Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 210 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
181Quyền tài sảnlà quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ.33/2005/QH11
182Quyền tham gia quản lý nhà nước của công dânQuyền chính trị quan trọng nhất của công dân, bảo đảm cho công dân thực hiện quyền làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như công dân có quyền bầu cử, quyền ứng cử vào các cơ quan quyền lực Nhà nước. Nhân dân có quyền đóng góp ý kiến vào việc xác định các chính sách để xây dựng và phát triển mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, đối nội, đối ngoại của đất nước. Nhân dân có quyền tham gia xây dựng pháp luật, tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, kiến nghị với cơ quan nhà nước biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý.Từ điển Luật học trang 415
183Quyền thương mại"bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các quyền sau đây: a) Quyền được Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ theo một hệ thống do Bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền; b) Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền sơ cấp quyền thương mại chung; c) Quyền được Bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho Bên nhận quyền thứ cấp theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chung; d) Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền thương mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại."35/2006/NĐ-CP
184Quyền thương mại chunglà quyền do Bên nhượng quyền trao cho Bên nhượng quyền thứ cấp được phép cấp lại quyền thương mại cho các Bên nhận quyền thứ cấp. Bên nhận quyền thứ cấp không được phép cấp lại quyền thương mại chung đó nữa.35/2006/NĐ-CP
185Quyền tố cáo"Điều 1 - Luật khiếu nại, tố cáo quy định: ""Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi trái pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức"". Người tố cáo có quyền gửi đơn trực tiếp trình bày với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đơn tố cáo ghi rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo và nội dung tố cáo. Họ có quyền yêu cầu giữ bí mật họ tên, địa chỉ và bút tích của mình và yêu cầu được thông báo kết quả việc giải quyết tố cáo. Đồng thời họ cũng có nghĩa vụ trình bày trung thực sự việc và chịu trách nhiệm về nội dung tố cáo và bằng chứng mà mình đưa ra. Cơ quan tiếp nhận tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình phải thụ lý trong thời hạn 10 ngày và thời hạn giải quyết tố cáo không quá sáu mươi ngày kể từ ngày nhận được tố cáo trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Đối với vụ việc phức tạp thì cấp trên trực tiếp có thể tham gia hạn, nhưng không quá sáu mươi ngày."Từ điển Luật học trang 415
186Quyền triệu hồiQuyền gọi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước mình đang thi hành nhiệm vụ ở nước ngoài trở về nước. Theo quy định của Điều 103 - Hiến pháp năm 1992, việc triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam ở nước ngoài thuộc quyền hạn của chủ tịch nước. Việc triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền trở về nước thường xảy ra trong các trường hợp giữa hai nước có sự cắt đứt quan hệ ngoại giao, sắp có chiến tranh xảy ra hoặc có mối quan hệ ngoại giao căng thẳng, có sự tranh chấp không nhân nhượng được với nhau. vv.Từ điển Luật học trang 415
187Quyền truy đuổiQuyền tiến hành truy đuổi một tàu nước ngoài nếu những nhà đương cục có thẩm quyền của quốc gia ven biển có những lý do chính đáng để cho rằng chiếc tàu này đã vi phạm luật pháp và an ninh của quốc gia đó. Việc truy đuổi này phải bắt đầu khi chiếc tàu nước ngoài hay một trong những chiếc xuồng của nó đang ở trong nội thủy, trong vùng nước quần đảo, trong lãnh hải hay vùng tiếp giáp của quốc gia truy đuổi ở ngoài ranh giới của lãnh hải hay vùng tiếp giáp với điều kiện là việc truy đuổi này không bị gián đoạn. Quyền truy đuổi được áp dụng đối với những hành động vi phạm pháp luật và quy định của quốc gia ven biển có thể được áp dụng theo đúng Công ước luật biển năm 1982 cho vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa, kể cả các vùng an toàn bao quanh các thiết bị ở thềm lục địa, nếu các vi phạm này xảy ra trong các vùng nói trên. Quyền truy đuổi chấm dứt khi chiếc tàu bị truy đuổi đi vào lãnh hải của quốc gia mà nó thuộc quyền hay của một quốc gia khác. Quyền truy đuổi chỉ được thể hiện bằng các tàu chiến hay các phương tiện bay quân sự hoặc các tàu hay phương tiện bay khác có mang những dấu hiệu ở bên ngoài chỉ rõ ràng các tàu hay phương tiện bay đó được sử dụng cho một cơ quan nhà nước và được phép làm nhiệm vụ này. Một chiếc tàu nào đã bị bắt dừng lại hay bị bắt ở ngoài lãnh hải trong những hoàn cảnh không chứng minh được việc sử dụng quyền truy đuổi thì được bồi thường về mọi thiệt hại nếu có.Từ điển Luật học trang 416
188Quyền tự chủ sản xuất kinh doanhTổng hợp các quyền của người quản lý, điều hành cơ sở sản xuất, kinh doanh được tự mình lựa chọn và quyết định về phương hướng, mục tiêu, phạm vi quy mô, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mình mà không có sự can thiệp, điều hành bằng những chỉ thị, mệnh lệnh hành chính của các cơ quan nhà nước. Quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc khu vực quốc doanh và hợp tác xã lần đầu tiên được xác nhận bằng pháp luật trong quyết định 217 của Hội đồng bộ trưởng ngày 14.1.1987, sau khi Đảng và nhà nước có chủ trương đổi mới. Việc hình thành và xác nhận quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc khu vực quốc doanh và hợp tác xã đã tạo một tiền đề thuận lợi cho việc phát huy tính năng động, sáng tạo của những người quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh trực tiếp ở xí nghiệp, hạn chế được những mặt tiêu cực của cách quản lý hành chính quan liêu bao cấp, giúp phân biệt rõ hơn sự khác nhau giữa quản lý hành chính của nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh của bản thân xí nghiệp.Từ điển Luật học trang 416
189Quyền tự do cá nhân1. Theo nghĩa rộng: quyền tự do cá nhân là quyền của công dân được thực hiện trong sinh hoạt, đời sống hàng ngày như tự mình lựa chọn một cách chính đáng phong cách, nếp sống, rèn luyện nếp sống phù hợp với sở thích, sở trường của mình trong khuôn khổ các nhu cầu của trật tự xã hội. 2. Theo nghĩa hẹp: quyền tự do cá nhân là những quy định của pháp luật đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về thân thể, bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự và nhân phẩm của công dân, bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Nói một cách cụ thể: không ai có thể bị bắt nếu không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của viện kiểm sát. Việc bắt và giam giữ người phải theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Mọi hình thức truy bức, nhục hình đều bị nghiêm cấm. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự và nhân phẩm của công dân đều bị xử lý theo pháp luật.Từ điển Luật học trang 417
190Quyền tự do công dânCác quyền của công dân được quy định trong Hiến pháp, Bộ luật dân sự: công dân được quyền tự mình lựa chọn và thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật mà không có sự ngăn cản, hạn chế nào. Các quyền tự do công dân của công dân Việt Nam do pháp luật quy định gồm có: tự do cư trú, tự do kinh doanh, tự do đi lại, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do nghiên cứu, sáng tác, tự do lựa chọn nghề nghiệp mưu sinh, tự do hôn nhân, vv. Lợi dụng quyền tự do công dân để gây nguy hại cho tổ chức, cho xã hội là hành vi phạm pháp và bị xử lý theo pháp luật.Từ điển Luật học trang 417
191Quyền tự do cư trú, đi lại trong nước và ngoài nướcMột trong những quyền cơ bản của công dân đã được quy định tại Điều 68 -Hiến pháp 1992. Quyền tự do cư trú, đi lại trong nước và ngoài nước được thể hiện ở chỗ công dân có quyền được lựa chọn nơi ở, làm việc, an dưỡng tuổi già trong phạm vi lãnh thổ của Tổ quốc, được đi lại trong nước và ra nước ngoài với mục đích học tập, thăm viếng, sinh sống, đoàn tụ gia đình. Quyền tự do cư trú, đi lại trong nước và quyền ra đi nước ngoài và từ nước ngoài về nước được nhà nước tạo điều kiện dễ dàng thực thi và bảo đảm thực thi quyền đó trừ những vùng, những nơi, những nước có sự hạn chế của pháp luật như khu vực biên giới, khu vực quân sự, khu an ninh hoặc nước đang quan hệ thù địch, nơi đang có bệnh dịch truyền nhiễm, vv. Lợi dụng quyền tự do cư trú, đi lại trong nước, đi ra nước ngoài và từ ngoài nước về nước để phạm pháp hoặc tiến hành các hoạt động thù nghịch chống lại an ninh quốc gia sẽ bị tòa án phạt cấm cư trú hoặc cư trú bắt buộc cùng với việc chịu hình phạt chính đối với tội đã phạm.Từ điển Luật học trang 417
192Quyền tự do kinh doanhMột trong những quyền công dân đã được Hiến pháp, Bộ luật dân sự, Luật thương mại và Luật về doanh nghiệp … quy định với nội dung: mọi công dân có quyền lựa chọn ngành nghề, hình thức tổ chức doanh nghiệp sản xuất, buôn bán, dịch vụ, đầu tư để sinh lợi. Kinh doanh có thể là thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc giao dịch trên thị trường nhưng phải theo đúng quy định của pháp luật.Từ điển Luật học trang 418
193Quyền tự do ngôn luậnMột trong các quyền của công dân được ghi nhận tại Điều 69 - Hiến pháp năm 1992. Tự do ngôn luận là quyền được trình bày ý kiến, quan điểm của mình về các vấn đề chung, chính trị xã hội, vv. Một cách công khai rộng rãi. Tự do ngôn luận không được trái với lợi ích của nhà nước, lợi ích xã hội và phải phù hợp với các quy định của pháp luật.Từ điển Luật học trang 418
194Quyền tự do sáng tạo"Một trong các quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp. Sáng tạo là hoạt động nhằm tạo ra những giá trị tinh thần hay vật chất, tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó hoặc phụ thuộc vào cái đã có. Điều 60 - Hiến pháp năm 1992 đã quy định: ""Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hóa khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp""."Từ điển Luật học trang 418
195Quyền tự do tín ngưỡng"Một trong các quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp. Quyền tự do tín ngường là quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào đó. Điều 70 - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật; những nơi thờ tự của tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ; không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước."Từ điển Luật học trang 418
196Quyền tự nhiênCác quyền nảy sinh từ bản chất tự nhiên của con người kể từ khi con người mới sinh ra và lớn lên mà không một ai, kể cả nhà nước, xã hội, có quyền ngăn cản hoặc tước đoạt. Đó là các quyền được sống đến trọn đời mãn kiếp, quyền được ăn, uống, mặc, quyền được mưu cầu hạnh phúc, quyền được kết hôn, quyền được tự do, vv. Việc phát hiện và đấu tranh nhằm xác định và bảo vệ quyền tự nhiên của con người là một bước tiến bộ nhảy vọt về mặt ý thức. Con người đã tự ý thức được các quyền của mình và thúc đẩy quá trình đấu tranh để giành các quyền chống lại các quan điểm, ý thức, hành động phân biệt đối xử về chủng tộc, về giới tính, về địa vị xã hội đã tồn tại nhiều thiên niên kỷ dưới các chế độ người áp bức bóc lột người.Từ điển Luật học trang 419
197Quyền ứng cử, bầu cửMột trong những quyền cơ bản của công dân đã được quy định ở Điều 54 - Hiến pháp năm 1992. Quyền ứng cử, bầu cử của công dân Việt Nam được sử dụng trong hai trường hợp. 1. Ứng cử và bầu cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước: công dân không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật. Công dân phạm tội đang bị giam giữ, bị tòa án phạt tước quyền bầu cử, ứng cử thì không được quyền ứng cử, bầu cử. Những người phạm tội đã bị tòa án xử phạt tù nhưng được hưởng án treo thì vẫn có quyền bầu cử. 2. Ứng cử và bầu cử vào các cơ quan lãnh đạo, quản lý tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể quần chúng, các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ: chỉ những thành viên các tổ chức hữu quan mới có quyền ứng cử bầu cử vào các cơ quan lãnh đạo, quản lý theo điều lệ của các tổ chức ấy quy định.Từ điển Luật học trang 419
198Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân"Biểu hiện cụ thể của quyền con người được nhà nước quy định đối với công dân của nước đó. Công dân được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ do pháp luật quy định. Nhà nước bảo đảm cho công dân được hưởng các quyền và cũng đòi hỏi công dân phải thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với nhà nước. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. Theo quy định của hiến pháp và pháp luật hiện hành, công dân Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau đây: a. Về quyền cơ bản: 1. Công dân nam nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. 2. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. 3. Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước. 4. Quyền khiếu nại và tố cáo. 5. Quyền lao động 6. Quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật. 7. Quyền học tập. 8. Quyền được bảo vệ sức khỏe. 9. Quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp của cải để dành, tự liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản trong doanh nghiệp. 10. Quyền xây dựng nhà ở theo quy hoạch và pháp luật. 11. Quyền thừa kế. 12. Quyền được bảo vệ về hôn nhân và gia đình. 13. Quyền nghỉ ngơi, quyền được bảo hiểm xã hội khi về hưu, già yếu, tàn tật hoặc mất sức lao động nếu là công nhân viên chức. 14. Quyền nghiên cứu khoa học kỹ thuật, phát minh, sáng chế. 15. Quyền được nhà nước và xã hội bảo vệ và chăm sóc nếu là trẻ em. 16. Quyền được nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động và giải trí. 17. Quyền được hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước là thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ; quyền được nhà nước và xã hội giúp đỡ nếu là người già, người tàn tật, trẻ mồ côi. 18. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật 19 Quyền tự do tín ngưỡng. 20. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. 21. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. 22. Quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. 23. Quyền tự do đi lại và cư trú. 24. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được bảo hộ về quyền lợi chính đáng của mình. b. Về nghĩa vụ cơ bản: 1. Nghĩa vụ trung thành với tổ quốc. 2. Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. 3. Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích. 4. Nghĩa vụ tuân theo hiến pháp và pháp luật. 5. Nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích. 6. Nghĩa vụ lao động. 7. Nghĩa vụ học tập. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước, nhà nước tạo điều kiện để công dân ngày càng thực hiện đầy đủ hơn, tốt hơn các quyền và nghĩa vụ cơ bản của mình."Từ điển Luật học trang 419
199Quyền xác định dân tộcCá nhân thuộc các dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam có quyền được xác định dân tộc của mình theo dân tộc của cha mẹ. Nếu cha mẹ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của người con được xác định là dân tộc của cha hay của mẹ theo thỏa thuận của cha mẹ hay theo tập quán. Người đã thành niên mà cha mẹ thuộc dân tộc khác nhau có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại theo dân tộc của người cha hoặc mẹ. Người làm con nuôi người dân tộc khác đã thành niên có quyền yêu cầu xác định lại dân tộc của mình theo dân tộc cha đẻ hoặc mẹ đẻ.Từ điển Luật học trang 421
200Quyền xuất khẩulà quyền mua hàng hoá tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hoá xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu. Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền tổ chức mạng lưới mua gom hàng hoá tại Việt Nam để xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.23/2007/NĐ-CP