Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 209 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
81Phát hành phimlà quá trình lưu thông phim thông qua hình thức bán, cho thuê, xuất khẩu, nhập khẩu.62/2006/QH11
82Phát hành thương phiếulà việc lập, ký và chuyển giao thương phiếu lần đầu của người ký phát hoặc người phát hành cho người thụ hưởng.17/1999/PL-UBTVQH10
83Phát hành trái phiếulà việc bán trái phiếu lần đầu cho các đối tượng mua.52/2006/NĐ-CP
84Phát hành trái phiếu riêng lẻlà các trường hợp phát hành trái phiếu không phải phát hành ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.52/2006/NĐ-CP
85Phát luỗng rừnglà việc phát dây leo, cây bụi trước khi khai thác chính40/2005/QĐ-BNN
86Phát sónglà việc truyền âm thanh hoặc hình ảnh hoặc cả âm thanh và hình ảnh của tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đến công chúng bằng phương tiện vô tuyến hoặc hữu tuyến, bao gồm cả việc truyền qua vệ tinh để công chúng có thể tiếp nhận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn.50/2005/QH11
87Phát tán genLà sự lưu chuyển tự nhiên của gen được chuyển nạp từ cây biến đổi gen sang cây khác cùng loài hoặc khác loài.69/2009/TT-BNNPTNT
88Phát thải khí nhà kínhlà phát thải các khí gây biến đổi khí hậu bị kiểm soát bởi Nghị định thư Kyoto gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs, SF6 và các loại khí khác được quy định trong Nghị định thư Kyoto.130/2007/QĐ-TTg
89Phát thanh VOLMETPhát thanh trên sóng vô tuyến thường xuyên các tin tức khí tượng cho tàu bay đang bay đường dài.12/2007/QĐ-BGTVT
90Phạt tiềnMột trong những hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung. Phạt tiền được áp dụng với người phạm các tội có tính chất vụ lợi, tham nhũng, các tội có dùng tiền làm phương tiện hoạt động hoặc trong những trường hợp khác do luật quy định. Mức phạt tiền được quyết định theo mức độ nghiêm trọng của tội đã phạm, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động của giá cả. Phạt tiền là hình phạt có tính chất kinh tế nhằm vào tài sản của người phạm tội, buộc người đó phải nộp một khoản tiền nhất định sung vào công quỹ nhà nước. Phạt tiền được áp dụng chủ yếu nhằm tước bỏ những khoản tiền thu lợi bất chính hoặc một phần tài sản của người bị kết án để ngăn ngừa họ tái phạm, giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật, thực hiện phòng ngừa, giáo dục chung. Phạt tiền phần lớn được áp dụng là hình phạt bổ sung, chỉ trong trường hợp có điều kiện quy định thì phạt tiền mới được áp dụng là hình phạt chính.Từ điển Luật học trang 369
91Phát triển bền vữnglà phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.52/2005/QH11
92Phát triển bền vững đa dạng sinh họclà việc khai thác, sử dụng hợp lý các hệ sinh thái tự nhiên, phát triển nguồn gen, loài sinh vật và bảo đảm cân bằng sinh thái phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.20/2008/QH12
93Phát triển công nghệlà hoạt động nhằm tạo ra và hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới. Phát triển công nghệ bao gồm triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm21/2000/QH10
94Phát triển công nghệ thông tin"là hoạt động nghiên cứu - phát triển liên quan đến quá trình sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số; phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin; phát triển công nghiệp công nghệ thông tin và phát triển dịch vụ công nghệ thông tin."67/2006/QH11
95Phát triển rừnglà việc trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khai thác, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng nghèo và việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng29/2004/QH11
96Phát triển tài nguyên nướclà biện pháp nhằm nâng cao khả năng khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước và nâng cao giá trị của tài nguyên nước08/1998/QH10
97Phạt tùTước quyền tự do của người bị kết án, buộc họ phải cách li khỏi xã hội trong một thời gian nhất định (tù có thời hạn) hoặc không có thời hạn (tù chung thân). Tù có thời hạn là hình phạt buộc người bị kết án phải bị giam trong thời gian từ ba tháng đến hai mươi năm. Thời gian tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù. Tòa án chỉ được tuyên hình phạt tù trong giới hạn tối thiểu và tối đa mà điều luật về tội phạm quy định. Nhưng khi xét thấy có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất mà điều luật đã quy định hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Tù chung thân là hình phạt không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình. Tù chung thân không áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội. Về nguyên tắc, tù chung thân là tù suốt đời, nhưng theo Điều 49 - Bộ luật hình sự nếu người bị kết án tù chung thân, trong quá trình thụ hình đã chứng tỏ được quyết tâm cải tạo thì có thể được xét để giảm thời hạn chấp hành án và có thể được giảm nhiều lần, lần đầu được giảm xuống 20 năm tù và dù được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thời gian thực sự chấp hành hình phạt là 15 năm.Từ điển Luật học trang 370
98Phạt vi phạmBiện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, được áp dụng theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Vd. Bên mua không trả tiền mua đúng hạn hoặc bên thuê không trả tiền thuê đúng hạn. Mức phạt vi phạm có thể là một khoản tiền nhất định hoặc được tính theo tỷ lệ phần trăm của giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm nhưng không được quá 5% (Điều 377, 378 - Bộ luật dân sự).Từ điển Luật học trang 370
99Phạt vi phạmlà việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.36/2005/QH11
100Phát xạ giảlà phát xạ trên một hay nhiều tần số ngoài độ rộng băng tần cần thiết và có thể làm giảm mức phát xạ đó mà không ảnh hưởng đến việc truyền đưa tin tức.24/2004/NĐ-CP