đảm lợi ích quốc gia kết hợp hài hòa lợi ích của các ngành, lĩnh vực, địa phương và các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.25/2009/NĐ-CP
39Quản lý vùng và cơ sở nuôi tôm an toànlà những hoạt động hướng dẫn xây dựng, duy trì vùng, cơ sở nuôi tôm an toàn và các hoạt động kiểm tra, công nhận vùng và cơ sở nuôi tôm an toàn.06/2006/QĐ-BTS
40Quân nhânDanh hiệu để gọi chung là những công dân nam, nữ đang phục vụ tại ngũ trong các đơn vị quân đội thuộc tất cả các cấp bậc quân hàm bao gồm chiến sĩ, hạ sĩ quan, sĩ quan. Quân nhân tại ngũ là những người đang phục vụ tại ngũ. Còn những người hoặc đã được phục viên nhưng vẫn còn phục vụ ở ngạch dự bị gọi là quân nhân dự bị. Một công dân được gọi là quân nhân kể từ ngày người đó được cơ quan quân sự địa phương giao cho đơn vị quân đội thường trực cho đến khi giải ngạch dự bị theo độ tuổi đã được Luật nghĩa vụ quân sự quy định. Trong thời gian tại ngũ hoặc lúc tập trung huấn luyện khi ở ngạch dự bị, quân nhân được hưởng mọi quyền lợi của nhà nước dành cho quân nhân, khi vi phạm kỷ luật quân đội, phạm tội, quân nhân bị xử lý theo điều lệnh, điều lệ quân đội hoặc bị xét xử và trừng phạt theo các điều luật và trình tự, thủ tục điều tra, truy tố xét xử áp dụng cho quân nhân.Từ điển Luật học trang 385